Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

KIẾN TRÚC BÊN LỀ

Bàn về vấn đề kiến trúc xây dựng ,phong thủy hình thành công trình mang tính để đời ,chúng tôi xin mạn phép sơ lược một số ý kiến tham khảo . Không mang tính đo lường chi tiết thiết kế bản vẽ cụ thể cho từng hạng mục . Với sự tồn tại và hiện hữu của các công trình như ngày nay còn sử dụng .Kiến trúc  chủ yếu từ các công trình tôn giáo văn hóa tâm linh như chùa ,tháp ,cổng tam quan còn đến ngày nay :

Tháp chùa Dâu Bắc Ninh “ Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm.” (Wikipedia)

Tháp Hoà PhongBắc Ninh

Nếu nhìn sơ qua các công trình này đều xây dựng có vẻ đơn giản ,nhưng thực tế không đơn giản chút nào ,mà ngược lại rất cầu kỳ tinh xảo .Gạch xây được chọn lựa kỹ càng,những viên gạch ;ngói được nung chín thẫm như gan gà ,mạch xây kéo ống tơ thẳng đều,cột gỗ lim già đen nhánh ,… “Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất ,huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình.Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. ”( Wikipedia)

Tháp Chùa Keo-Thái Bình

Nhìn chung loại vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch đất nung chín ,vôi cát,gỉ đường ,bột mạch nha được xay trộn nhuyễn và đa phần là làm thủ công . Hệ thống móng kè đá ,chân tảng kê bằng đá ,có khi cột cũng bằng đá ,mái gỗ lim trạm trổ hoa văn tinh xảo . Có khi kết cấu toàn bằng gỗ ,có khi toàn bằng gạch nung ,bằng đá .Các đội thợ xây,thợ mộc ,thợ trạm trổ lành nghề thiện chí đã cùng góp phần kiến tạo những công trình kiến trúc để đời . Tất cả những công trình kiến trúc trên còn tồn tại đang được sử dụng là minh chứng lịch sử ,thời gian cho thế hệ sau chiêm bái .Những tòa tháp chuông đồ sộ ba tầng ,tòa tháp đá bảy tầng ,mười ba tầng, chiều cao lên đến 20m ,diện tích lên đến cả 100m2 … Cũng con người và dụng cụ thô sơ của ngày xưa mà các Bậc tiền bối làm được . Ngày nay chúng ta tiện lợi phát triển hơn ,nhưng thử hỏi những công trình mang tính vĩ mô hoành tráng kia tồn tại được bao lâu ?

“Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 20 m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái… ” ( Wikipedia)

Tháp Phổ Minh-Nam Định

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình kiến trúc khác nằm rải rác ở các tỉnh trong cả nước .Chẳng hạn như Tháp Chàm -Phan Rang , tháp đất nung hay gọi là Tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc .Tất cả đều dùng nguyên liệu xây dựng thủ công ,không sắt thép bê tông như ngày nay .Mục đích chúng tôi đưa lên đây những công trình kiến trúc  mang tính chất tham khảo, để mọi người có thể tìm hiểu nghiên cứu về việc xây dựng những công trình tương lai tốt đẹp hơn dành để lại hậu thế .

Quang Nam 2010

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X