Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Phật Học Pháp Số

Là Trang Trích Dẫn Một Số Từ Ngữ, Pháp Số Thường Dùng Trong Phật Giáo

Thứ tự như Nhất, nhị, tam, … Là một, hai, ba,…

01.Nhất

01.Nhất bái: một lạy

02.Nhất lễ: một lễ, một bài

03.Nhất duyên: một cơ duyên

04.Nhất cú; một câu

05.Nhất quán: một phéo quán, nghĩa là một lẽ thông suốt từ đầu đến cuối

06.Nhất tức: Một hơi thở ra

07.Nhất hạnh: một hạnh nghĩa là chuyên nhất vào một hạnh ( hạnh lành )

08.Nhất thừa: một thừa chỉ một thừa giáo là Phật-thừa hay một cỗ xe duy nhất

09.Nhất tâm: một lòng

02.Nhị

01.Nhị đế: hai đế (chân đế và tục đế ). Chân-đế còn gọi là Thắng-nghĩa-đế là chân lý vượt xuất thế gian, Tục-đế cũng gọi là Thế-tục-đế tức là chân lý của thế gian

02.Nhị bái: hai lạy

03.Nhị chúng: hai chúng gồm chúng xuất gia và chúng tại gia

04.Nhị bộ: hai bộ gồm Thượng-toạ-bộ và Đại-chúng-bộ. hoặc hai bộ Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni

05.Nhị đạo: hai đường (Nan-hành-đạo và Dị-hành-đạo), nghĩa là đường khó đi và đường dễ đi. Hoặc Hữu-lậu-đạo và Vô-lậu-đạo, nghĩa là đạo của thế gian Pháp và đạo của xuất thế gian Pháp

06.Nhị hạnh: hai hạnh là Chính-hạnh và Tà-hạnh, nghĩa là hạnh chân chính và hạnh tà vạy

Nhị hành: hai hành (nghiệp), là Kiến-hành và Ái-hành một trong mười hai hành ( thập nhị hành )

07.Nhị kiến:hai cái thấy là Đoạn-kiến và Thường-kiến

08.Nhị thừa: hai thừa là chỉ hai thừa giáo Đại-thừa và Tiểu-thừa, hoặc chỉ Thanh-văn-thừa và Duyên-giác-thừa

03. Tam

01.Tam bái: ba lạy

02.Tam-bảo : ba ngôi báu gồm Phật-bảo, Pháp-bảo, Tăng-bảo

03.Tam thế: ba đời gồm Đời quá-khứ, Hiện-tại, Vị-lai

04.Tam thế Phật: Ba đời chư Phật gồm Phật-quá-khứ, Phật-hiện-tại, Phật-tương-lai

05.Tam thánh: Ba vị Thánh gồm (1)Tây-phương-tam-thánh gồm: Phật Di-đà ở giữa, bên trái là Ngài Đại-thế-chí 勢至菩薩像(侍彌陀於左邊), bên phải là Ngài Quan-âm. 觀音菩薩像(侍彌陀於右邊). (2) Thích-ca-tam-thánh gồm: Phật-thích-ca ở giữa, bên phải là Ngài A-nan, bên trái là Ngài Ca-diếp. (3) Hoa-nghiêm-tam-thánh gồm: Phật-thích-ca ở giữa, phải là Ngài Phổ-hiền, bên trái là Ngài Văn-thù

06.Tam độc: ba món độc là Tham-sân-si, hoặc tam-ác-độc cũng chính là tham-dục, sân-khuể ( nhuế-oán hận )và ngu-si

07.Tam giới: ba cõi gồm cõi Dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới, hay còn gọi là Tam-hữu  

08.Tam thừa: ba thừa tức chỉ ba thừa giáo là Thanh-văn-thừa, Duyên-giác-thừa, Bồ-tát-thừa. Kinh Pháp-hoa ví Tam-thừa là ba cỗ xe gồm xe-dê, xe-nai và xe trâu, riêng xe-trâu-trắng chỉ cho Nhất-thừa tức chính là Phật-thừa.

09.Tam Tạng :Kinh -Tạng, Luật- Tạng, Luận- Tạng, gọi tắt là Kinh-Luật-Luận

10.Tam Môn, hoặc Tam-giải-thoát-môn, tức là ba cửa giải thoát: Không-môn, Vô-tác-môn,Vô- tướng-môn

1. Không môn : Là cửa không, tu về “Không quán”. Muốn thoát ly sanh tử luân hồi vượt qua ba cõi thì phải tu “Không quán”, tức là quán các pháp đều không chân thật, không có thật ngã, không thật pháp. Tu  “Không quán” để dứt trừ bệnh chấp ngã, chấp pháp của chúng sanh.

2. Vô tướng môn : Là cửa không tướng mục đích phá trừ ngã chấp, pháp chấp, cần phải xả bỏ các tướng : tướng ngã , tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Nói chung về hình tướng sinh diệt

3. Vô tác môn : Là cửa không tạo tác nên cũng gọi là (Vô-nguyện), nghĩa là quán các pháp bản thể vốn không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm…không bớt, bản lai vốn tự thanh tịnh vô tác, vô vi, không mong cầu nguyện ước, quán sát như thế dứt trừ vọng tâm mê chấp.

Không, Vô-tướng, Vô-tác (Vô-nguyện) là ba cửa ngõ vào của cảnh giới Niết Bàn giải thoát. Ví cho cửa Chùa chỗ Tăng chúng ở tu tập, nghiêm trì tịnh giới, đạo hạnh chuyên cần tâm cầu giải thoát, cho nên dù chùa không đủ ba cửa cũng gọi là Tam môn.

11.Tam Thân:(Phật)

1)Pháp thân:Thân đồng với khắp các đức Phật trong pháp giới

2)Báo thân:Thân trang nghiêm tròn đầy, rực rỡ

3)Hóa thân:Thân biến hóa tùy thuận theo để cứu độ chúng sinh

12.Tam Chướng

1)Nghiệp chướng: chướng nghiệp sâu dày, lâu đời kiếp phát sinh

2)Báo chướng: nghiệp chướng báo ứng hiện thời phát sinh

3)Phiền não chướng: Nghiệp chướng do phiền não, căng thẳng phát sinh

13.Tam Minh: (Xem thêm lục thông )

1) Thiên Nhãn Minh: con mắt rõ biết tất cả khắp cõi (3 cõi)

 2) Túc mạng minh:rõ biết tất cả thân mạng các kiếp

3)Lậu tận minh: rõ biết trọn vẹn tất cả các pháp giải thoát

14.Tam-ma-đề: Cũng gọi là Tam Muội (Samâdhi), Tam ma bạt đề, Tam ma đế, Tam ma địa. Dịch: Chỉ, Quán, Định, Đại Định, Giải thoát, Chánh thọ. Là cảnh giới thiền-định cao tột, phương pháp Tam-muội (hay định tâm, nhất tâm) chính là giúp con người có được cuộc sống tự do, tự chủ thật sự trong cuộc sống đối nội, cũng như đối ngoại cảnh.

15.Tam Tụ Tịnh Giới: là tập hợp ba môn giới luật gồm

1) Nhiếp Luật nghi giới: nắm giữ tất cả luật nghi của Phật-giáo

2) Nhiếp thiện pháp giới: nắm giữ, thực hành tất cả các pháp thiện (thiện nghiệp)

3) Nhiếp chúng sinh giới còn gọi Nhiêu ích hữu tình giới:  lấy lòng từ bi làm lợi ích cho tất cả chúng sinh và phát nguyện cứu độ hết thảy chúng sinh

16.Tam Ác Đạo: 3 đường xấu ác là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh

1) Địa ngục: tiếng Phạn gọi là Ma-Lực-Ca, Trung Hoa dịch là Bất-Lạc, Khổ-cụ, Khổ-khí, Vô-hữu…nghĩa là cảnh giới hoàn toàn thống khổ không bao giờ có chút an vui, đáng ghê gớm sợ sệt đủ thứ cực hình. có ba loại :

a) Căn bản địa ngục : Bát hàn, Bát đại địa ngục

b) Cận biên Địa ngục : 16 du tăng địa ngục…

c) Cô độc Địa ngục : Địa ngục ở trong núi, trong đồng nội, ở dưới cội cây… chúng sanh do tạo tội Thượng phẩm thập ác mà đọa địa ngục.

2) Ngạ quỉ : Là cảnh giới của loài quỉ đói khát, muốn ăn mà không được ăn, muốn uống mà không uống được, vì thế nên luôn bị sự đói khát bức bách lại bị đánh đập liên miên.

3) Súc sanh : Là chốn đầu thai làm súc sanh như ngựa, lừa, heo, chó,… Súc sanh bị người ta đày đọa làm việc khổ cực như trâu, bò, lừa,… lại còn bị chém giết, ăn thịt và chính chúng nó giết hại lẫn nhau để ăn nuốt, nên rất là đau đớn khốn khổ

17.Tam Pháp Ấn: Ba môn ấn chứng sự đúng sai chính xác của Kinh điển  gồm : Chư hạnh vô thường, Chư Pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh.

1) Chư hạnh vô thường: Còn gọi là nhất thiết hạnh vô thường ấn, lược gọi là vô thường ấn. Nghĩa là các pháp hữu vi đều vô thường, do vì chúng sinh không biết được rõ lý này, đối với vô thường lại chấp là thường, vì vậy Phật nói : lý vô thường để phá trừ sự chấp thường của chúng sinh.

2) Chư pháp vô ngã : Còn gọi là Nhất thiết pháp vô ngã , lược gọi là vô ngã ấn. Tất cả pháp hữu vi, vô vi của thế gian đều là vô ngã, do vì chúng sanh không biết được lý này, mà đối với các pháp lập thành chủ tể, nên Phật nói lý vô ngã để phá sự chấp ngã của chúng sanh.

3) Niết Bàn tịch tịnh : Còn gọi là Niết Bàn tịch tịnh ấn, lược gọi là Niết Bàn ấn. Tất cả chúng sinh đều không biết cái khổ của sanh tử nên khởi phiền não tạo ác nghiệp, nên bị luân chuyển trong tam giới. Bởi vậy Phật nói Pháp Niết Bàn, để chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, đạt đến cảnh giới an vui giải thoát của Niết Bàn.

18. Tam Quy, hay tam quy y, hoặc Quy-y tam-bảo gồm: Quy-y Phật-bảo, Quy-y Pháp-bảo,  Quy-y Tăng-bảo

19.Tam Bành: (Trong Tam-bành và Lục-tặc)

Theo học thuyết của Lão Tử cho rằng, cái Thần ( tinh thần ) của con người ở vào 3 nơi. Một ở óc, hai ở minh đường (quả tim) ba ở dạ dày.

Theo sách Thái thượng tam thi trung kinh thì: “Thượng thì tên Bành Cừ vốn ở đầu con người; trung thì tên Bành Chất vốn ở bụng con người; hạ thì tên Bành Kiên ở chân người. Ba vị thần nầy gọi là thần Tam-Bành hay xúi giục người làm bậy. Ðến ngày Canh Thân, ba vị thần này lên tâu với Ngọc hoàng Thượng Ðế cho người mau chết để khỏi phải theo dõi nữa. Người ta tin rằng những sự giận dữ, nóng nảy là do thần Tam Bành xúi giục gây ra. Ðể cho con người dễ làm bậy”.

20. Tam giáo: là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hoặc gọi tắt là Thích- Khổng-Lão.

Tam Giáo Đồng nguyên là ý nói Ba-đạo đều có cùng một quan điểm, hoặc gọi Tam giáo đồng qui. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên xuất phát ở Trung Hoa.Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên có từ thời nhà Tống, cách nay khoảng 1100 năm.Các nhà Nho dưới thời nhà Tống có nhiều tư tưởng tương đồng với Phật giáo và Lão giáo, bởi vì cái học uyên nguyên của Nho giáo do nơi Kinh Dịch mà ra.

 Vạn vật chung qui cũng trở về Thái Cực. Đó là lý: “Đồng qui nhi thù đồ, nhứt trí nhi bách lự ” mà Khổng Tử đã nói trong Hệ Từ truyện. Thái Cực ở Lão giáo gọi là Đạo, Phật giáo gọi là Chơn như. Tên gọi tuy khác nhau nhưng vẫn đồng một thể.

Phật phá chấp, viên dung sự lý, giải thoát.
Lão vô vi, bất tranh, xuất thế tiêu dao.
Nho trung dung, nhập thế mà tự tại.

21.Tam đề (Ngũ-quán):là phát bồ-đề nguyện (3 nguyện), trước khi người tu đạo ăn ba miếng cơm đầu tiên (thầm niệm)
– Miếng thứ nhất: nguyện thực hành tất cả các điều thiện.
– Miếng thứ hai: nguyện đoạn trừ  tất cả các điều ác.
– Miếng thứ ba: nguyện cứu độ tất cả chúng sanh.

22.Tam Đức (Lục Vị):

Chỉ cho 3 đức, 6 vị. Ba đức là: Mềm mại, sạch sẽ, và đúng phép. Sáu vị là: Đắng cay, ngọt, chua, mặn và lạt. Theo phẩm Tựa trong kinh Đại-bát-niết-bàn quyển 1 (bản Nam), khi đức Phật sắp vào Niết bàn, các Phật tử ưu-bà-tắc sắm sửa thức ăn uống, dâng cúng Phật và chúng tăng. Thức ăn uống tinh sạch ngon ngọt, có đủ 3 đức, 6 vị. Đời sau, 3 đức, 6 vị trở thành những câu kệ được đọc tụng hàng ngày tại các chùa viện mỗi khi thụ trai: “Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng”. 

23.Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới:

Là ba nghìn thế giới đại thiên, Cũng gọi Nhất đại tam thiên đại thiên thế giới, Nhất đại tam thiên thế giới, Tam thiên thế giới. gồm Tiểu thiên thế giới, Trung thiên thế giới và Đại thiên thế giới. Gọi tắt là “đại thiên”.

Một tiểu thế giới này lấy số 1000 làm đơn vị, hình thành một Tiểu thiên thế giới, một nghìn Tiểu thiên thế giới tập hợp thành một Trung thiên thế giới, một nghìn Trung thiên thế giới tập hợp thành một Đại thiên thế giới.

Đại thiên thế giới này do Tiểu thiên thế giới, Trung thiên thế giới và Đại thiên thế giới tập hợp thành, cho nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Nhưng theo sự suy định chính xác thì Tam thiên thế giới thực ra là gồm 10 ức Tiểu thế giới, còn Tam thiên đại thiên thế giới thì gồm nghìn trăm ức thế giới, thực khác xa với các khái niệm mơ hồ chung chung như vô hạn thế giới, toàn thể vũ trụ… Theo vũ trụ quan trong kinh điển Phật giáo thì Tam thiên thế giới là lãnh vực do một đức Phật giáo hóa, vì thế cũng gọi là Nhất Phật quốc. [X. kinh Quán vô lượng thọ Q.12; luận Câu xá Q.11; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.2; Vãng sinh yếu tập Q.84].

04.Tứ

01.Tứ-diệu-đế: bốn chân lý căn bản gồm Khổ-đế, tập-đế, diệt-đế và đạo-đế, gọi tắt là Khổ-tập-diệt-đạo ( chân lý về khổ đau, nguyên nhân khổ đau, phương pháp chấm dứt khổ đau, và con đường an lành giải thoát khổ đau)

02.Tứ đức Nết-bàn: Thường-lạc-ngã-tịnh (đức)

03.Tứ vô lượng Tâm: Từ Bi Hỷ Xả (tâm)

04.Tứ Thánh quả: 1. Tu-đà-hoàn (Dự lưu); 2. Tư-đa-hàm (Nhất lai);3. A-na-hàm(Bất hoàn, Bất lai);4. A-la-hán (Vô học)

05.Tứ hướng: Đồng nghĩa với tứ-thánh-quả, nhưng đang thực tập hướng tới bốn quả vị Thánh (trên ) kia

06. Tứ-niệm-xứ: (1) Thân Niệm Xứ: quán xét thân thể là bất tịnh.(2). Thọ Niệm Xứ: quán sự thích ghét của các thọ cảm, hết thảy đều là khổ.(3). Tâm Niệm Xứ: quán tâm là sinh diệt, vô thường.(4). Pháp Niệm Xứ: quán hết thảy các pháp là vô ngã

07. Tứ-Chánh-cần: 1)Ác vị sinh, linh bất sinh: việc ác chưa sinh khởi cần phải ngăn ngừa đừng cho phát sinh; 2)Ác vị sinh, sử trừ đoạn: việc ác nào đã sinh cần phải dứt trừ hẳn; 3)Thiện vị sinh, sử phát sinh: việc thiện chưa sinh cần phải khiến cho phát sinh lên; 4)Thiện vị sinh, sử tăng trưởng: việc lành nào đã sinh cần phải làm cho tăng trưởng thêm lớn.

08. Tứ-như ý-túc: 1)Dục như ý túc, 2)Tinh tấn như ý túc, 3)Định như ý túc,4 ) Tuệ như ý túc.

09.Tứ Thánh (Lục phàm): 1)Phật, 2)Bồ-tát, 3)Duyên-giác, 4)Thanh Văn

10.Tứ Sinh: 1) Noãn Sinh: Từ trong trứng nở ra và lớn lên, 2) Thấp Sinh: Từ nơi ẩm ướt mà sinh trưởng, 3) Thai Sinh: Từ trong thai mẹ sinh ra và lớn lên, 4) Hóa Sinh: Sinh ra bằng cách biến hóa tự nhiên.

11.Tứ Nhiếp Pháp:

1)Bố thí nhiếp: Phương pháp bố thí để hoá độ

2)Ái ngữ nhiếp: Lời nói từ hoà, khả ái để hoá độ  

3)Lợi hành nhiếp: Việc làm lợi ích, ý nghĩa để hoá độ

4)Ðồng sự nhiếp: Việc làm cùng chung chí hướng để hoá độ

12.Tứ hoằng thệ nguyện: là bốn lời phát nguyện của người tu hành

1)Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ-Tức là Nguyện độ thoát tất cả chúng sinh.

2)Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn -Tức là Nguyện đoạn tuyệt tất cả  phiền não

3)Pháp môn vô lượng thệ nguyện học -Tức là Nguyện tu học tất cả Phật pháp

4)Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành -Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác

13.Tứ Trí: Bốn loại trí tuệ : Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí, theo Duy Thức tông:

1)Thành Sở Tác Trí: tức Ngũ Thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân chuyển thành Trí.

2) Diệu Quán Sát Trí :tức là thức thứ sáu: Ý Thức chuyển thành Trí.

3)Bình Đẳng Tánh Trí :tức là thức thứ bảy: Mạt Na Thức chuyển thành Trí.

4)Đại Viên Cảnh Trí :tức là thức thứ tám: A-Lại-Da Thức chuyển thành Trí.

14.Tứ Đại: là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Có khi gọi là Tứ-đại-giai-không

Bốn yếu tố này có mặt khắp nơi, nên gọi là “đại”, có nghĩa là lớn. Gọi là bốn yếu tố lớn vì nó có mặt rộng khắp, bao gồm cả vật chất và tinh thần. Tứ đại để chỉ bốn yếu tố: 1)đặc (đất), 2)lỏng (nước), 3)khí (hơi thở hay gió) và 4)sức nóng (lửa).

15.Tứ Đại Thiên VươngBốn Vị Thiên Vương, Bốn Vị Thiên Tướng

Tứ đại Thiên vương mà dân gian thường gọi là Tứ đại Kim-cương

là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh-điển Phật-giáo

1)Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước, gọi là Trì Quốc Thiên vương.

2)Nam Thiên vương vì có khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng Thiên vương.

3)Tây Thiên vương có thể mở to mắt quan sát thế giới, gọi là Quảng Mục Thiên vương (tầm mắt rộng).

4)Bắc Thiên vương, bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là Đa Văn Thiên vương (nghe nhiều).

+Sau khi đạo Phật truyền nhập vào Trung Quốc, Tứ đại Thiên vương đã có những trang phục, binh khí, thậm chí có chức trách Hán-hoá theo bản địa.

1)Thiên vương Tăng Trưởng cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là “phong” (mũi nhọn), đã lấy chữ đồng âm là “phong” (gió), và chức trách là “Phong”.

2)Thiên vương Trì Quốc ôm cây đàn tì bà, và muốn gảy đàn thì trước hết phải điều chỉnh các dây, cho nên lấy chữ “điều”, và chức vụ là “Điều”.

3)Thiên vương Đa Văn cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới phải cầm dù, cho nên lấy chữ “vũ” (mưa), và chức vụ là “Vũ”

4)Thiên vương Quảng Mục có con rồng quấn trên tay. Vì rồng và rắn đều phải “thuận”, cho nên lấy chữ “thuận”, và chức vụ là “Thuận”.

05. Ngũ

01. Ngũ căn (五根):

1)Tín căn (信根): Niềm tin kiên cố (tin Tam-bảo);

2)Tấn (tinh tiến) căn (精根):Tinh tấn siêng năng tu tập thực hành Phật-pháp

3)Niệm căn (念根):Nhớ nghĩ kiên cố về tam-bảo

4)Định căn (定根):An định thiền quán kiên cố giải trừ phiền não, ma chướng

5)Huệ căn (慧 根):Trí tuệ tu tập căn bản vô lậu-giải thoát

02. Ngũ lực (五力):

1)Tín lực ( 信力):Sức mạnh phát sinh từ niềm tin chân chính kiên cố, đẩy lùi tà tín

2)Tinh tấn lực (精進力):Sức lực phát sinh từ việc tinh tấn tu tập thực hành Phật-pháp, đẩy lùi giải đãi

3)Niệm lực (念力): Sức lực phát sinh từ nhớ nghĩ kiên cố về tam-bảo đẩy lùi, tạp niệm

4)Định lực (定力): Sức lực phát sinh từ thiền định thiền quán kiên cố giải trừ phiền não, ma chướng đẩy lùi tán loạn

5)Huệ lực (慧力): Sức lực phát sinh từ trí tuệ tu tập căn bản vô lậu-giải thoát đẩy lùi si mê nghiệp chướng

03.Ngũ Uẩn hoặc Ngũ Ấm

1)Sắc (sanskrit,pali: rûpa, ), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahâbhûta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.

2)Thụ (sanskrit,pali: vedanâ, chữ Hán 受), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.

3)Tưởng (sanskrit: saṃjñâ, pali: saññâ, chữ Hán 想), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị…, kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.

4)Hành (sanskrit: saṃskâra, pali: saṅkhâra, chữ Hán 行), là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác…

5)Thức (sanskrit: vijñâna, pali viññâṇa, chữ Hán 識), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v

04.Ngũ Thời Giáo

+Theo Thiên Thai Tông có lập thuyết Ngũ thời giáo. Tức giáo pháp của Phật được phân giảng thành năm thời kỳ

1)Thời kỳ Hoa Nghiêm : Sau khi Phật thành Đạo trong 21 ngày liền Phật thuyết Kinh Hoa Nghiêm. Đó là theo tên Kinh mà đặt tên.

2)Thời kỳ Lộc uyển : Sau khi thuyết Kinh Hoa Nghiêm trong khoảng 12 năm Phật thuyết Kinh A Hàm Tiểu Thừa tại vườn Lộc dã. Đó là lấy tên đất mà đặt tên Kinh.

3)Thời kỳ Phương Đẳng : Thuyết Kinh A Hàm xong, trong vòng tám năm Phật thuyết Kinh Đại Thừa, bàn rộng bốn khoa giáo : Tạng, Thông, Biệt, Viên. Đó là theo pháp Ngài thuyết mà đặt tên.

4)Thời kỳ Bát Nhã : Tới 22 năm sau Phật thuyết các bộ Kinh  Bát Nhã. Đó là theo tên của Kinh mà đặt tên

5)Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn : Sau 22  năm thuyết Kinh Bát Nhã, tám năm thuyết kinh Pháp Hoa, một ngày một đêm thuyết kinh Niết Bàn. Đó là theo tên của Kinh mà đặt tên.

+ Theo Niết  Bàn tông, khoa giáo năm thời kỳ được phân ra như sau :

1) Tam thừa biệt giáo : Đối với những Kinh A Hàm riêng thuyết bốn đế, mười hai nhân duyên sau hợp ba sở : Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát.

2) Tam thừa Thông giáo : Chuyên thuyết các Kinh Bát Nhã, gião hóa luôn cả ba thừa.

3) Ức vật giáo : Thuyết các Kinh Duy Ma Tư ích,tán dương Bồ Tát, đánh đổ Thanh Văn.

4) Đồng qui giáo : Thuyết Kinh Pháp Hoa, khiến cho ba thừa đồng theo vô một nơi cùng cực.

5) Thường trụ giáo : Thuyết giáo Niết Bàn giải rõ tánh Phật quả thường trụ.

05.Ngũ Nhãn: năm sự thấy biết của con mắt (Năm loại mắt )

1)Nhục nhãn : Là con mặt bằng thịt, chỉ thấy những vật có hình tướng, khi đêm tối hay bị vật khác che lấp thì không thể thấy được.

2)Thiên nhãn : Là mắt của Chư Thiên ở cõi Sắc giới, cũng là mắt của người tu thiền định chứng đắc, bất cứ xa gần, lớn nhỏ, ngày đêm hay bị vật ngăn cách cũng thấy rõ hết. Cũng như quang tuyến và kính hiển vi của khoa học vậy.

3)Tuệ nhãn : Mắt trí tuệ này là mắt của người đắc đạo trong hai thừa Thanh Văn và Duyên giác. Các Ngài đắc huệ nhãn này nhờ dùng trí huệ chiếu soi chơn không vô tướng, có thể quán xét phá tan các giả tướng, biết rõ lý chơn không chẳng còn mê lầm điên đảo nữa. Cũng như tia sáng laser chiếu tới đâu thì các vật có  hình tướng đều tan rã hết. 

4)Pháp nhãn : Là mắt trí tuệ của chư Bồ Tát, là con mắt chánh pháp, thấu triệt tất cả các pháp môn ở thế gian và xuất thế gian một cách rõ ràng, không bị lọt vào tà pháp ngoại đạo nữa.

5)Phật nhãn : Là con mắt của chư Phật, gồm thâu đủ cả bốn mắt trên và hoàn toàn sáng suốt thấu triệt hết tất cả thế xuất thế.

06.Ngũ Trược: năm món ô trược trong thế gian : Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược

1)Kiếp trược : Còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời kiếp giảm, con người ta tuổi thọ giảm dần, đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi thì hết cái kiếp giảm. Trong thời kỳ ấy, con người có đủ bốn thứ ô trược ( kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược )

2)Kiến trược : Sự thấy biết ô trược, sai lầm con người có cái thấy biết tà vạy,chấp quấy bỏ phải, theo tà bỏ chánh, điên đảo, thiên lệch. 

3)Phiền não trược : Các mối mê dục phiền muộn ô trược, con người trong tâm chứa đầy những tham lam, giận hờn, mê muội ngu si.

4)Chúng sanh trược : Chúng sanh ở cõi ô trược này bám chấp vào sanh mạng mình là thật có, nên hằng bị khổ não tai nạn, ít được an nhàn.

5)Mạng trược  :  Đời sống ô trược, bởi đời sống con người ta giảm dần, cho nên trong đời lại phạm rất nhiều tội lỗi, tìm hưởng các điều thỏa thích về vật chất ô trược, chẳng lo tu hành, nên cuộc sống của con người tạo vô số ác nghiệp.

07. Ngũ Giới: Là 5 giới căn bản của Phật-tử tại gia gồm:

1.Không sát nhân ,hại vật; 2.Không gian tham trộm cướp ;3. Không tà dâm ;4. Không dối trá ,điêu ngoa ;5. Không rượu chè và các chất kích thích gây say nghiện.

Ngoài ra Phật-tử Tại-gia còn thụ trì thêm Bồ-tát-giới

08.Ngũ Dục

Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.

1) Tài dục : Ham muốn của cải, vàng bạc châu báu.

2) Sắc dục : Tham muốn vẻ đẹp, sắc ái mỹ miều bên ngoài của thân thể.

3) Danh dục : Tham muốn địa vị cao sang quyền chức, danh tiếng đời thường.

4) Thực dục : Tham muốn việc ăn uống quá độ, thức ăn ngon nhiều.

5) Thùy dục : Tham muốn sự ngủ nghỉ, biếng nhác hưởng lợi đời thường.

+ Ngũ dục còn có 5 thứ sau :

1) Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp, ưa thích hình tướng tươi tốt của thân thể.

2)Thanh dục : Ham muốn tiếng nói du dương, dịu ngọt nịnh hót dễ nghe

3) Hương dục : Ham muốn đắm chìm mùi hương thơm, ảo giác ngạt ngào giả tạm

4) Vị dục : Ham muốn hương vị đồ ăn, thức uống ngon ngọt, khoái khẩu

5) Xúc dục : Ham muốn sự đụng chạm, vuốt ve yêu chiều mềm mại

09.Ngũ Cái: là năm thứ phiền não ngăn che tâm tính, không cho thiện pháp phát sinh, cũng gọi là ngũ ác.

1) Tham dục : Tham muốn mọi thứ, nhất là tình dục.

2) Sân nhuế : giận hờn, nóng nảy.

3) Thụy miên : Biếng nhác, tham mê ngủ nghỉ.

4) Trạo hối : Xao động, không an định, buồn rầu nơi tâm tướng.

5) Nghi pháp : Nghi ngờ, nghi hoặc, không tin chánh pháp.

10.Ngũ Phần Hương: Năm phần Hương-giới thanh tịnh

Năm phần hương ví cho 5 phần pháp thân. Bậc thánh Vô học tự mình thành tựu 5 pháp công đức, gọi là 5 phần pháp thân. Đó là: Giới thân, định thân, tuệ thân, giải thoát thân và giải thoát tri kiến thân. Năm thân này được dụ như hương thơm, nên gọi là 5 phần hương. Tức giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. ( Ngũ Phần Pháp Thân).

11. Ngũ Thừa: 5 thừa pháp (5 cỗ xe), Thừa tức cỗ xe, Phật ví giáo Pháp của Ngài giống như cỗ xe. Người nào ngồi trên xe ấy thì đi dần đến Niết Bàn giải thoát.  

1) Nhân thừa: Hành giả thọ trì Tam qui-ngũ giới trong cuộc sống luôn thân cận Tam-bảo, cung kính, cúng dường và giữ trọn 5 giới đã thọ, thì đời sau sinh ra làm người phúc đức, trí tuệ .

2) Thiên thừa : Hành giả tu tập 10 điều lành (thập thiện) sẽ được sinh lên cõi Trời hưởng các sự phúc lạc.

3) Thanh Văn thừa : Hành giả Tu tập Tứ Diệu Đế để thành bậc A La Hán, thoát khỏi sanh tử luân hồi.

4) Duyên giác thừa: a) ( Trung thừa). Hành giả tu tập pháp Thập-nhị-nhân-duyên, là nguyên nhân của sanh tử luân hồi. rồi y theo đó tu hành quán lưu chuyển và hoàn diệt cho đến khi thuần thục giác ngộ giải thoát, thành Bậc Bích Chi Phật.

b) Ngoài ra còn một hạng  người không gặp Phật, không nghe pháp của Phật, nhưng nhờ có trí tuệ sáng suốt, tự mình quan sát thấy được cảnh vô thường biến đổi của vạn vật của nhân sanh mà giác ngộ được nguyên nhân sanh tử luân hồi rồi đắc đạo gọi là Độc Giác Phật.

5) Bồ Tát Thừa : ( Đại thừa) Hành giả tu tập lục độ Ba La Mật và thành tựu đủ muôn hạnh, muôn đức, nghĩa là thực hành Lục Độ, Thập độ vạn hạnh, Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm, Tứ hoằng thệ nguyện…Hàng Bồ Tát là những bậc phát Bồ Đề tâm rộng lớn, cầu thành Phật quả để độ chúng sanh. Phát nguyện tu hành tự lợi, lợi tha, tự giác, giác tha, trải qua vô lượng kiếp, đến khi nào giác hạnh được viên mãn mới đắc quả vô lượng Bồ Đề, nên gọi là Đại Thừa.

12.Ngũ quán: là năm sự quán tưởng theo phẩm Phổ Môn 25 trích  trong Kinh Pháp Hoa

1)Chân quán: Quán tưởng sự thật sinh diệt của các pháp, quán tưởng lý chân đế, dứt bỏ sự thấy biết mê lầm và tư tưởng sai lạc một bên của không quán.

2)Thanh tịnh quán : Quán tưởng thanh tịnh trang nghiêm nơi cõi Phật, trừ khử cái ô nhiễm (biên kiến) của kiến thức và tư tưởng hữu lậu đạt đến chân-tịnh vô lậu giải thoát

3) Quảng đại trí huệ quán: Quán tưởng trí huệ rộng lớn bao trùm Pháp-giới dứt đi sự mê lầm vô minh, mà đạt được trung quán trí huệ vô-lậu quảng đại.

4)Bi quán: Quán tưởng lòng đại-bi rộng lớn thương xót, cứu độ tất cả chúng sanh đều cùng giải thoát  

5) Từ quán : Quán tưởng lòng đại từ quý mến, cứu giúp cả chúng sanh giúp ích cho chúng sanh được vui sướng như mẹ hiền thương con nhỏ.

+ Lại Nữa Ngũ quán: (Tam đề) là  năm sự quán tưởng của chư Tăng khi thọ thực.

1)Nhứt kế công đa thiếu, lượng bi lai xứ: So sánh vật mà thí chủ cúng dường cho mình, công lao của người ta phải cực khổ như thế  nào ?

2)Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng : Xem xét đức hạnh của mình, coi có xứng đáng mà thọ lãnh đồ cúng dường ấy chăng?

3)Tam phòng tâm ly quán: Tham đẳng vi tôn: ba hãy đề phòng tâm tránh xa mọi lỗi lầm tội lỗi mà tham, sân, si, là nguyên nhân.

4)Tứ chánh sự lương dược vi liệu hình khô : Bốn chính vì lấy thực phẩm làm lương dược mà trị bệnh khô gầy của thân.

5) Ngũ vị thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực : Năm vì muốn có sức mạnh để tu thành đạo nghiệp, nên tạm dùng đồ ăn mà thôi.

06.Lục

01.Lục Chủng Thành Tựu:

Ngài Long Thọ Bồ-tát nói kinh Phật có sáu phần:

1) Tín: Niềm tin chân chính (Tin Phật)

2) Văn: Nghe (nghe Phật thuyết Pháp)

3) Thời: Thời gian

4) Chủ:Người nói

5) Xứ:Chỗ nói

6) Chúng: người nghe

02.Lục Thông:Sáu loại thần thông không ngăn ngại

Sáu năng lực siêu nhiên của chư Phật, là sáu loại thần thông, gồm: 1) Thần cảnh thông, Thân-thông, Thân như ý thông, Thần túc thông, đi lại không chướng ngại (神 境 通, 身 通, 身 如 意 通, 神 足 通); 2) Thiên nhãn thông (天 眼 通): có thể nhìn thấy toàn bộ tiến trình lưu chuyển của chúng sinh qua sáu cõi luân hồi; 3) Thiên nhĩ thông (天 耳 通): có thể nghe được toàn thể những tiếng khổ vui mà chúng sinh trải qua trong sáu cõi luân hồi; 4) Tha tâm thông (他 心 通): năng lực nhận biết tâm niệm của tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi; 5) Túc mệnh thông, túc trú thông (宿 命 通, 宿 住 通): năng lực nhận biết mọi sự việc xảy ra trong vô lượng kiếp trước mà chúng sinh đã trải qua, cũng như biết được toàn bộ thọ mệnh của chúng sinh trong trong sáu cõi luân hồi; 6) Lậu tận thông (漏 盡 通): năng lực chuyển hoá toàn bộ phiền não trong ba cõi, thế nên không còn là đối tượng của sinh diệt trong ba cõi nữa. Còn gọi là Lục thông (六通). Trong đó, loại thứ 2, thứ 5 và 6 được gọi là Tam minh (三 明)

03.Lục Cúng: Sáu món dâng cúng, trích theo Phật học tinh tuyển:

1)“ Đối với Mật Tông, Lục Cúng cũng là pháp tu cúng dường căn bản, gồm (1) hoa (花), (2) linh (鈴), (3) thiêu hương (燒香, hương đốt), (4) phạn thực (飯食, thức ăn), (5) đồ hương (塗香, hương xoa), và (6) đăng minh (燈明, đèn). Sáu vật cúng này tượng trưng cho Sáu Trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp. Sáu vật này còn biểu tượng cho Lục Độ (s: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā, 六度), tức Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜), gồm Bố Thí Ba La Mật (s, p: dāna-pāramitā, 布施波羅蜜), Trì Giới Ba La Mật (s: śīla-pāramitā, p: sīla-pāramitā, 持戒波羅蜜), Nhẫn Nhục Ba La Mật (s: kṣānti-pāramitā, p: khantī-pāramitā, 忍辱波羅蜜), Tinh Tấn Ba La Mật (s: vīrya-pāramitā, p: virya-pāramitā, 精進波羅蜜), Thiền Định Ba La Mật (s: dhyāna-pāramitā, p: jhāna-pāramitā, 禪定波羅蜜) và Trí Tuệ Ba La Mật (s: prajñā-pāramitā, p: paññā-pāramitā, 智慧波羅蜜). Theo bài tán “Nhân duyên tự tánh sở xuất sanh, sở hữu chủng chủng vi diệu, hoa hương đăng đồ quả nhạc, phụng hiến Thượng Sư Tam Bảo tôn, duy nguyện từ bi ai nạp thọ (因緣自性所出生、所有種種微妙、華香燈塗果樂、上獻上師三寶尊、惟願慈悲納受, nhân duyên tự tánh vốn sanh ra, vốn có các thứ mầu nhiệm, hoa hương đèn dầu quả nhạc, dâng cúng Thượng Sư Tam Bảo trên, cúi xin từ bi thương thọ nhận)” vốn thường được dùng trong các buổi lễ Cúng Ngọ hay trong đàn Lục Cúng Hoa Đăng (六供華燈), được tìm thấy trong Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080) ”

2)“Trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Đại Trai Phổ Lợi Đạo Tràng Tánh Tướng Thông Luận (法界聖凡水陸大齋普利道塲性相通論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1498) quyển 4 có nêu rõ 6 loại điệp cho Lục Cúng là: “Lục cúng điệp: hương nhất, hoa nhất, quả nhất, đồ nhất, tiểu thực nhất, pháp bảo nhất (六供牒、1)香一,2)華一,3)果一,4)塗一,5)小食一,6)法寶一, sáu loại điệp dâng cúng gồm hương một tờ, hoa một tờ, quả một tờ, đồ thoa một tờ, thức ăn một tờ, pháp bảo một tờ).”

3) “ Trong Ư Mật Sấm Thí Thực Chỉ Khái (於密滲施食旨槩, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1082) lại có đoạn rằng: “Nhiên chư Phật tức ngã Hóa Thân, cố Quan Âm, phóng quang dĩ thỉnh chư Phật dã, Phật chí tắc thân Lục Cúng dĩ cúng dường chi, thử Phổ Hiền hạnh dã (然諸佛卽我化身、故觀音、放光以請諸佛也、佛至則伸六供以供養之、此普賢行也, như vậy chư Phật là Hóa Thân của ta, cho nên đức Quan Âm phóng hào quang để thỉnh chư Phật; khi Phật đến thì bày sáu món cúng mà cúng dường Ngài, đây là hạnh của đức Phổ Hiền).” Đàn Lục Cúng trong lòng văn Sớ nêu trên là Lục Cúng Hoa Đăng (六供華燈), một trong bộ ba của nghi thức Chạy Đàn: Lục Cúng, Khai Tịch và Bạt Độ (hay Chẩn Tế). Múa Lục Cúng Hoa Đăng là một điệu múa cổ xưa của Phật Giáo do các vị sư Ấn Độ truyền vào Việt Nam. Sau khi du nhập vào xứ Đàng Trong tại Thuận Hóa-Phú Xuân, được các vị Tổ sư trong chốn Thiền môn xứ Huế tiếp thu và phát triển lên đến đỉnh cao nghệ thuật, điệu múa Lục Cúng Hoa Đăng từ đó trở thành là một loại hình âm nhạc đặc thù của Phật Giáo xứ Huế. Điệu múa này được diễn múa theo sáu lần dâng cúng; tương ứng với mỗi lần cúng là một lễ vật cúng dường lên đức Phật gồm: hoa, hương, đèn, trà, quả, nhạc. Vì vậy môi trường diễn xướng của điệu múa này luôn được trình diễn trong những hoàn cảnh đặc biệt như lễ An Vị Phật, lễ Lạc Thành Chùa hay lễ hội, vía Phật. Hình thức này cũng được thể hiện với ý nghĩa nguyện cầu cho những người đã khuất giải thoát oan khiên trong các trai đàn Chẩn Tế, Giải Oan Bạt Độ, v.v. Do đó, điệu múa Lục Cúng Hoa Đăng tồn tại với thời gian theo sự phát triển của văn hóa Phật Giáo Việt Nam. Đến thời vua Minh Mạng (1820-1840), Lục Cúng Hoa Đăng đã được tiếp thu và cải biên thành một loại hình âm nhạc cung đình, trở thành một điệu múa đặc sắc được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong quá trình tiến hành Lục Cúng Hoa Đăng, có một số bài tán theo các điệu tán cổ xưa trong kho tàng âm nhạc Phật Giáo như tán trạo, tán rơi, tán xấp và có cả Thài—một điệu tán rất cổ xưa—để dâng cúng trong nghi lễ cúng Phật cũng như chư Tổ, như bài Nhân Duyên ở trên, hay bài La Liệt (羅列) được đề cập trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Hạ: “La liệt hương hoa kiến bảo đàn, trùng trùng Phật cảnh nhất hào đoan, tâm dung diệu lí hư không tiểu, đạo khế chơn như pháp giới khoan, tướng hảo từ bi thu nguyệt mãn, hóa thân đằng xứ mộ vân phiền, hương yên đôi lí chiêm ứng hiện, vạn tượng sum la hải ấn hàm (羅列香花建寶壇、重重佛境一毫端、心融妙理虛空小、道契眞如法界寬、相好慈悲秋月滿、化身騰處暮雲繁、香煙堆裏瞻應現、萬象森羅海印含, la liệt hương hoa lập báu đàn, hàng hàng cảnh Phật sợi lông bằng, tâm thâu lí mầu hư không nhỏ, đạo hợp chơn như pháp giới tròn, tướng tốt từ bi trăng thu rọi, hóa thân khắp chốn mây chiều tan, trong làn mây khói chư Phật hiện, vạn pháp bao la biển trí hàm).”

04.Lục Phàm:Hoặc Lục Đạo ( trong Tứ Thánh) Sáu cõi phàm phu (chúng sinh chưa giác ngộ) trong Thập giới (十界):

1) Địa Ngục: Cõi giam cầm tối tăm, tượng trưng cho sự tham lam, sân hận, si mê, những loài bị hành tội ở cõi thấp nhất, khó tu tập vì khổ sở mê mờ

2) Ngạ Quỷ: Cõi quỷ đói, những loài đã chết hay các quỷ đói khổ, khó tu tập vì phải kiếm tìm sự ăn uống

3) Súc Sanh: Cõi sinh vật, những loài có bản chất mê muội, bao gồm tất cả các loài vật, khó tu tập vì căn tính thấp kém

4) A Tu La: Cõi quỷ-thần, những quỷ thần hiếu chiến, mặc dù một phần thuộc về Thiên giới, nhưng chúng được đặt vào cõi thấp hơn, khó tu tập vì còn mải mê tranh dành

5) Nhân: Nhân giới (cõi người ) có bản chất trung hòa, dễ chuyển đổi, dễ tu tập

6) Thiên Giới: Cõi trời, mặc dù là cao nhất có thần thông, nhưng những chúng sanh nầy không thể giác ngộ viên mãn nếu không có giáo Pháp của Phật,  khó tu tập vì ham ưa dục lạc

05.Lục Tặc (Phật giáo) :Chỉ cho 6 loại giặc là 6 trần là 6 kẻ giặc dình dập: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 Sáu trần lấy 6 căn làm chỗ y cứ, cướp đoạt tất cả thiện pháp của người tu đạo, nên được dụ như giặc ( tặc ), gây tạo ra phiền não nghiệp chướng trở ngại quả vị tu chứng.

Ngoài ra Sáu-căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn này nếu mê lầm đắm nhiễm, bị sáu trần lôi cuốn tạo ra phiền não, thì sáu căn liền biến thành lục tặc (6 tên giặc ). Còn nếu chúng ta khéo tu tập, không cho dính nhiễm sáu trần thì sáu căn liền trở thành lục thông (6 phép thần thông).

06.Lễ Bái Lục Phương: Là lễ bái sáu phương

Đức Phật dạy cho thanh niên Bà-la-môn Singala rằng lễ phương Đông không phải là quay mặt về phương Đông mà làm lễ, phương Đông là cha mẹ:

1)Lễ phương Đông là đối xử có đạo đức, hiếu thuận với cha mẹ.

2)Lễ phương Nam là đối xử có đạo đức, kính lễ các bậc thầy dạy dỗ.

3)Lễ phương Tây là đối xử có tình nghĩa đạo lý với vợ con.

4)Lễ phương Bắc là đối xử có tình nghĩa giao hảo tốt với bạn bè.

5)Lễ phương dưới là đối xử có tình nghĩa với người lao công, người phục vụ.

6)Lễ phương trên là đối xử có đạo đức, kính lễ với các bậc Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn.

Lễ sáu phương tức là đối xử có đạo đức, tình nghĩa với cha mẹ, thầy dạy, vợ con, bạn bè, tôi tớ và Sa-môn, Bà-la-môn. Đó là lý do vì sao đạo Phật coi trọng đạo đức, và đạo Phật được mệnh danh là một tôn giáo đạo đức.

07.Lục Căn: 6 cái căn bản (gốc)

1)Nhãn căn: Là hai con mắt, là chỗ nương tựa cho sự nhận biết, phân biệt được rõ ràng, khi tiếp xúc với trần cảnh xung quanh.

2)Nhĩ căn: Là hai lỗ tai, là chỗ phát sinh cho sự nghe biết được rõ ràng, khi tiếp xúc với tiếng động ở xung quanh.

3)Tỵ căn: Là hai lỗ mũi, ngoài việc hô hấp còn là chỗ nương tựa cho sự ngửi mùi được xác thực, khi tiếp xúc với các mùi như thơm, thối…ở xung quanh.

4)Thiệt căn: Là cái lưỡi, là chỗ nương tựa của sự nếm biết vị giác được rõ ràng khi tiếp xúc với các chất như chua, mặn v.v…

5)Thân căn: Là thân thể gồm lớp da bao bọc toàn thân người, bộ phận làm cho nhận biết được cảm giác, nóng, lạnh, cứng, mềm của các vật xung quanh.

6)Ý căn: Là chỉ cho sự phân biệt, hiểu biết phát sinh, tức là thức thứ Bảy (theo duy thức học). Phần này rất tinh tế thuộc về tinh thần, cho nên không có hình sắc như năm căn trước.

08.Lục Thức: 6 sự phân biệt, hiểu biết xuất sinh từ 6 căn

1)Nhãn thức: Là sự phân biệt, hiểu biết do nhãn căn tiếp xúc với sắc trần mà phát sinh.

2)Nhĩ thức: Là sự phân biệt hiểu biết do nhĩ căn tiếp xúc với thanh trần phát sinh.

3)Tỵ thức: Là sự phân biệt hiểu biết do tỷ căn tiếp xúc với hương trần mà phát sinh.

4)Thiệt thức: Là sự phân biệt do thiệt căn tiếp xúc với vị trần mà pháp sinh.  

5)Thân thức: Là sự phân biệt, hiểu biết do thân căn tiếp xúc với xúc trần mà phát sinh.

6)Ý thức: Là sự phân biệt, hiểu biết, đánh giá do ý căn tiếp xúc với tất cả các pháp trần mà phát sinh.

09.Lục Trần:6 món trần cảnh bên ngoài do căn-thức phân biệt sai khác hình thành

1)Sắc trần: Là những gì có hình tướng, đường nét hình dáng, những gì mà mắt có thể thấy được.

2)Thanh trần: Là âm thanh, tiếng động do vật hữu hình hay vô hình phát ra, nghĩa là những tiếng mà tai nghe được.

3)Hương trần: Là mùi- hương do vật hữu hình hay vô hình bốc lên, tỏa ra, vật mà mũi ngửi được.

4)Vị trần: Là các chất trong vật hữu tình hay vô tình, vật mà lưỡi nếm được.

5)Xúc trần: Là những thứ mềm, cứng, trơn, nhám…của vật hữu tình hay vô tình, những vật mà thân có thể tiếp xúc được.

6)Pháp trần: Là tất cả các pháp, những hình ảnh, màu sắc, hương vị.. trừu tượng của năm trần lưu lại sau khi năm căn-thức trước phân biệt, chính là cảnh bị duyên của ý căn.

10.Lục Độ: 6 Pháp hạnh của hàng Bồ-tát tu tập: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền định và Trí tuệ.

Gọi đủ: Lục-ba-la-mật-đa. Hán dịch: Lục-độ, Lục-độ-vô-cực, Lục-đáo-bỉ-ngạn. Sáu hạnh rốt ráo mà Bồ-tát Đại thừa cần phải thực hiện để hoàn thành lí tưởng đạt đến Phật quả. Sáu hành ấy là:

1)Bố thí ba la mật (Phạm: Dànapàramità). Cũng gọi Thí ba la mật, Đàn na ba la mật, Bố thí độ vô cực. Nghĩa là bố thí một cách rốt ráo, viên mãn, gồm có tài thí (cho tiền của), pháp thí (giảng dạy chân lí) và vô úy thí (trừ sự sợ hãi khiến cho chúng sinh yên tâm).

2. Trì giới ba la mật (Phạm: Zìlapàramità). Cũng gọi Giới ba la mật, Thi la ba la mật, Giới độ vô cực. Giữ gìn giới luật một cách trọn đủ để đối trị nghiệp ác, khiến cho thân tâm thanh tịnh và an lạc.

3. Nhẫn nhục ba la mật (Phạm:Kwàntipàramità). Cũng gọi Nhẫn ba la mật, Sằn đề ba la mật, Nhẫn nhục độ vô cực. Nhịn nhục mà không chấp tướng, để đối trị sự sân hận, khiến tâm an trụ.

4. Tinh tiến ba la mật (Phạm:Vìryapàramità). Cũng gọi Tiến ba la mật, Tì lê da ba la mật, Tinh tiến độ vô cực. Thực hành 5 Ba la mật kia một cách liên tục không gián đoạn, để đối trị tâm biếng nhác, làm tăng trưởng pháp lành.

5. Thiền định ba la mật (Phạm: Dhyàna-pàramità). Cũng gọi Thiền ba la mật, Thiền na ba la mật, Thiền độ vô cực: Thiền định thù thắng nhất, Bồ tát tu tập Thiền định này có thể đạt đến cảnh giới hoàn toàn tịch lặng.

6. Trí tuệ ba la mật (Phạm: Prajĩàpàramità). Cũng gọi Tuệ ba la mật, Bát nhã ba la mật, Minh độ vô cực. Trí tuệ chân thực đối trị ngu si, nương vào trí tuệ này có thể đạt đến giải thoát tuyệt đối

11.Lục Hòa Kính Pháp:Sáu điều hoà đồng, kính ái mà những người tu học Phật pháp nên thực hiện để đạt Giác ngộ.

Còn gọi : Lục-ủy-lạo-pháp, Lục-khả-hy-pháp, Lục-hòa, Hành-hòa-kính, Học-hòa-kính, Sự-hòa-kính, Thí-hòa-kính.  

 Sáu thứ hòa đồng, kính ái, tức 6 việc mà những người cầu Bồ đề, tu phạm hạnh phải thương yêu, kính trọng lẫn nhau; cũng tức là 6 thứ hòa đồng, kính ái giữa Bồ Tát và chúng sanh của Phật giáo đại thừa.

1)Thân hòa kính : Chỉ cho cùng một thân nghiệp hòa kính như lễ bái,…     

2) Khẩu hòa kính : Chỉ cho cùng một khẩu nghiệp hòa kính như tán vịnh v.v…

3)Ý hòa kính : Chỉ cho cùng một ý nghiệp hòa kính như tín tâm v.v…

4)Giới hòa kính : Chỉ cho sự hòa kính đồng một giới pháp.

5)Kiến hòa kính : Chỉ cho sự hòa kính cùng một kiến giải về thánh trí.

6)Lợi hòa kính : chỉ cho sự hòa kính cùng một lợi dưỡng về y thực v.v… 

Còn theo Đại Thừa Nghĩa Chương 12, Lục hòa kính là :
1) Thân nghiệp đồng (身業同): cùng một thân nghiệp hoà kính như lễ bái, làm việc thiện…;

2) Khẩu nghiệp đồng (口業同): cùng nói những lời hay…;

3) Ý nghiệp đồng (意業同): cùng chung ý chí;

4) Ðồng thí (同施): cùng chia xẻ vật chất với nhau;

5) Ðồng giới (同戒): cùng chuyên giữ giới luật;

6)Ðồng kiến (同見): cùng chung kiến giải.

Theo Tổ Đình Sự Uyển 5, Lục hòa là :

1)Thân hòa cộng trụ

2)Khẩu hòa vô tranh

3)Ý hòa đồng sự

4)Giới hòa đồng tu

5)Kiến hòa đồng giải

6)Lợi hòa đồng quân.

12.Lục Xứ  hoặc Lục Nhập: là sáu đối tượng của sáu giác quan, 6 nơi chỗ để căn-trần-thức hiển thị (Lục căn-trần-thức):

1)Sắc, đối tượng của mắt, 2)Âm-thanh, đối tượng của tai, 3)Hương, đối tượng của mũi, 4)Vị, đối tượng của lưỡi, 5)Xúc, cảm xúc, đối tượng của thân, 6) Pháp (tâm pháp có thể là một ý nghĩ, một khái niệm…), đối tượng của ý.

13.Lục Tự Di Đà: Nam Mô A Di Đà Phật

Vốn đầy đủ vô lượng vô biên hằng hà sa công đức, vô lượng vô biên hằng hà sa ý nghĩa, vô lượng vô biên hằng hà sa lực dụng, cứu cánh, cảnh giới, giác tánh… dẫu trăm ngàn muôn ức Na do tha vi trần đại kiếp, cũng không thể diễn nói hết được. Trong Kinh “Niệm Phật Ba La Mật” do Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán văn sang Việt văn, ở Phẩm thứ ba “Niệm Phật công đức”, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát đã vì Hoàng Thái Hậu Vi Đề Hi và đại chúng diễn thuyết, lược nói 17 ý nghĩa danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật,

14.Lục Tự Thần Chú: Án-ma-ni-bát-minh-hồng hay Om Mani Padme Hum

Còn gọi với cái tên quen thuộc là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, Lục Tự Đại Minh Thần Chú, Án ma ni Bát mê hồng, Án Ma ni bát minh hồng… Đức Phật gọi đây là 6 chữ Đại Minh Đà La Ni, Theo kinh điển, thần chú Om Mani Padme Hum chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân ngôn, Nghi thức Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Vương. 

15.Lục Vị :(Tam đức) 6 loại vị khác nhau; gồm đắng, chua, ngọt, cay, mặn, lạt, được tìm thấy trong Bắc Bản Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374)

Theo bản Đại Minh Tam Tạng Pháp Số (大明三藏法數) quyển 28, giải thích rằng: (1) Khổ (s: tikta, 苦, đắng), tánh của nó lạnh, có thể hóa giải cái nóng trong phủ tạng; (2) Thố (s: amla, 醋, chua như giấm), còn gọi là toan (酸), tạc (酢), tánh của nó mát, có thể giải vị của các chất độc; (3) Cam (s: madhura, 甘, ngọt), còn gọi là điềm (甜), tánh của nó hòa, có thể điều hòa lá lách, ruột; (4) Tân (s: kaṭuka, 辛, cay), tánh của nó nóng, vì vậy có thể hóa giải cái lạnh trong phủ tạng; (5) Hàm (s: lavaṇa, 鹹, mặn), tánh của nó thấm, nên có thể giúp thấm sâu vào da thịt; (6) Đạm (s: kaśāya, 淡, lạt), là thể để nhận các vị.

16.Lục Dục: trong (Thất Tình Lục Dục) Sáu sự ham muốn bao gồm:

1) Sắc dục: sự ham muốn,ưa thích,thỏa mãn về mọi đối tượng hay sự vật mà con mắt nhìn thấy, ghi nhận đều thuộc về sắc dục. Ham muốn nhìn thấy sắc đẹp là cách mô tả ngắn nhưng chưa đủ ý.

2)Thanh dục: ham muốn, ưa thích nghe âm thanh êm tai, dễ chịu

3) Hương dục: ham muốn, ưa thích ngửi mùi thơm dễ chịu.

4) Vị dục: ham muốn, ưa thích vị ngon ngọt do món ăn mang lại.

5)Xúc dục: ham muốn, ưa thích do tiếp xúc bằng xác thân mang lại.

6)Pháp dục: ham muốn ý nghĩ (ý tưởng, quan điểm .v.v.) được thỏa mãn

+ Đối với “thân dục” ở người khác giới

1)Sắc dục: Chỉ nét đẹp của người khác khiến tâm ý say đắm và lung lay ý chí, sắc dục chính là ham muốn về vẻ bên ngoài của người khác.

2)Hình mạo dục: Tương tự như sắc dục, nhưng hình mạo dục là sự mê mẩn về vóc dáng và hình thể của người khác giới.

3)Oai nghi dục: “Oai nghi” là động tác và cử chỉ của con người. Oai nghi dục là sự cuốn hút về cử chỉ, động tác của người khác giới với bản thân.

4)Ngôn ngữ âm thanh dục: Với người khác giới, âm thanh đôi khi có sự mê hoặc rất lớn, bởi có người dù không đẹp nhưng vẫn phát ra những âm thanh quyến rũ.

5)Tế hoạt dục: Là cảm xúc khi bạn và người khác giới có những va chạm với nhau. Điều này dẫn đến sự xúc chạm, có thể tạo ra cảm giác say đắm, thân thuộc và lôi cuốn.

6)Nhân tướng dục: “Nhân tướng” chính là tướng mạo vẹn toàn, không chỉ tính cách, dáng vẻ sang trọng, quý phái mà còn sở hữu những nét đẹp hiền hậu. Do đó, họ nhanh chóng thu hút người khác.

+ Đối với lục dục ở 6 đối tượng bên ngoài

1)Nhãn dục: Là trạng thái biểu hiện sự thích thú về cái nhìn hoặc có nghĩa là chính hình sắc bên ngoài làm cho ta say đắm, yêu thích.

2)Nhĩ dục: Được hiểu là tình cảm vướng mắc do những âm thanh gây ra. Âm thanh không chỉ là tiếng nói từ người khác phái mà còn là mọi tiếng động có thể nghe thấy.

3)Tỵ dục: Là sự đam mê vào một hoặc nhiều loại mùi vị khác nhau. Nói theo cách khác, tỵ dục chính là mùi vị nào đó khiến con người ta khó quên.

4)Thiệt dục: Là sự đam mê, chìm đắm vào những món ăn. Mỗi người chúng ta sẽ có một sở thích riêng về mùi vị thức ăn và sau đó bị hương vị đó thôi thúc, điều khiển.

5)Thân dục: Trong khía cạnh này, nó không chỉ là cảm xúc giữa nam và nữ. Đối tượng của thân dục ở đây là tất cả mọi điều, mọi thứ làm bản thân thích thú.

6)Ý dục: Là những hình ảnh, hình tượng, suy nghĩ được các giác quan thu nhận và quan tâm.

07. Thất

01.Thất Bồ Đề Phần còn gọi là Thất Giác Chi (七覺支):

Là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả Vô-thượng Bồ-đề, hay bảy pháp giúp người tu hành thành tựu đạo quả Ðại giác, bao gồm:

1)Trạch pháp ( 擇法): phân tích, chọn lựa phân biệt đúng sai,

2)Tinh tấn (精進): nỗ lực, siêng năng thực hành các pháp lành

3)Hỉ (喜): tâm hoan hỉ, vui mừng tán thán các hạnh lành

4)Khinh an (輕安), tâm thức khinh an, nhẹ nhàng sảng khoái

5)Niệm (念), nhớ nghĩ, niệm (Phật-pháp-tăng ), tỉnh giác.

6)Định (定), tập trung lắng đọng, an định trong Phật-pháp.

7)Xả (捨), lòng buông xả, không câu chấp, dính mắc trong các Pháp.

02.Thất Chúng: Là 7 chúng đệ tử của đức Phật

Cũng gọi Đạo tục thất chúng. Chỉ cho 7 hàng đệ tử Phật (gồm xuất gia và tại gia) tạo thành giáo đoàn của đức Thích-tôn, đó là:

 1)Tỉ khưu (Phạm: Bhikwu, Pàli: Bhikkhu), cũng gọi Bật sô, Khất sĩ. Chỉ cho người nam xuất gia, đủ 20 tuổi trở lên.

2)Tỉ khưu ni (Phạm: Bhikwunì,Pàli: Bhikkhunì), cũng gọi Bật sô ni, Khất sĩ nữ. Chỉ cho người nữ xuất gia đủ 20 tuổi trở lên.

3)Sa di (Phạm: Zràmaịera, Pàli: Sàmaịera), cũng gọi Cần sách nam. Chỉ cho người nam xuất gia chưa đủ 20 tuổi.

4)Sa di ni (Phạm:Zràmaịerikà,Pàli: Sàmịerì), cũng gọi Cần sách nữ. Chỉ cho người nữ xuất gia chưa đủ 20 tuổi.

5)Thức xoa ma na (Phạm: Zikwamàịa, Pàli:Sikkhamàna), Hán dịch là Học pháp nữ. Từ ngữ này được dùng để gọi các Sa-di-ni học giới trong 2 năm trước khi chính thức trở thành các Tỉ khưu ni.

6)Ưu bà tắc (Phạm,Pàli:Upàsaka), Hán dịch là Cận sự nam. Chỉ cho nam tín đồ tại gia.

7)Ưu bà di (Phạm, Pàli:Upàsikà), Hán dịch là Cận sự nữ. Chỉ cho nữ tín đồ tại gia.

Bảy chúng nói trên, thêm Cận trụ (người thụ Tam qui, thụ trì giới một ngày một đêm), gọi là Bát chúng; hoặc thêm Cận trụ nam, Cận trụ nữ, gọi là Cửu chúng. [X. kinh Nhân vương bát nhã ba la mật Q.hạ; luật Ma ha tăng kì Q.2, 24; luận Đại tì bà sa Q.123].

03.Thất bảo: là bảy món quí báu theo Phật-giáo

Kinh A Di Đà, Đức Phật bảo với Ngài Xá Lợi Phật rằng: Nơi cõi Cực Lạc, phía trên ao thất bảo, thì có lầu-các, đều bằng thất bảo hiệp thành, thất bảo đó là:

1) Kim (Vàng ), 2)Ngân (Bạc ), 3) Lưu ly, 4)Pha lê, 5) Xà cừ, 6)Xích châu, 7)Mã não

Pháp-bảo-đàn-kinh Lục-tổ Huệ Năng có giảng rằng: Thất bảo ở cõi Cực lạc là bảy món của cải của bậc Thánh (thất Thánh tài) các nhà tu niệm:

1) Kim ( giới )

2) Ngân ( tín )

3) Lưu ly ( văn )

4) Pha lê ( tàm )

5) Xà cừ ( tấn )

6) Xích châu ( huệ )

7) Mã não ( xả )

Cho nên nhà tu niệm nên đắc bảy món Thánh tài ấy, còn hơn có được bảy món báu của thế gian.

Thất bảo của vị Chuyển Luân Thánh Vương  bao gồm:

1)Luân bảo: Xe báu dùng đi hàng phục thiên hạ

2)Tượng bảo: Voi báu

3)Mã bảo: Ngựa báu

4)Ma ni châu: Châu báu

5)Nữ bảo: Ngọc nữ ( bà vợ đẹp đẽ và hiền thục hơn hết )

6)Chủ tạng thần: Vị quan giữ kho tàng

7)Chủ binh thần: Vị quan giữ binh quyền

Vị Chuyển Luân Thánh Vướng mỗi khi ra đi thâu phục quốc độ nào đều có đem theo thất bảo ấy là binh tướng tùy tùng. Thất bảo của vị Chuyển Luân Thánh Vương có mô tả giảng rõ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn ( quyển 12 )

Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí

04. Thất thánh tài: là bảy món của cải về tinh thần của hàng Thánh giả.

1)Tín: Tín là đức tin lòng chánh tín.

2)Giới: Giới là giữ giới hạnh trong sạch

3)Tàm: Biết hổ thẹn khi phạm lỗi

4)Quí: Biết xấu hổ với chính mình khi phạm lỗi

5)Đa văn: Đa văn tức nghe nhiều biết rộng

6)Trí tuệ: Có trí tuệ sáng suốt nhận biết tà, chánh

7)Xả: Buông bỏ tất cả mọi sự đắm trước, từ tâm niệm phàm tình đến vật chất bên ngoài.

Niết Bàn Kinh dạy rằng chư Phật, Bồ Tát có đủ Thất Thánh tài, cho nên tôn xưng là bậc Thánh nhân.

Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí

05.Thất Diệt Tránh: Còn gọi là thất diệt tránh pháp, thất chí chánh pháp, tức là bảy pháp chấm dứt dự tranh cãi trong tăng đoàn bao gồm như sau:

1)Hiện tiền tỳ ni: Còn gọi là hiền tiền chỉ tránh luật, là phương pháp họp mặt hai bên, và y cứ giáo pháp trong Tam Tạng, hoặc dẫn chứng những điều Phật chế ra trong giới luật để giải quyết.

2)Ức niệm tỳ ni: Còn gọi là ức chỉ tránh luật, là bằng cách xét hỏi người liên quan, để xác định người ấy có phạm luật hay không, nếu người ấy không nhớ biết mình có phạm hay không thì được bỏ qua, nếu như người ấy vẫn được xem là người tốt, chỉ nên cho gần gũi bậc thiện tri thức là được.

3)Bất si tỳ ni: Còn gọi là bất si chỉ tránh luật, là đối với người phạm lỗi, trong lúc tinh thần vị ấy bệnh hoạn không bình thường phải đợi trị bệnh xong rồi mới yết ma cho người ấy sám hối.

4)Tự ngôn tỳ ni: Còn gọi là tự phát lồ chỉ tránh luật là dùng cách khiến người phạm lỗi tự nói ra tội lỗi của mình, sau đó mới dựa theo tội lỗi để trị phạt.

5)Mích tội tướng tỳ ni: Còn gọi là Bổn ngôn trị tỳ ni chỉ tránh luật, là phương pháp dẫn các chứng cớ ra cho người phạm lỗi, khi người ấy không thú thật, hoặc trình bày sự việc quanh co, mâu thuẫn, sau đó buộc người phạm tội giữ tám pháp trọn đời và không cho phép độ người xuất gia hoặc làm y chỉ cho ai cả.

6)Đa nhơn mích tội tướng tỳ ni: Còn gọi là Đa mích tỳ ni triển chuyển chỉ tránh luật là phương pháp sau khi cùng nhau bàn luận, về các yếu tố tội trạng, mà không thể dàn xếp được sự tranh cãi, hoặc đưa ra quyết định, lúc ấy phải mời các vị Tăng có đức độ đến rồi y cứ theo ý kiến đa số mà quyết định tội trạng.

7)Như thảo phú địa tỳ ni: Còn gọi là thảo phú địa như phú phấn tảo chỉ tránh luật, là các bên tranh chấp nhau, sau khi đã biết tội lỗi nhau, như cỏ ném xuống đất, nên cùng nhau chí tâm phát lỗ, nói ra những điều lỗi để sám hối, ví như cỏ phủ đều lên đất.

06.Thất Tình: trong (Thất Tình Lục Dục) Là bảy thứ tình cảm của người phàm tục đang còn luân hồi trong ba cõi.

1)Hỷ: Vui mừng hớn hở trước sự việc như ý

2)Nộ: Quát tháo giận dữ trước việc không như ý

3)Ai: Đau đớn khổ sở trước cảnh tang thương

4)Cụ: Sợ sệt thấy cảnh kinh khủng, sinh run sợ

5)Ái: Yêu thương tình ái, thương người, vật…

6)Ố: Ghét, ghét người, ghét vật vì không làm theo như ý mình, hoăc gây đau thương cho mình

7)Dục: Tham muốn mọi thứ theo như sở cầu của mình, tham muốn hoài chẳng muốn dừng.

+Thất tình cũng có chỗ viết là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh.

07.Thất Tịch: Ngày 7 tháng 7

Ngày Thất Tịch có nguồn gốc từ câu chuyện Ngưu Lang-Chức Nữ. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng vì say mê Chức Nữ – một tiên nữ dệt vải nên đã bỏ bê việc chăn trâu và để trâu đi vào cung điện. 

Ngọc Hoàng tức giận nên đã bắt hai người phải xa cách nhau và mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Khi tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa Ngâu.Theo văn hóa phương Đông ngày đó được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi còn được người phương Tây gọi là ngày Valentine 

08. Bát

01. Bát chính đạo (八聖道 ).

1)Chính kiến (正見): Giữ quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý vô ngã.

2)Chính tư duy (正思唯): Suy nghĩ với mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm.

3)Chính ngữ (正語):Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ, nói lời khéo léo đúng đắn để người nghe dễ hiểu đúng với Phật-pháp

4)Chính nghiệp (正業): Làm những công việc lành thiện tạo ích lợi chung, không làm điều xấu ác.

5)Chính mạng (正命): giữ gìn thân thể mạnh khỏe, ăn uống ngủ nghỉ chọn lựa trong sạch lành mạnh, tránh chỗ ô nhiễm và không do ác nghiệp sát sinh, sân hận gây nên,

6)Chính tinh tấn (正精進): Luôn luôn ghi nhớ việc tu học, giữ gìn giới luật để tiến bộ.

7)Chính niệm (正念): Ghi nhớ Phật-pháp-tăng, tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;

8)Chính định (正定): Tập trung tâm ý an định trong Phật-pháp, đạt bốn định xuất thế gian

02.Bát Bộ Kim Cương: là tám vị thần có tên riêng là:

1)Thanh Trừ Tai

2)Tích Độc Thần

3)Hoàng Tùy Cầu

4)Bạch Tịnh Thủy

5)Xích Thanh Hỏa

6)Định Trừ Tai

7)Tử Hiền Thần

8)Đại Thần Lực.

Tám vị Kim Cương vì là Hộ-pháp nên hình tượng trang phục như võ tướng, thân mặc giáp, tay cầm khí giới như sẵn sàng chiến trà tà gian ác. Trong tám vị thì ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ với tướng dữ tợn, để nói nên ý nghĩa “khuyến thiện” và “trừ ác” của thần linh.

03. Bát Bộ Long Thiên: Cũng gọi Bát bộ chúng. Chỉ cho 8 bộ Trời-rồng. Đó là: 1)Thiên (Phạm:Deva), 2)Long (Phạm:Nàga), 3)Dạ xoa (Phạm:Yakwa), 4)A tu la (Phạm: Asura), 5)Ca lâu la (Phạm:Garuđa), 6)Càn thát bà (Phạm: Gandharva), 7)Khẩn na la (Phạm: Kiônara), 8)Ma hầu la ca (Phạm: Mahoraga). Trong 8 bộ chúng thì 2 chúng Thiên và Long là thượng thủ, cho nên nêu tên của 2 chúng này đại diện cho cả 8 bộ, vì thế mà gọi tắt là Thiên long Bát bộ.

04. Bát Đại Bồ Tát: Là tám vị Bồ tát giữ gìn chính pháp, che chở chúng sinh.

Cũng gọi Bát bồ tát. Về tên hiệu có nhiều thuyết khác nhau như: 1. Kinh bát chu tam muội nêu : Bát đà hòa, La lân na kiệt, Kiều nhật đâu, Na la đạt, Tu thâm, Ma ha tu tát hòa, Nhân đê đạt và Hòa luân điều. 2. Kinh Dược sư thì nêu: Văn thù sư lợi, Quan thế âm, Đắc đại thế, Vô tận ý, Bảo đàn hoa, Dược vương, Dược thượng, Di lặc. 3. Kinh Lí thú nêu: Kim cương thủ, Quán tự tại, Hư không tạng, Kim cương quyền, Văn thù sư lợi, Tài phát tâm chuyển pháp luân, Hư không khố, Tối nhất thiết ma. 4. Bát đại bồ tát mạn đồ la nêu : Quan thế âm, Di lặc, Hư không tạng, Phổ hiền, Kim cương thủ, Diệu cát tường, Trừ cái chướng và Địa tạng. Pháp tu nương vào các kinh này mà tu, gọi là Đại bồ tát pháp. Ngoài ra, kinh Thất Phật bát bồ tát, kinh Đại phương quảng Bồ tát tạng, Văn thù sư lợi căn bản nghi quĩ v.v… cũng đều nói khác.

05.Bát Quan trai Giới: là phép tu dành cho người tại gia tập pháp hạnh của người xuất gia áp dụng trong một ngày đêm ( 24 giờ ), là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau:

Bát quan trai pháp giới tướng (giới tướng Bát quan trai)

1)Nhất bất sát; 2)Nhị bất đạo; 3)Tam bất dâm; 4)Tứ bất vọng ngữ; 5)Ngũ bất ẩm tửu; 6)Lục ly hoa hương anh lạc, hương du đồ thân; 7)Thất ly cao thắng đại sàng, cập tác xướng kỹ nhạc, cố vãng quan thính; 8)Bát ly phi thời thực.

1) Không được sát sanh; 2)Không được trộm cướp; 3)Không được dâm dục; 4) Không được nói dối; 5) Không được uống rượu, chất kích thích; 6) Từ bỏ hoa, hương, chuỗi ngọc và dầu thơm xoa mình; 7) Từ bỏ giường cao, đẹp và lớn, từ bỏ sự tự hát xướng, biểu diễn, hòa nhạc, hay cố đi xem, nghe; 8) Từ bỏ sự ăn phi thời (ăn quá ngọ).

09 Cửu

01.Cửu Phẩm Liên Hoa: Là 9 phẩm Hoa-sen báu, trong đó có biểu tượng Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 

Hiện nay tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chỉ còn giữ được ba ngôi, tại chùa Đồng Ngọ-xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tp Hải Dương, chùa Giám- xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tp Hải Dương và chùa Bút Tháp-Bắc Ninh.

02.Cửu Phẩm: gồm ba bậc thuộc thượng hạng, ba bậc thuộc hạng trung và ba bậc thuộc hạng thấp (hạ), chung quy thành 9 bậc

Theo A-tì-đạt-ma Câu-xá luận và theo giáo lý Tịnh độ tông , chín phẩm là: 1. Thượng thượng; 2. Thượng trung; 3. Thượng hạ; 4. Trung thượng; 5. Trung trung; 6. Trung hạ; 7. Hạ thượng; 8. Hạ trung; 9. Hạ hạ.

03.Cửu Hữu:

Chín cõi có, các chỗ ở trong tam giới của các giống hữu tình. Cũng kêu: Cửu môn, cửa hữu tình cư cửu địa.

  1) Người, tiên và các loại ở trong cõi Dục giới.

  2)Sơ thiền thiên.

   3)Nhị thiền thiên.

  4)Tam thiền thiên.

  5) Tứ thiền Thiên với Tịnh phạm địa.

  6)Không vô biên xứ.

   7) Thức vô biên xứ.

   8) Vô sở hữu xứ.

 9)Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Chín cõi ấy, thường gọi là Chín phương trời. Còn Mười phương Phật là chúng sanh trong lục đạo ( gồm Chín phương trời) và Bốn bực Thánh: Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật. Cửu hữu tức là Tam hữu (Dục giơí, Sắc giới, Vô sắc giới) nhưng nói rộng ra.

04.Cửu Kết:

Cửu kết là chín điều xấu, chín tật xấu bó buộc lòng người, khiến sinh khổ não:

1)Ái kết: Sự thương yêu quá, tức thành bó buộc lòng người.

2)Nhuế kết: Sự hờn giận thái quá khiến thân và tâm luôn bất an, gây tai họa lớn

3)Mạn kết: Sự khinh khi người khiến tâm mình chẳng nhu hòa, tổn hại đức tánh khiêm cung.

4)Si kết: Sự ngu si chẳng sáng suốt, chẳng phân minh chánh tà, không thông hiểu sự lý.

5)Nghi kết: Sự nghi hoặc đối với Tam bảo làm chướng ngại sự tu tiến của tâm linh.

6)Kiến kết: Chấp vào sự thấy biết sai lạc của mình cho là đúng, lẩn quẩn trong rừng tà kiến.

7)Thủ kiến: Chấp giữ lấy sự thấy biết tà vay của mình là đúng, đồng thời vâng giữ những tà giới sai lầm.

8)San kết: Lòng ích kỷ bỏn xẻn, hối tiếc bó buộc.

9)Tật kết: Ganh ghét, so bì những ai giàu sang có đức hạnh hơn mình

10. Thập

01.Thập Nguyện Phổ Hiền:

01)Một là thành tâm kính lễ các đức Phật.
02)Hai là khen ngợi, tán thán Như Lai.
03)Ba là thực hành hạnh cúng dường rộng rãi.
04)Bốn là ăn năn, chừa bỏ các nghiệp chướng.
05)Năm là vui theo các hạnh công đức.
06)Sáu là thỉnh Phật thuyết pháp.
07)Bảy là thỉnh Phật trụ ở thế gian.
08)Tám là thường tu học theo lời Phật dạy.
09)Chín là luôn luôn tùy thuận, lợi ích chúng sanh.
10)Mười là hồi hướng công đức khắp tất cả pháp giới.

02.Thập Hạnh:

1) Hoan hỷ hạnh: Dùng các hạnh lành hoan hỷ mà tùy thuận chúng sanh

2) Nhiêu ích hạnh: Thường làm lợi cho hết thảy chúng sanh.

3) Vô sân hận hạnh: Dùng hạnh không trái nghịch, sân hận

4) Vô tận hạnh: hạnh lợi tha không cùng tận

5) Ly si hạnh:Dùng hạnh lành lìa hết tính ngu si rối loạn.

6) Thiện hiện hạnh: Thường thị hiện hạnh lành cứu giúp chúng sinh

7) Vô trước hạnh: Hạnh tu không dính mắc, chấp trước trong mọi hoàn cảnh.

8) Tôn trọng hạnh: Hạnh tu tôn trọng pháp môn Lục độ, nhất là tôn trọng Bát Nhã

9) Thiện pháp hạnh: Hạnh tu tất cả các pháp hành, đó là hạnh viên dung tròn đủ

10) Chơn thật hạnh: Là đức viên dung thảy đều thanh tịnh vô lậu, ấy là cái tính chơn thật hoàn toàn vô vi kêu là “bổn lai thường hằng”

03.Thập Hồi Hướng:

1) Cứu hộ nhất thiết chúng sanh, ly chúng sanh tướng hồi hướng: hồi hướng cứu độ tất cả chúng sanh, nhưng lìa khỏi tướng chúng sanh.

2)Bất hoại hồi hướng: tâm hồi hướng không hư hoại

3) Đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướng: tâm hồi hướng bằng tất cả chư Phật

4) Chí nhất thiết xứ hồi hướng: hồi hướng đến hết thảy mọi nơi.

5) Vô tận công đức tăng hồi hướng: hồi hướng cho công đức tăng thêm lên mãi.

6) Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: hồi hướng tùy thuận tâm lành bình đẳng.

7) Tùy thuận bình đẳng quán nhứt thiết chúng sanh hồi hướng: hồi hướng tùy thuận quán chúng sanh như nhau.

8) Chân như tướng hồi hướng: hồi hướng tướng chơn như thật các pháp

9) Vô phước giải thoát hồi hướng: hồi hướng giải thoát không mong cầu phước báo.

10) Pháp giới vô lượng hồi hướng: hồi hướng nhập vào cõi pháp giới vô lượng.

04. Thập  Hiệu: ( Như Lai thập hiệu )

1. Như Lai (S.Tathàgata), bậc nương vào Chân như (Như) mà đến (Lai) và thành Chánh giác. Theo kinh Kim Cang, Như Lai có nghĩa là “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”, không từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu, hàm ý từ bản thể Chân như (hiện ra) và có mặt cùng khắp mọi nơi. Khi nói về mình, Phật Thích Ca xưng là Như Lai.

2. Ứng Cúng (S.Arhat), bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người. Ứng Cúng còn là một đức hiệu của các bậc thánh A-la-hán.

3. Chánh Biến Tri (S.Samyak-sambuddha), bậc có khả năng hiểu biết (Tri) đúng đắn (Chánh) và cùng khắp (Biến) tất cả các pháp.

4. Minh Hạnh Túc (S.Vidyà-carana-sampanna), bậc trí tuệ và phước đức vẹn toàn. Minh là trí tuệ (Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh). Hạnh là phước đức, tức các hạnh nghiệp đều toàn thiện, viên mãn. Túc nghĩa là đầy đủ, vẹn toàn.

5. Thiện Thệ (S.Sugata), bậc “khéo léo vượt qua mọi chướng ngại và ra đi một cách tốt đẹp”, nghĩa là sau khi chứng đạo dùng Nhất thiết trí hóa độ chúng sanh, thực hành Bát thánh đạo rồi an trú Niết-bàn.

6. Thế Gian Giải (S.Loka-vid), bậc thấu hiểu và rõ biết (Giải) tất cả từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai (Thế) ở trong mười phương thế giới (Gian).

7. Vô Thượng Sĩ (S.Anuttara), bậc tối tôn tối thượng, không ai có thể hơn được.

8. Điều Ngự Trượng Phu (S. Purusa-damya-sàrathi), bậc có khả năng dùng các phương tiện thiện xảo để điều phục, nhiếp hóa, dẫn dắt (Điều Ngự) người tu hành (Trượng Phu) khiến họ thành tựu giải thoát, chứng đắc Niết-bàn.

9. Thiên Nhơn Sư (S.Sàstà deva-manusyànàm), bậc thầy của trời và người.

10. Phật-Thế Tôn (S.Buddha-Bhagavat), bậc giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn và được thế gian đều tôn kính.

Mười đức hiệu này, trong các kinh luận cũng có trường hợp gộp chung Thế Gian Giải và Vô Thượng Sĩ thành một hiệu, hoặc gộp Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phu thành một hiệu…

05.Như Lai thập lực (Dasa balàni):Là mười trí lực hay thần lực của Như Lai, gồm:

1. Xứ phi xứ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết một cách chắc thật đối với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo nghiệp thiện thì nhất định được phước báo an vui và ngược lại.

2. Nghiệp dị thục trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết rõ nghiệp duyên, quả báo, sinh xứ trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai của tất cả chúng sanh.

3. Tịnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt về các pháp tu thiền định, biết rõ và đúng như thật về thứ lớp, sâu cạn của thiền định, giải thoát.

4. Căn thượng hạ trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về căn cơ cao thấp của chúng sanh.

5.  Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí tuệ của Như Lai thông suốt mọi kiến giải và biết rõ như thật về tất cả các dục lạc, thiện ác khác nhau của chúng sanh.

6. Chủng chủng giới trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết khắp và đúng như thật về hoàn cảnh thực tế khác nhau của chúng sanh ở thế gian.

7. Biến thú hạnh trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về nơi đến của các hạnh hữu lậu là lục đạo và các hạnh vô lậu là Niết-bàn.

8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về các túc mạng, một đời cho đến cả trăm ngàn đời, chết đây sanh kia, tên tuổi, đời sống và thọ mạng của chúng sanh.

9. Sinh tử trí lực: Trí tuệ của Như Lai biết đúng như thật về thời gian sanh tử, cõi thiện và cõi ác ở đời vị lai, cùng các nghiệp duyên thiện ác của chúng sanh.

10. Lậu tận trí lực: Trí tuệ của Như Lai đoạn tận hết thảy các tập khí, phiền não không còn sanh khởi, thành tựu giải thoát tốt hậu.

Bậc Như Lai do tu tập hạnh Bồ tát trong vô lượng kiếp nên khi thành Phật đầy đủ trí tuệ và phước đức như vậy.

06.Thập Niệm. Cũng gọi Thập tùy niệm.

 Chỉ cho 10 pháp cần phải nhớ nghĩ, ghi trong kinh Tăng nhất a hàm quyển 1, đó là: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm hưu tức (tức ngăn dứt các tư tưởng động loạn của tâm ý), niệm an ban(đếm hơi thở), niệm thân vô thường và niệm tử (nghĩ đến sự chết).

Thập Niệm. Chỉ cho 10 niệm xưng danh. Nguyện thứ 18 trong kinh Vô lượng thọ quyển thượng có câu (Đại 12, 268 thượng): Dù chỉ 10 niệm, kinh Quán vô lượng thọ cũng nói (Đại 12, 346 thượng): Đầy đủ 10 niệm xưng Nam mô A di đà Phật, tức 2 kinh đều nói 10 niệm, niệm Phật liền được sinh về cõi Tịnh độ của Phật A di đà. Đây là căn cứ quan trọng về giáo nghĩa của tông Tịnh độ. Về sự giải thích Thập niệm, các Luận sư có các thuyết khác nhau. Cứ theo Vãng sinh luận chú quyển thượng của ngài Đàm Loan thì 10 niệm nói trong Quán kinh (kinh Quán vô lượng thọ) là nhớ nghĩ tổng tướng và biệt tướng của đức Phật A di đà; lại khi xưng niệm danh hiệu Ngài, không xen lẫn tư tưởng khác, chỉ chuyên tâm trì niệm liên tục, thì có thể nhờ đó mà hoàn thành nhân vãng sinh, vì thế nên có thuyết Không cần phải đủ 10 niệm.

07. Thập Trai ( 10 Ngày Trai): Phẩm thứ 6 trong kinh Địa Tạng nói có 10 ngày Trai trong tháng gồm:

Ngày 01; 08; 14; 15; 18; 23; 24; 28; 29; 30, là ngày tập hợp các tội lỗi ở nhân gian.

十齋日,依地藏經.如來讚歎弟六品

若未來世眾生,於月一日,八日,十四日,十五日,十八日,二十三,二十四,二十八,二十九,乃至三十日,是諸日等,諸罪結集.

08.Thập Chủng Lợi Ích (10 Lợi Ích Trong Kinh Địa Tạng)

Phẩm thứ 11 trong kinh Địa Tạng nói có 10 lợi ích lớn, khi cúng dường, chiêm lễ, họa vẽ tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát, gồm:

Một là đất cát ở đó tốt đẹp, màu mỡ.

Hai là nhà cửa được an ổn mãi.

Ba là người thân quyến đã mất được sinh Thiên

Bốn là người thân quyến hiện tại được khỏe mạnh, trường thọ

Năm là những mong cầu được thỏa ý.

Sáu là không bị tai nạn nước và lửa.

Bảy là trừ sạch mọi hư hao.

Tám là dứt trừ mọi ác mộng.

Chín là ra vào có thần hộ vệ.

Mười là hay gặp được các bậc Thánh Nhân.   

十種利益,依地藏經.地神護法弟十一品 一者土地豐壤,二者家宅永安,三者先亡生天,四者現存益壽,,五者所求遂意,六者無水火災,七者虛耗辟除,八者杜絕堊夢,九者出入神護,十者多遇聖人.

36 Vị Hiệu Quỷ Vương

X