Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

ĐẠO PHẬT VÀ ĐỨC PHẬT

Với lý do từ câu hỏi của Phật tử về đức Phật và đạo Phật nên chúng tôi cũng xin chia sẻ đôi điều về Phật giáo. Mong muốn người xem ,nghe được rõ ràng hơn về một số từ ngữ chuyên dụng trong Phật giáo .Tránh gây hiểu lầm so sánh ,đánh giá phiến diện ,thiếu hiểu biết trải nghiệm tự thân hoặc không đúng đắn về đạo Phật . Nên lúc đó tôi chỉ đưa ra câu trả lời ngắn gọn là đạo Phật được ví như ngôi nhà ,còn đức Phật được ví như con người của ngôi nhà ấy,có con người thì sẽ có ngôi nhà ,có ngôi nhà sẽ có con người tồn tại ,sinh sống.

Để giải nghĩa rõ ràng cụ thể hơn về đạo Phật và đức Phật, thì chính bản thân chúng tôi cũng không giám tự mình giải thích hết hoàn toàn về Phật giáo trong phạm vi bài viết hạn hẹp này, “Y kinh giải nghĩa ,tam-thế Phật oan. Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”. Nên dù cho là dùng tất cả ngôn ngữ ,văn tự ,hình ảnh nào đi chăng nữa thì cũng giống như một hạt cát trên sa mạc bao la rộng lớn . Hay cũng ví như “thầy bói mù sờ voi ” kia, nắm chỗ nào thì cho là con voi như thế. Đức Phật cũng từng nói “Những gì Ta hiểu biết cũng giống như lá trong rừng ,còn những gì Ta nói ra cũng giống như nắm lá trong tay vậy ”. Đứng trên một phương diện nào đó nhìn đạo Phật cũng giống như một trong số các tôn giáo khác,trên căn bản tôn sùng những lời dạy quý giá ,bổ ích thiết thực về cuộc sống nhân sinh con người của bậc Giáo- chủ. Đạo Phật hình thành, du nhập vào các nước cũng đã từ rất lâu ,hòa quyện đồng hành cùng nền văn hóa bản địa và lợi ích thiết thực nên mới tồn tại, phát triển. Trên cơ sở tư tưởng “Hoà quang đồng trần”,hòa nhập rõ ràng giữa bụi trần ,nhưng không bị bụi trần dích mắc ,ngược lại còn soi rõ thêm bụi trần để phát triển ,lợi ích thiết thực trong đời sống. Cũng như khi tia nắng mặt trời hé lên xuyên qua kẽ lá, thì tất cả bụi đất thậm chí nhỏ bé vi tế đều được thấy rõ “Từ chân tính hiện thân đại sĩ ,giữa hồng trần chẳng nhiễm bụi trần ” hay như là:

“Đi trong cõi mộng ta đừng mộng

Đứng giữa đất trời chẳng ngóng trông

Ngồi đây soi bóng mình qua lại

Nằm ngủ mơ màng thấy tánh không.”

 Như vậy trên cơ sở đưa ra những căn cứ, dữ liệu từ thi kệ, văn học, lịch sử Phật giáo trong kho tàng Kinh -điển đồ sộ của đạo Phật, như kinh tạng Pàli, kinh Hoa Nghiêm ,kinh Đản Sinh, kinh Di Giáo,…Đều dẫn giải về giá trị lịch sử hình thành và phát triển của đạo Phật trong đời sống xã hội .Từ sự ngưỡng mộ, tôn kính của người đời đối với đức-Phật nên ngài còn được tôn xưng là Thế Tôn, hay bậc Lưỡng Túc Tôn. 

“Kinh điển Nikāya mô tả đức Phật từ những sự kiện: dòng họ, quê quán, cuộc sống, xuất gia, tu khổ hạnh, giác ngộ chơn lý, chứng đắc vô thượng giác, 45 năm du hoá, đến khi nhập Niết-bàn tại Ta-la song thọ một cách đầy đủ, chi tiết với hình ảnh của một con người thật. ”(daophatkhatsi.net )

“Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị, cùng một số địa đồ đầy đủ chi tiết các vùng đất xưa từng ghi dấu chân đức Phật Thế Tôn, từ vườn hoa Lumbini, nơi ngài đản sanh cho đến rừng Sàli ở Kusinàrà, nơi ngài viên tịch trong Niết-bàn tối hậu.” (phatgiao.org.vn)

Bởi thế cũng như các tôn giáo khác đạo Phật là một trong những tôn giáo hình thành và phát triển trong bối cảnh đầy sự phân thoái của xã hội lúc bấy giời ,trên hai ngàn năm lịch sử (Phật lịch 2564- dương lịch 2010). Đạo Phật, xuất hiện tồn tại cùng với rất nhiều các tôn giáo bản địa khác đương thời tại Ấn -Độ .Đến ngày nay những nhà khoa học .khảo cổ học cũng tìm ra những chứng tích còn lại nơi Thánh tích Phật giáo xứ Ấn- Độ xưa. Đạo Phật được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai sáng ,sau đó có hàng ngàn vị đệ tử nối tiếp truyền bá sang nhiều các nước ,khu vực khác nhau. Lịch sử về đức Phật và đạo Phật cũng được ghi chép rất nhiều trong kho tàng kinh điển của  Phật  giáo ( có thể nghiên cứu lịch sử Đức Phật và đạo Phật), qua các Bộ kinh như Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Kinh Đai Bát Niết Bàn,…

Trong Phẩm Luận Nghị thứ 5, quyển thứ 3, kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, đại ý nói rõ ràng thân thế, dòng dõi và con đường Xuất-gia, báo hiếu cha mẹ của Thái-tử Tất-đạt-đa khi còn trong Hoàng-cung và khi Ngài thành Phật. Với phạm trù bài viết chúng tôi chỉ giải thích sơ bộ về câu hỏi của Phật tử cho dễ hiểu và có căn cứ . Không thuộc phạm vi tài liệu nghiên cứu chuyên ngành mong độc giả thông cảm..Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu ,phổ thông cho mọi tầng lớp về Phật giáo nên chúng tôi không đề cập dài dòng.

Rõ ràng từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới hình thành nên đạo Phật ,với những giáo lý căn bản giúp chúng sinh vơi bớt khổ đau. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được rất nhiều các tài liệu miêu tả cụ thể từ hình ảnh, đến lời nói cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Ngài như bao nhiêu người khác. Giá trị của giáo lý đức Phật là giúp người thực hành sẽ đạt được những cảm nhận về sự sâu lắng ,điềm tĩnh tâm tưởng an lạc trong cuộc sống. Bằng sự tu tập chứng ngộ tự thân đạt đến cứu cánh giải thoát ,Ngài đã chia sẻ sự giác -ngộ ,an -lạc giải- thoát của bản thân đến tất cả chúng sinh . Nhưng vì chúng sinh không có duyên lành với đạo Phật ,nên không có được sự giác -ngộ ,chứng nghiệm bản thân ấy. Không có được những giây phút an lành, tĩnh tâm và thành tựu chính bản thân trong cuộc sống bao la bộn bề chảy miết. Tự quên mình buông chạy với thời gian ,bao đua chen tranh chấp nặng nề ,tìm sự sống trong muôn ngàn bi lụy. Thân bé nhỏ đòi so tầy vũ trụ ,tay chân kia đòi với tận trời xanh,mãi loanh quanh tìm kiếm trong dục vọng.

Người khác cưỡi ngựa, mình cưỡi La

Tủi thân sao lại, kém người ta

Quay đầu chợp gặp, ông xe đẩy

Mới thấy vẫn còn, hơn người xa.”

Tóm lại đạo Phật là nói bao hàm khái quát chung chỉ tất cả giới tín đồ của Phật giáo ,trong đó gồm hết thảy các Tông- phái ,Pháp- môn,tư tưởng giáo lý tu tập của hành giả đệ tử của đức Phật. Gọn hơn là gồm có hai tông phái chính là Bắc-tông Phật giáo và Nam-tông Phật giáo. Sau đó phát sinh ra có rất nhiều các hệ thống ,giáo phái truyền thừa tư tưởng với nhiều tên gọi khác nhau ,nhưng vẫn tôn thờ chung nhất là đức Phật Thích Ca Mâu Ni  (Sākyamuni) làm giáo chủ. Gọi tắt là đức Phật Thích Ca, kinh Bổn-sanh(Jataka) ghi: Ngài là Thái tử tên thật là Tất-đạt-đa(GotamaSiddhāttha),cha là vua Tịnh-phạn (Suddhodana), mẹ là Hoàng hậu Ma-da (Maya), vương quốc dòng họ Thích-ca (Shakya) thuộc xứ Ấn-độ Nê-pan ngày nay,kinh đô Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Ngài được sinh ra tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nhân lần du ngoạn của Hoàng hậu.  

“ Nguồn gốc và ý nghĩa của tên “Thích Ca Mâu Ni”

Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.Cả tên “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn có ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”. Nguyên Phong -Phatgiao.org.vn ”xem thêm lịch sử đức Phật Thích Ca,…

Ngoài ra trong các bộ Kinh khác nhau đức Phật Thích-Ca có nhắc đến rất nhiều các danh hiệu của chư Phật mười phương,đều tán thán ca ngợi Ngài đã kham nhẫn giáo hoá chúng sinh trong cõi Ta-bà này:

Đản sinh Ca-tỳ-la

Xuất gia Ma-kiệt-đà

Thuyết pháp Ba-la-nại

Nhập diệt Câu-thi-na.

Phật nhiếp Kim-liên hạ Thứu-phong

Pháp khai Bảo- tạng ly Long-cung

Tăng tòng Nội-uyển biệt Thiền-định

Tam-bảo lâm đàn pháp hội đồng.

Hay như:

Nhất bá thiên gia phạn.

Cô thân vạn lý du.

Kỳ vi sinh tử sự.

Giáo hoá độ xuân thu.

Bát cơm đi ngàn nhà

Một mình muôn dặm xa

Vì việc lớn sinh tử

Giáo hoá qua tháng năm

 Quang nam 2010

X