Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Tây Phương Tam Thánh

Từ nhiều thắc mắc và cũng xuất phát từ bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh, khi Phật tử tiến cúng về Chùa chúng tôi nhớ ra và tra cứu trong điển tịch mới phân biệt rõ ràng hơn. Vì thấy hiện nay hầu hết các Bộ tranh ảnh, tượng Tây Phương Tam Thánh rất đẹp đẽ, song lại sắp xếp không hợp lý và có phần sai lệch. Chúng tôi xin được đưa ra những dữ liệu căn cứ để phân biệt cho phù hợp, với ý nghĩa của giáo lý Phật giáo vậy.

Trên tinh thần đi từ Mê đến Giác, từ Tối đến Sáng, từ Bạo ác đến Hiền lương; hay như nói đi từ những sai Trái để đến chỗ đúng đắn Phải ( Chân thiện mỹ). Vậy nên khi phối thờ theo đúng ý nghĩa của bộ tượng Tây-phương Tam-thánh phải có cơ sở y cứ như (1)Tây-phương Tam-thánh gồm: Phật Di-đà ở giữa, bên trái Ngài là Ngài Đại-thế-chí 勢至菩薩像(侍彌陀於左邊, Thị Di-đà ư tả biên), bên phải Ngài là Ngài Quan-âm. 觀音菩薩像(侍彌陀於右邊, Thị Di-đà ư hữu biên). Khi trích dẫn chúng tôi đã y cứ vào bộ “Diên Quang Tam Muội Tạo Tượng”, mới biết rõ cách sắp xếp và thứ tự như vậy. Cũng như nói  (2) Thích-ca Tam-thánh gồm: Phật-thích-ca ở giữa, bên phải Ngài là Ngài A-nan, bên trái Ngài là Ngài Ca-diếp. Hoặc như (3) Hoa-nghiêm Tam-thánh gồm: Phật-thích-ca ở giữa, bên phải Ngài là Ngài Phổ-hiền, bên trái Ngài là Ngài Văn-thù. Bởi các Ngài như Quan-âm thực hành Bồ-tát đạo trên tinh thần “Lục-độ Vạn-hạnh”, Ngài Phổ Hiền Bồ-tát là Đại Hạnh Phổ Hiền, Ngài A-nan là Bậc Đa-văn Đức-hạnh đệ nhất. Như vậy cho thấy các Ngài Quan-âm, Phổ-hiền, A-nan đều là các Bậc đại diện cho đức hạnh viên mãn, còn các Ngài như Đại-thế-chí, Đại-trí-văn-thù, Đai-ca-diếp đều là các Bậc đại diện cho trí tuệ viên mãn. Từ đó cho thấy khi phối thờ với các bộ Tam-thánh phải đúng với quan điểm căn bản giáo lý của Phật là từ Đức-hạnh trước mới đến Trí-tuệ sau, cũng như nói từ Trái đến Phải. Cũng giống như đi nhiễu quanh Phật hoặc Tháp cũng đi từ Trái qua Phải là điểm kết thúc, thuận theo chiều Kim-đồng-hồ. Với quan điểm của Phật giáo là Bi-trí viên dung, tức là giữa đức hạnh Từ-bi và Trí-tuệ phải luôn được song hành, cũng như nói Văn và Võ cũng cần phải song toàn. Nếu một người mới chỉ có lòng Từ-bi thôi thì chưa đủ, hay một người mới chỉ có Trí-tuệ mà thiếu đức hạnh Từ-bi, thì cũng không xong. Thế nên đức Phật được tôn xưng là Bậc Vô-thượng-tôn, Phúc-trí vẹn toàn.    

Tây Phương Tam Thánh

Tóm lại khi sắp xếp bộ thờ Tam-thánh cần phải hiểu rõ ý nghĩa giá trị tu tập như vậy, để không nhầm lẫn giữa pháp môn Từ-bi và Trí-tuệ phải được tương hỗ cho nhau. Tức là có đức hạnh Từ-bi rồi, nhưng cũng cần phải có Trí-tuệ dẫn đường chỉ lối mới rõ ràng các Pháp. Ví như người có Tay-phải rồi nhưng vẫn cần phải có cả Tay-trái thì làm việc mới hiệu quả. Nếu thiếu một Tay tức là như người bị Cụt làm việc sẽ không được thuận lợi.  Cái đó gọi là Bi-trí viên dung, có chỗ cũng đề cao “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, ý muốn nói lấy Trí-tuệ làm sự nghiệp soi đường cho mọi Pháp, cũng chính là tìm ra lẽ Phải, cái Hay, cái Đúng để đi đến đích cuối cùng.  

Hình tượng Phật Di-đà ở giữa bên phải Ngài là Bồ-tát Quan-âm, bên trái Ngài là Bồ-tát Thế-chí, đồng một lòng hướng xuống phía dưới đưa tay ra cứu vớt chúng sinh đang Luân hồi chìm đắm. Với lời thệ nguyện, Phật tích bổn thệ:
“Nhược hữu chúng sanh,
Dục sanh ngã quốc,
Chí tâm tín nhạo,
Nãi chí thập niệm,
Nhược bất sanh giả,
Bất thủ Chánh giác”.

Đại ý đức Phật có lời thệ nguyện: Nếu có chúng sinh, muốn sinh về nước của Ngài, một lòng vui mừng tin niệm Phật, cho đến mười Niệm. Nếu người đó không được Vãng-sinh về nước Cực-lạc thì Ngài đã không thành Phật. Và ngay khi đó đức Phật liền tiếp rước:

“Phật cập Thánh chúng
Thủ chấp kim đài
Lai nghinh tiếp ngã
Ư nhất niệm khoảnh
Sanh Cực lạc quốc.”

Phật và các Bậc Thánh khác tay cầm Đài-vàng cùng đến đón rước, ngay trong khoảnh khắc Niệm Phật nhất tâm vui mừng ấy Người Tu sẽ được Vãng-sinh về miền Cực-lạc.

Với ý nghĩa, mục đích thờ Bộ Tây Phương Tam Thánh hay các Bộ Tam Thánh khác cũng tương đồng như nhau, chủ yếu là giúp Hành-giả tu tập nương nhờ vào Hình-tượng chư Phật và Bồ-tát để noi gương, soi rọi lại chính bản thân mình. Mong muốn tìm ra Phật tâm, hay có chỗ nói Ông Phật của chính bản thân mình, đó mới gọi là chân thật Phật vậy. Nhờ có chư Phật, Bồ-tát thị hiện hình tướng tốt đẹp gia hộ, giáo hóa chúng sinh nói chung mới biết được Phật tâm nơi chính mình. Bởi chúng sinh khắp Mười-phương Pháp-giới, nên chư Phật, Bồ-tát cũng phương tiện thị hiện đủ Mười-phương để giáo hóa, nhằm đưa chúng sinh đến bờ Giải-thoát. Mặc dù chúng sinh có cang cường, Ngũ-trược thâm căn, nhưng như vậy chư Phật và Bồ-tát mới chóng trọn vẹn Hạnh-nguyện tròn đủ ba đức tính, Tự-giác, Giác-tha, Giác-hạnh Viên-mãn. Hay nói Di-đà Thọ-ký, Quan Âm tiếp dẫn, Thế Chí lai nghinh đồng Hành, đồng Sinh Phật quốc.

Thích-ca Tam-thánh

X