Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Ngự Chế Trùng Tuyên Thiền Môn Phật Sự Công Văn Thiện Bản:

Gồm các loại Văn Sớ, Điệp, Biểu, Bảng

Sớ văn

Sớ là một hình thức văn bản cô đọng, bao hàm súc tích ngắn gọn, dễ hiểu để đệ trình, tấu trình dâng lên các Bậc bề trên như Phật, Thánh, Thần Linh,… Sớ văn bao gồm những lời Phật dạy, những lời Pháp ngữ, những bản Linh văn trong chốn Thiền môn. Đó là nỗi niềm, tâm ý khẩn nguyện của con người đối với các Bậc Thánh, Thần. Với những mong muốn giúp cho người sống an vui, vơi bớt đau khổ và người quá cố thoát được cảnh tam đồ, siêu thăng Tịnh độ. Ðó là một sự huyền diệu và là một khoa phạm đặc biệt cũng có khả năng tiêu trừ nghiệp chướng, giải tỏa lo âu phiền muộn. Sớ văn là dạng Văn-bản giấy tờ dùng để biểu bạch lên Tam bảo, hoặc tâu trình lên Phật, Thánh, Thần Linh,…Với ý nghĩa như một văn bằng chứng cứ đích thực, của người tấu trình thành kính dâng lên. Trong đó có cả Dấu-ấn ký tự tên của người tấu, viết làm ra Văn-sớ đó, bao gồm cả phần Ngày, tháng, năm, nơi chốn hiện tại.

Lời văn Sớ cũng là một dạng thể văn Biền-ngẫu do các Bậc Cao-tăng, hoặc các Bậc Thức-giả học vấn uyên thâm mới viết ra được. Không đơn thuần chỉ là lời Văn-khấn nguyện đơn sơ, thô kệch như người thường lầm tưởng.  Ngoài Sớ-văn còn có Biểu-văn, Hịch-văn, Trạng-văn, Điệp-văn,…Vậy Sớ-văn cũng tương đồng như ngày xưa Quan lại dùng Sớ chương tâu dâng lên Vua chúa.

Nội dung của Sớ, Biểu.v.v…căn cứ vào bài kệ trong phẩm “Biểu Bạch” ở tập luận “Thuyết pháp Minh nhẫn” như sau:
Biểu bạch Tam bảo cảnh.
Ðồng biệt trụ trì Phật.
Tiên tán tu thiện thể,
Thứ thán thí chủ ý.
Thánh linh thành Bồ đề,
Thánh chúng nguyện thành tựu.
Hồi hướng pháp giới chúng,
Chư Thiên tăng uy quang.
Nghĩa là: 

Kính bạch lên ngôi Tam-bảo

Kính dâng lên chư Phật, Bồ-tát

Trước tiên là lễ Tán thán Phật

Sau ca ngợi tấm lòng Trai-chủ

Cầu nguyện đều đến quả Bồ-đề

Sớm thành tựu nguyện ước

Hồi hướng về khắp tất cả

Trời người thêm rạng rỡ.

Từ bộ Công Văn Thiện Bản này cho thấy sự nghiêm khắc trong các Văn-sớ có cơ sở y cứ, có khuôn mẫu phép tắc rõ ràng. Với Di-ngôn của Bậc cổ Đức trong lời bài Tựa có viết: ” Tân tục tiền ngôn chi thâm chúc, Phật pháp trường tồn Tông phong vĩnh chấn”. Đại ý nói Người sau kế tiếp lời Di-ngôn phó chúc của Bậc tiền nhân, làm cho Phật pháp lưu truyền rạng ngời mãi mãi lợi ích quần sinh.

自 一 歲 至 十 歲 享 桃 花

自 十 一歲 至 二 十 享 青 春

自 二 十 一歲至 三 十 享 春 光

自 三 十 一歲至 四 十 享 陽 光

自 四 十 一歲至 五 十 享 秋 霜

自 五 十一  歲 至 六 十 享 齡 光

自 六 十 一 歲 至 七 十 享 遐 齡

自 七 十 一 歲 至 八 十 享 壽 耆

自 八 十 一 歲 至 九 十享 耄 耋

自 九 十 一 歲 至 一 百 享耆頤

Cách Xưng Hô Trong Sớ Văn Thường Dùng

Cúng sao: Người đứng cúng gọi là Nhương chủ ( cúng sao )

Lễ về nhà mới ( Tân gia): Người đứng cúng gọi là Trạch chủ, vợ của Trạch chủ là Thất trung. (宅 主 , 室 中 )

Cầu an: Trạch chủ, gia chủ, lễ chủ,

Cầu siêu, cúng tạ mộ, cúng cô hồn,..:Tín chủ; Hiếu chủ , Trai chủ

Khi cầu siêu trong tang lễ, hay tuần thất. Người đứng cúng gọi là hiếu chủ, tang chủ, hiếu quyến, tang quyến. Hiểu tử, hiếu nữ

Trong chùa : Hiếu đồ, pháp quyến, Pháp tử, Pháp tôn. (孝 徒, 法 眷, 法孫)

Ông sơ Cao tổ phụ 高祖父
bà sơ Cao tổ mẫu 高祖母
Chít Huyền tôn 玄孫
Ông Cố Tằng tổ phụ 曾祖父
Bà cố tằng tổ mẫu 曾祖母
Chắt Tằng tôn 曾孫
Ông nội Nội tổ phụ 內祖父
bà nội nội tổ mẫu 內祖母
Cháu nội Nội tôn 內孫
Ông nội đã mất Nội tổ khảo 內祖考
bà nội đã mất nội tổ tỷ 內祖妣
Cháu Nội tôn 內孫
Cháu nối dòng Đích tôn  嫡孫
Ông ngoại Ngoại tổ phụ 外祖父
bà ngoại ngoại tổ mẫu  外祖母
Ông ngoại ngoại công 外公
bà ngoại ngoại bà  外婆
Ông ngoại đã mất Ngoại tổ khảo 外祖考
bà ngoại đã mất ngoại tổ tỷ  外祖妣
Cháu ngoại Ngoại tôn 外孫
Ông nội vợ Nhạc tổ phụ 岳祖父
bà nội vợ nhạc tổ mẫu 岳祖母
Ông nội vợ đã mất Nhạc tổ khảo 岳祖考
bà nội vợ đã mất nhạc tổ tỷ 岳祖妣
Cháu nội rể Tôn nữ tế  孫女婿
Cha đã mất Hiển khảo 顯考
mẹ đã mất hiển tỷ  顯妣
Con trai mất cha Cô tử 孤子
Con gái mất cha cô nữ 孤女
Con trai mất mẹ Ai tử 哀子
Con gái mất mẹ ai nữ 哀女
Con trai mất cả cha và mẹ Cô ai tử 孤哀子
Con gái mất cả cha và mẹ cô ai nữ 孤哀女
Cha ruột Thân phụ 親父
Cha ghẻ Kế phụ  繼父
Cha nuôi Dưỡng phụ 養父
Cha đỡ đầu Nghĩa phụ 義父
Con trai lớn (con cả) Trưởng tử 長子
Con trai lớn trưởng nam 長男
Con trai thứ hai (con kế) Thứ nam 次男
Con trai thứ hai (con kế) Thứ nam 次女
Con trai út Quý nam 季男
Con trai út vãn nam 晚男
Con trai nói chung nam tử 男子
Con gái lớn (con cả) Trưởng nữ 長女
Con gái út Quý nữ 季女
Con gái út vãn nữ 晚女
Con gái nói chung nữ tử 女子
Mẹ ruột Sinh mẫu 生母
Mẹ ruột từ mẫu 慈母
Mẹ mất, cha lấy Vợ nữa gọi là Kế mẫu 繼母
Con của bà vợ nhỏ gọi bà vợ lớn của cha là Đích mẫu 嫡母
Mẹ nuôi Dưỡng mẫu  養母
Mẹ có chồng khác Giá mẫu 嫁母
Mẹ thứ 2 (tức vợ bé của cha) Thứ mẫu 次母

Vợ Cả gọi là Chính Thất, Vợ 2 gọi Thứ Thất, Vợ 3 gọi Trắc Thất, Vợ 4 gọi Á Thất
Mẹ bị cha từ bỏ Xuất mẫu  出母
Bà vú nuôi Nhũ mẫu 乳母
Chú vợ Thúc nhạc 叔岳
Bác vợ Bá nhạc 伯岳
Cháu rể Điệt nữ tế  侄女婿
Chú ruột Thúc phụ 叔父
Vợ của chú Thím = Thẩm 嬸
Bác ruột Bá phụ  伯父
Cháu của chú và bác tự xưng là Nội điệt  內姪
Cha chồng Chương phụ  嫜父
Dâu lớn trưởng tức 長媳
Dâu thứ thứ tức  次媳
Dâu út Quý tức 季媳
Dâu nói chung hôn tử 婚子
Cha vợ (sống) Nhạc phụ 岳父
Cha vợ (chết)  Ngoại khảo 外考
Mẹ vợ (sống) Nhạc mẫu 岳母
Mẹ vợ (chết) Ngoại tỷ   外妣
Rể Tế 婿
Chị, em gái của cha ta kêu bằng cô: Thân cô  親姑
ta tự xưng là Nội điệt 內姪
Chồng của cô Cô trượng 姑丈
Chồng của cô tôn trượng 尊丈
Chồng của dì Di trượng   姨丈
Chồng của dì biểu trượng 表丈
Cậu Cựu Phụ 舅父
Mợ Cựu Mẫu 舅母
Mợ Cấm 妗
ta tự xưng là Sanh tôn 甥孫
Cậu vợ Cựu Nhạc 舅岳
cháu rể sanh tế 甥婿
Vợ Chuyết Kinh 拙荊
vợ chết rồi Tẩn 嬪
ta tự xưng là Lương phu 良夫
Vợ bé Thứ Thê 次妻
Vợ bé trắc thất 測室
Vợ lớn Chánh thất 正室
Vợ sau Kế thất 繼室
Anh ruột Bào huynh 胞兄
Em trai Bào đệ 胞弟
Em trai Xá đệ 舍弟
Em Gái Bào Muội 胞 妹
Em Gái Xá muội 舍 妹
Chị ruột Bào tỷ 胞 姊
Anh rể Tỷ trượng 姊 丈
Anh rể Tỷ phu 姊夫
Em rể Muội trượng 妹丈
Em rể Muội phu 妹 夫
Em rể Khâm Đệ 襟弟
Chị dâu Tợ phụ 似婦
Chị dâu Tẩu 嫂
Chị dâu Tẩu tử 嫂 子
Em dâu đệ phụ 弟 婦
Em dâu Đệ tức 弟媳
Chị chồng Đại Cô  大 姑
Em gái của chồng Tiểu cô 小姑
Anh chồng Phu huynh 夫兄
Anh chồng Đại bá 大伯
Em trai của chồng Phu Đệ 夫弟
Em trai của chồng tiểu thúc 小叔
Chị vợ Đại di 大姨
Em vợ (gái) Tiểu di tử 小姨 子
Em vợ (gái) Thê muội 妻妹
Anh vợ Thê huynh 妻兄
Anh vợ Đại cựu 大舅
Anh vợ Ngoại huynh 外兄
Em vợ (trai) Ngoại đệ 外弟
Em vợ (trai) Thê đệ 妻弟
Em vợ (trai) Tiểu cựu tử 小舅子
Con gái đã có chồng Giá nữ 嫁女
Con gái chưa có chồng Sương nữ 孀女
Cha ghẻ (con tự xưng) Chấp tử 執子
Tớ trai Nghĩa bộc 義僕
Tớ gái Nghĩa nô 義奴
Cha chết trước, rồi đến ông nội chết. Tôn con của trưởng tử đứng để tang,

gọi là Đích tôn thừa trọng 嫡孫承重
Cha chết chưa chôn Cố Phụ 故父
Mẹ chết chưa chôn Cố mẫu 故母
Cha chết đã chôn Hiển Khảo  顯 考
Mẹ chết đã chôn Hiển Tỷ 顯 妣
Mới chết Tử 死
Đã chôn hay hỏa táng Vong 亡
Anh ruột của cha Đường Bá 堂伯
mình tự xưng là Đường Tôn 堂孫
Em trai của cha Đường thúc 堂叔 
Chị và em gái của cha Đường cô 堂 姑
Anh em bạn với cha mình Niên Bá 年伯
Anh em bạn với cha mình Quý Thúc 季叔
Anh em bạn với cha mình Lệnh cô 令姑
mình tự xưng là Thiểm Điệt 忝姪
mình tự xưng là Lịnh Điệt 令姪
Bác của cha mình Tổ bá 祖伯
Chú của cha mình Tổ Thúc 祖叔
cô của cha mình Tổ Cô 祖姑
Con cháu thì tự xưng là Vân tôn 云孫
gia tiên bên nội nội gia tiên 內家先
gia tiên bên ngoại ngoại gia tiên 外家先
Con thừa lệnh mẹ đứng ra cúng cho cha: Cung thừa mẫu mệnh 恭承母命
Con thừa lệnh cha đứng ra cúng cho mẹ: Cung thừa phụ mệnh 恭承父命

X