Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

A. Mã Số Định Danh Cá Nhân:

Mã định danh cá nhân chính là số thẻ Căn cước Công dân.

I.Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP:

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Mã định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.

II.Thông tư 59/2021/TT-BCA  hướng dẫn:

Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh có các số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

TỉnhTỉnhTỉnh
Hà Nội1Thái Bình34Đắk Nông67
Hà Giang2Hà Nam35Lâm Đồng68
Cao Bằng4Nam Định36Bình Phước70
Bắc Kạn6Ninh Bình37Tây Ninh72
Tuyên Quang8Thanh Hóa38Bình Dương74
Lào Cai10Nghệ An40Đồng Nai75
Điện Biên11Hà Tĩnh42Bà Rịa – Vũng Tàu77
Lai Châu12Quảng Bình44Hồ Chí Minh79
Sơn La14Quảng Trị45Long An80
Yên Bái15Thừa Thiên Huế46Tiền Giang82
Hòa Bình17Đà Nẵng48Bến Tre83
Thái Nguyên19Quảng Nam49Trà Vinh84
Lạng Sơn20Quảng Ngãi51Vĩnh Long86
Quảng Ninh22Bình Định52Đồng Tháp87
Bắc Giang24Phú Yên54An Giang89
Phú Thọ25Khánh Hòa56Kiên Giang91
Vĩnh Phúc26Ninh Thuận58Cần Thơ92
Bắc Ninh27Bình Thuận60Hậu Giang93
Hải Dương30Kon Tum62Sóc Trăng94
Hải Phòng31Gia Lai64Bạc Liêu95
Hưng Yên33Đắk Lắk66Cà Mau96
Bảng mã định danh các tỉnh Tp

III. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó:

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

Dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Mỗi một mã định danh đều gắn với các thông tin cơ bản của một cá nhân. Các thông tin này được Bộ Công an thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của người được cấp trong những trường hợp cần thiết.

IV. Mã định danh tích hợp những thông tin 

01.Họ tên khai sinh;

02.Ngày tháng năm sinh;

03.Giới tính;

04.Nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại…

05.Quê quán;

06.Dân tộc;

07.Tôn giáo;

08.Thông tin về người thân hoặc người đại diện hợp pháp;

09.Thông tin chủ hộ và các thành viên trong gia đình;

10.Ngày tháng năm chết hoặc mất tích…

V. Tra cứu mã định danh cho trẻ em

Việc tra cứu số định danh cho trẻ em được thực hiện trực tiếp trên Giấy khai sinh.

Nếu tìm thấy số định danh của trẻ trên giấy khai sinh, phụ huynh có thể liên hệ Công an khu vực nơi đăng ký khai sinh cho trẻ để được cung cấp.

Khi đi lấy số định danh cá nhân cho con, phụ huynh cần mang theo Giấy khai sinh của con và các giấy tờ chứng minh nhân thân như Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.

Ảnh minh họa

VI.Tra cứu mã định danh cho người chưa có Căn cước công dân

Người chưa có Căn cước công dân tra cứu số định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú theo các bước:

Bước 1: Truy cập địa chỉ Dịch vụ công Quốc gia:  

https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html

Sau đó chọn Đăng nhập

Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, nếu chưa có tài khoản thì nhấn Đăng ký và làm theo hướng dẫn.

Bước 3: Chọn biểu tượng LƯU TRÚ tại trang chủ để tra số định danh cá nhân.

Bước 4: Số định danh cá nhân sẽ hiển thị mục THÔNG TIN NGƯỜI THÔNG BÁO.

B. Các Loại Tài Khoản:

Nhân tiện việc chia sẻ về Mã Số Định Danh, trong thời công nghệ, ứng dụng như hiện nay. Chúng tôi xin đóng góp thêm việc quản lý, bảo vệ Thông-tin về các Tài-khoản cá nhân của bản thân mỗi người khi sử dụng Điện Thoại Smartphone (Điện thoại thông minh). Việc yêu cầu đầu tiên của Điện Thoại Smartphone với người dùng là phải có tài khoản Google để đăng nhập và quản lý các ứng dụng. Trong đó bao gồm có các tài liệu, tài khoản về Danh bạ, Gmail, Zalo, Facebook, Messenger, tài khoản VETC giao thông, tài khoản Ngân hàng,… khi người dùng đã đăng nhập và quản lý được các tài khoản đó cố định lần đầu. Từ Điện thoại Smartphone, hay Máy tính bảng, hay các thiết bị thông minh khác bằng Sim số điện thoại chính chủ, người dùng Đăng Nhập lần đầu sẽ bao gồm các loại tài khoản cố định kể trên, một cách chính xác ổn định. Thì Mọi người nói chung, hay bạn bè, người thân sẽ dễ dàng liên hệ và nhận ra được mình, nhất là có Hình ảnh hay Khẩu hiệu biểu thị đặc trưng riêng biệt.

Tìm kiếm trên Google

Vì lý do nào đó Điện thoại hay các thiết bị thông minh khác bị hư hỏng, hoặc mất mát,… thì người dùng vẫn có thể Đăng Nhập lại các loại Tài khoản trên được một cách bình thường. Nhưng điều kiện bắt buộc là phải có Số điện thoại chính chủ cố định, và phải ghi nhớ tên các tài khoản kể trên, và mật khẩu để Đăng Nhập. Khi đó Danh bạ, Zalo, Gmail,… cũ đang dùng mới có thể hiển thị như cũ và không bị thay đổi hay mất mát gì, nhất là các tài liệu Gmail quan trọng.

Đăng nhập Tài khoản Google

Vì lý do phải thay đổi điện thoại khác, nhiều người không nhớ các loại Tài khoản trên , nên không thấy có Danh bạ thường liên lạc, mọi người trên Zalo hoặc Facebook,… nên rất bối rối. Vì lý do đó chúng tôi xin chia sẻ cùng mọi người quan tâm, tự ghi nhớ cách quản lý các loại Tài khoản trên của chính mình. Nhất là tài khoản thường hay sử dụng phổ biến như hiện nay là Zalo.

Đăng nhập Tài khoản Zalo

Cách Đăng Nhập các loại Tài khoản trên về cơ bản đều giống nhau như Tên tài khoản ( Nick name) và Mật khẩu (password), đặc biệt là Số điện thoại. Ví như Tài khoản Gmail: kyvaya32@gmail.com

Hay như Tài khoản Camera dùng để coi nhà, đặc biệt là Tài khoản Ngân hàng đăng nhập trên Điện thoại nếu không ghi nhớ sẽ rất phiền phức cho người dùng. Vì phải đến Ngân hàng khai báo để cài đặt lại Mật khẩu, …

Đăng nhập Tài khoản Ngân hàng Agribank

Trên đây là một số lý do khiến người dùng Điện thoại Smartphone (Điện thoại thông minh), cần lưu ý. Dưới đây bổ sung thêm Cách kiểm tra SIM ( 3 nhà mạng thường dùng) của mình đã đăng ký chính chủ hay chưa.

C. Cách kiểm tra SIM của mình đã đăng ký chính chủ hay chưa:

I.Bên cạnh việc kiểm tra sim chính chủ thông qua tin nhắn với tổng đài 1414.

Soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động như: Viettel, VinaPhone và MobiFone 

Thông tin gửi về sẽ là: họ tên; ngày sinh; số CMND (hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước), nơi cấp giấy tờ tùy thân; danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với thuê bao là cá nhân); tên tổ chức, số giấy chứng nhận pháp nhân (đối với thuê bao là tổ chức). Trong trường hợp nhận kết quả trả về không trùng khớp với thông tin cá nhân, chủ thuê bao cần đến các điểm giao dịch của nhà mạng để tiến hành đăng ký SIM chính chủ của mình.

Theo đó người dùng cần mang đầy đủ các giấy tờ như CMND, hay Căn cước công dân, bản gốc và 1 bản photo (không cần công chứng). Ngoài ra, người dùng sẽ phải cung cấp đủ 5 số thuê bao thường xuyên gọi thoại hoặc nhắn tin tính từ 30 ngày gần nhất.

II.Người dùng có thể tự kiểm tra và bổ sung thêm các thông tin về Sim điện thoại của chính mình. Qua các trang mạng bằng Máy tính hoặc Điện thoại Smartphone (Điện thoại thông minh).  

1. Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Viettel:

https://vietteltelecom.vn

Đăng nhập Tài khoản Viettel

2. Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao MobiFone:

https://www.mobifone.vn

Đăng nhập Tài khoản Mobifone

3. Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Vinaphone:

http://my.vinaphone.com.vn

Đăng nhập Tài khoản Vinaphone

Sau khi đăng nhập vào trang web, người dùng cần Đăng Nhập hoặc Đăng Ký bằng Số điện thoại cần Kiểm tra. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn như: Cập nhật ảnh 2 mặt CMND và ảnh chân dung,… để bổ sung thông tin chính xác.

X