Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Chùa đang trùng tu

Khía cạnh của một vị Trụ trì, Trụ trì được gọi là:

“Trụ pháp Vương gia

Trì Như-lai tạng”

Đại ý nói về Người trụ trì rằng: “Trụ” tức là ở trong ngôi nhà của Như-lai, “Trì” là giữ gìn Tạng giáo Pháp của Phật. Nói gọn Trụ trì là người ở trong Phật Pháp, hành trì những gì Phật trao truyền chỉ dạy, tự lợi ích mình và lợi ích mọi người.

Trụ trì lúc đầu tiên nhận trách nhiệm ngôi Chùa, cũng được ghi nhận “ Nhập Tự hợp thiên Đàm-hoa hiện. An cư đắc địa lợi nhân thiên”.  Từ đó biết bao nhiêu công việc, trọng trách gánh trên vai của một người làm chủ một Ngôi chùa, làm chủ chính mình, một người dấn thân vào con đường “ Ngược dòng”. Không phải than trách mà là một lời tâm sự xin chia sẻ cùng mọi người:  

NỖI KHỔ TRỤ TRÌ

Trụ Trì khổ lắm ai ơi

Làm dâu trăm họ người đời khen chê

Tối ngày tất bật bộn bề

Đói no ai biết , não nề ai hay

Một mình lo chuyện dựng xây

Quét chùa, nhổ cỏ, trồng cây , lau nhà

Gạo cơm, điện nước bôn ba

Trụ Trì lo chạy kiếm tha mang về

Kể ra ruột thắt ê chề

Bà con trách móc Cam Lê thế à

Trụ Trì lo bảy lo ba

Lo tâm, lo trí chánh tà phân minh

Tham Thiền , Giảng Đạo , Thuyết Kinh

Thức khuya, dậy sớm một mình tư duy

Soi tâm quán chiếu nghĩ suy

Gạn lọc tạp niệm đẩy đi ra ngoài

Trụ Trì đâu có gì oai

Ăn mày lộc Phật , ngó coi giữ chùa

Thật tâm mà nói không đùa

Một đời theo Phật , hơn thua làm gì

Người chưa hiểu đạo so bì

Đem tâm đố kỵ sầm sì đôi co

Trụ Trì trăm việc phải lo

Ngồi không một chỗ ai cho nhang dầu

Nhiều khi trách móc buồn rầu

Thân này sao chẻ cái đầu làm năm

Trụ Trì chỉ biết lặng thầm

Bà con đừng có HIỂU NHẦM THẦY CÔ!”

ST Tâm Tín 2018”

Cũng giống như một vị Sếp ở thế gian, không biết khổ vui hay tự hào đây:

10 ĐIỀU LÀM SẾP:

1. Ốm đau ư? Chuyện xa xỉ, tống thuốc vào mồm (loại liều cao ấy) rồi bò đến công ty để chiến đấu. Sếp lúc nào cũng phải mạnh mẽ, vui tươi & khỏe hơn lính.

2. Lương & thu nhập ư? Giống như kiếp con chó, con lợn, luôn chấp nhận là kẻ ăn cuối cùng, cơm thừa, canh cặn sau khi tất cả nhân viên đã đủ đầy, ấm no. Không làm được thế, next nhé sếp.

3. Làm việc 8 tiếng/ngày? Mơ ngủ hả sếp? Sếp bị  điên, thần kinh hay đầu óc ấm ớ? Cái đó là để dành cho nhân viên nhá! Còn sếp, nhớ làm việc 20 tiếng/ngày thôi đấy. Còn đâu, nghỉ ngơi mà giữ sức khỏe.

4. Vui chơi ư? Nếu có vui thì nhớ đem công việc đi cùng nhé, vui gì, chơi gì thì cũng phải có mục đích, mang lại hiệu quả cho công ty, đừng có vui vớ vẩn vì cuối tháng phải ký bảng lương để anh em đảm bảo cuộc sống đấy. Nhớ đấy!

5. Được lắng nghe, thấu hiểu, quan tâm? Mơ à cưng? Đấy là việc mà cưng phải làm, phải tâm lý. Xong việc thì cho cưng về. Nhá!

6. Công ty có vị trí nào thiếu, sếp tự điền tên mình vào nhé, kiểu như bốc vác, bấm dây mạng, sửa máy tính, máy in, thiết kế logo, iso, group, fan page, viết dự án rồi tự đi mà thuyết trình… Sếp mà, kiêm nhiệm hết đê. Nhân viên chỉ làm từng việc một thôi.

7. Chế độ bảo hiểm, y tế, xã hội, thất nghiệp, hưu trí…? Cái này không dành cho sếp nhé, tập trung vào lo cho anh em trước đi, nếu không thì chuẩn bị tinh thần ra vành móng ngựạ, mà hí, mà hét với các quan anh.

8. Than thở? Ông điên à? Việc của ông là vui tươi, là mạnh mẽ, truyền cảm hứng, là tấm gương, tiêu điểm cho mọi người nhìn vào. Đừng có mất hình ảnh đấy nhé!

9. Nhà lầu, biệt thự, xe hơi, tiền trong tài khoản riêng của sếp ư? Đấy là tài sản dự phòng của công ty nhé. Sếp có trách nhiệm ở đấy trông coi, gìn giữ và bảo quản.

10. Được bảo vệ? Sếp xem lại đi, ngẩn vừa vừa thôi. Luật lao động là bảo vệ giai cấp chúng tôi nhé; Luật bảo hiểm là bảo vệ chúng tôi nhé; Luật thuế là trách nhiệm của sếp; Luật doanh nghiệp là thứ sếp phải tuân thủ nhé; Làm x gì có luật bảo vệ quyền lợi nào của các sếp mà mơ mộng.( Sưu tầm 2020)

Câu nói “ Hảo Tự ố Tăng” là có thật, bởi chỉ có người trong cuộc tức người Trụ trì mới thấu hiểu được cái giá trị và trọng trách của mình khi làm chủ một Ngôi chùa. Bởi biết bao sóng gió cuộc đời mang lại không sao tránh khỏi, không sao không thể không liên quan can sự vào. Ví như việc đất cát của Chùa gần nhà dân, gần khu vực công gì đó thì vệc liên quan là không thể. Chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều vị Sư cũng phải lời qua tiếng lại để giữ đất của Chùa, mặc dù đất sổ đỏ Chùa không mang tên sở hữu của mình. Hết cuộc đời lại trở về với cát bụi mà thôi, Chùa cũng là của công, với câu nói “ Đất Vua, Chùa lang” là hiển nhiên.  

X