Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Sơ lược lịch sử Chùa An Ngoại ( Nhãn Long Cổ Tự )

LỊCH SỬ CƠ BẢN

VỀ CHÙA AN NGOẠI ( NHÃN LONG CỔ TỰ)

本寺住持僧日光抄錄依碑

Chuông đúc năm 1841

I. Phần 1 Chuông

01.眼龍寺鐘

02.維先縣安剩社外村,為有造鑄洪鐘事茲本村官員太老

03.計一功德高登臺陳曰理阮進祿劉世財裴名聲黎德明…進供一貫

04.本寺臣僧字法潤

05.紹治元年歲次辛丑玖月拾貳日造禱洪鐘

II.Phần 2 Bia Ký

Bia đá năm 1918

第一碑

啟定弎年造

06. 第一祖師摩訶比丘譚瞻質直勤儉禪師肉身菩薩,貫興安省快州府扶渠縣金香總范舍社高氏,生於戊申年十一月十一日作碑,卒於丁巳年十二月十九日戌碑

07.皇朝啟定萬年之(㞢)三,歲在戊午年十二月初九日

第二碑

保大四年十月十一日立石碑

08.大南國河南省維先縣先合總安外社

09.尼長比丘戒譚焉貫本縣藍求館衙社

III. Phần 3 Bộ Cột Đá ( Gồm 20 Cột Đá )

10.本社鄉老供進石柱一株價銀貳拾元

11. 本社公子合供進石柱一株價銀貳拾元

IV. Phần 4 Cái Nóc( Long-cốt ) ghi chép

皇南保大歲戊辰拾壹月貳拾五日重修吉

Long cốt trùng tu năm 1928

Phần Phiên Dịch

Trụ trì Tỳ-kheo Thích Nhật Quang phiên dịch và lưu trữ

Căn cứ bài Minh trên quả Chuông, và Hai tấm Bia đá, cộng với bộ Cột-đá còn lưu trữ lại tại chùa ghi đại ý:

I. Phần 1 Chuông

01.Tên hiệu Chuông chùa là “Nhãn Long Tự Chung” ( Chuông chùa Nhãn Long )

02. Duy Tiên huyện, An Thặng xã, Ngoại thôn. Dân thôn cùng các Bô lão chung tay công đức đúc Chuông.

03. Liệt kê những người Công-đức đúc Chuông:

Cao Đăng Đài, Trần Viết Lý, Nguyễn Tiến Lộc, Lưu Thế Tài, Bùi Danh Thanh, Lê Đức Minh,… Tiến cúng 1 Quan tiền  

04. Bản Tự Tăng Trụ Trì, Tự Pháp Nhuận.

05. Thiệu Trị nguyên Niên, tuế thứ Tân Sửu, Cửu nguyệt, Thập Nhị nhật tạo Hồng Chung

Vua Thiệu Trị năm đầu Tân Sửu 1841, Tháng 9, ngày 12 tạo đúc quả Chuông này.( Đến năm 2023 là 182 năm)

II. Phần 2 Bia Ký ( Gồm 2 tấm Bia đá)

A. Bia đá 1: Khải Định tam niên tạo

( Tạo năm Khải Định thứ 3, tức 1918)

06. Tổ sư thứ nhất Tỳ-kheo Đàm Chiêm ( Có Tháp mộ tại Chùa). Ngài họ Cao quê quán ở xã Phạm Xá, tổng Kim Hương, huyện Phù Cừ, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa. Ngài sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Thân (1788). Mất ngày 19 tháng 12 năm Đinh Tỵ ( 1857) thọ 70 tuổi.

07. Bia đá này được tạc ngày 09 tháng 12 năm Mậu Ngọ 1918, thời vua Khải Định năm thứ 3  

Vậy Tổ sư Thích Đàm Chiêm tự Pháp Nhuận, Năm 1841 Ngài đúc Chuông. Ngài mất ngày 19 tháng 12 năm 1857 ( Đinh Tỵ )

B. Bia đá 2

Bảo Đại tứ niên, thập nguyệt, thập nhất nhật lập thạch bi

( Ngày 11 tháng 10 năm 1928 vua Bảo Đại thứ tư, lập Bia này)

08. xã An Ngoại, tổng Tiên Hợp, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ( Địa chỉ Bia số 2 ghi)

09. Ni trưởng giới Tỳ-kheo Đàm Yên, quê quán xã Quán Nha, huyện Lam Cầu ( xưa)

Vậy Ni trưởng có Pháp danh là Thích Đàm Yên, không rõ ngày sinh, ngày mất. Chúng tôi được các Kỳ lão ở làng kể lại Cụ Ni già mất khoảng cuối năm 1963. Nên chúng tôi thống nhất Giỗ Tổ Hiệp kỵ chung vào ngày 19 tháng 12 hàng năm.

III. Phần thứ 3 Bộ Cột Đá Chùa

Gồm 20 Cột đá đại ý ghi tên người cúng tiến, giá tiền cung tiến

10.Hội người cao tuổi xã cung tiến 1 cột giá 20 Nguyên

11. Hội Thanh niên xã cung tiến 1 cột giá 20 Nguyên

Các Cột đá khác cũng khắc ghi tương tự.

IV. Phần 4 Cái Nóc( Long-cốt ) ghi chép

Nghĩa: Thời vua Bảo Đại, năm Mậu thìn 1928, tháng 11, ngày 25 trùng tu giờ tốt lành.

Toàn bộ Câu-đối Chùa được khắc in trực tiếp vào cột đá, chữ sơn đen nhánh. Chúng tôi đã ghi chép lại và phiên dịch cả ngữ, nghĩa đại ý như sau:

01.歡 喜園開畢鉢花

装嚴寳現瑜伽坐

Hoan hỷ viên khai Tất-bát hoa

Trang nghiêm bảo hiện Du-già toạ

Nghĩa:

Vui thay đất báu nảy hoa Bồ-đề ( Tất-bát-la-hoa)

Rực rỡ đài vàng Phật ngự trên

02.西 域 有 神 傳 祖 印

 南 交 崇 佛 創 僧 皆

Tây vực hữu Thần truyền Tổ-ấn

Nam giao sùng Phật sáng Tăng giai

Nghĩa:

Tây thiên Phật-tổ hằng lưu dấu

Việt Nam ngưỡng mộ có Tăng truyền

03.楊 枝 水 可 淨 塵 心

貝 葉 經能開 俗 障

Dương chi thủy khả tịnh trần tâm

Bối-diệp kinh năng khai tục chướng

Nghĩa:

Cành dương tưới mát lòng tươi đẹp

Bối-diệp kinh truyền mở đường mê  

04.外 遶 湾 江 魚 自 偈

旁 遮 古 樹 鳥 聞 經

Ngoại nhiễu loan giang ngư tự kệ

Bàng già cổ thụ điểu văn kinh

Nghĩa:

Ngoài thềm cổ thụ chim Thính-pháp

Bên Song nước chảy cá nghe Kinh

05.光 開 覺 路 丈 金 龜

穩渡 迷 津 憑 寶 筏

Quang khai giác lộ trượng kim quy

Ổn độ mê tân bằng bảo phiệt

Nghĩa:

Mở đường Giác-ngộ bờ kia đến

Cứu độ quần mê tới liên đài

06.佛 本 慈 悲 能 救 苦

人 惟 善 信 可 依 歸

Phật bản từ bi năng cứu khổ

Nhân duy thiện tín khả y quy

Nghĩa:

Phật vốn Từ-bi, thường cứu khổ

Nhân sinh an lạc hãy Quy-y

PHẦN THỨ TƯ

KẾT LUẬN CHUNG

Như vậy căn cứ vào các mốc tích ( Phía trên ) còn lưu lại tại chùa Nhãn Long hiện nay, chúng tôi tạm đưa ra những nhận định cơ bản như sau:

Về lịch sử chùa An Ngoại theo tên chữ là Nhãn Long Tự

01. Tên Hiệu Chùa ( Ghi trên quả Chuông )

02. Địa danh ( Ghi trên quả Chuông và Bia đá )

03. Danh tính Tổ sư Trụ trì, ngày giỗ kỵ ( Ghi trên Bia đá)

04. Khoảng mốc thời gian đúc Chuông ( Ghi trên Chuông )

05. Danh tính các gia chủ cung tiến trong quá trình xây dựng Chùa

06. Năm trùng tu gần đây nhất là 1928 ghi chép trên cái Nóc chùa vẫn còn, nhưng giờ đã bị hư hoại

( Ghi trên Chuông, Bia đá, Nóc và Bộ cột đá Chùa)

Phần cơ bản chính tên hiệu Chùa theo tên Tự (chữ) là Nhãn Long Tự, nghĩa là Chùa Nhãn Long, theo tên Làng là Chùa An Ngoại. Vì Chùa thuộc phạm vi làng An Ngoại, Tiên Hiệp, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xưa. Đây là một trong những cách gọi phổ thông của những Ngôi chùa Việt Nam từ ngàn xưa, như chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Mía,…  Sau những thay đổi về địa danh vùng miền đến năm 2012 chùa An Ngoại thuộc Thôn An Ngoại, xã Tiên Hiệp, Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Tên tự chùa vẫn là Nhãn Long Tự.

Tổ sư thứ nhất Trụ Trì Tỳ-kheo Đàm Chiêm, Tự Pháp Nhuận ( Có Tháp mộ tại Chùa). Ngài họ Cao quê quán ở xã Phạm Xá, tổng Kim Hương, huyện Phù Cừ, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa. Ngài sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Thân (1788). Mất ngày 19 tháng 12 năm Đinh Tỵ ( 1857) thọ 70 tuổi. Bia đá thứ nhất nội dung ghi chép đại ý như vậy. Tổ sư đúc quả Chuông này Ngày 12 tháng 9, Vua Thiệu Trị năm đầu Tân Sửu 1841, ( Đến năm 2023 là 182 năm). Lúc đó trong Làng đã có tới 6 dòng họ đều có tên người công đức Cúng tiến được khắc ghi trên quả Chuông. Chúng tôi đã ghi chép tạm 6 Người của 6 dòng họ.

Như vậy Ngôi chùa được xây dựng từ năm nào cũng vẫn chưa rõ, trên quả Chuông chỉ khắc ghi ngày tháng năm đúc Chuông. Thiết nghĩ Ngôi chùa phải được xây dựng từ trước đó, và Bộ cột đá Chùa chỉ ghi tên tập thể, cá nhân Cung tiến trị giá mỗi Cột là 20 Nguyên tiền ( khoảng 20 Quan tiền).  

Mãi đến năm Khải Định thứ 3, là 1918 tức 61 năm sau, Ni trưởng giới Tỳ-kheo Đàm Yên, quê quán xã Quán Nha, huyện Lam Cầu ( xưa) mới tạc Bia đá ghi chép lại công trạng và ngày mất của Tổ sư. Vì tấm Bia đá này được tạc ngày 09 tháng 12 năm Mậu Ngọ 1918, thời vua Khải Định năm thứ 3.

Nhưng Ni trưởng có Pháp danh là Thích Đàm Yên, không rõ ngày sinh, ngày mất, phần Tháp mộ được chúng tôi tôn tạo lại năm 2018. Chúng tôi chỉ được các Kỳ lão ở làng kể lại Cụ Ni già mất khoảng cuối năm 1967 hoặc trước đó vài năm. Nên chúng tôi thống nhất Giỗ Tổ Hiệp kỵ chung vào ngày 19 tháng 12 (Âm lịch) hàng năm. Trên Bia đá thứ 2 chỉ khắc ghi Ngày 11 tháng 10 năm 1928 vua Bảo Đại thứ tư, lập Bia này, nội dung chỉ ghi chép tên người Công đức và tên Ni trưởng cùng quê quán như vậy.

1.Tóm lại quả Chuông được đúc, Ngày 12 tháng 9, Vua Thiệu Trị năm đầu Tân Sửu 1841,

Đến năm 2023 là 182 năm

2. Bia đá 1 được tạc ngày 09 tháng 12 năm Mậu Ngọ 1918, thời vua Khải Định năm thứ 3  

3. Bia đá 2 được tạc Ngày 11 tháng 10 năm 1928 vua Bảo Đại thứ tư

4.Phần Bộ Cột đá không ghi ngày tháng năm làm

5. Năm trùng tu gần đây nhất là Năm Mậu thìn 1928. Tính đến Năm 2023 là 95 năm

Khoảng năm 2005 Dân làng có trùng tu cơ bản thêm một lần nữa.

Đến năm 2023, chúng tôi Đại trùng tu xong toàn bộ khuôn viên Chùa.

Tam Quan Chùa An Ngoại
Chùa An Ngoại 2022- Nhãn Long Cổ Tự
Chùa An Ngoại 2023 – Nhãn Long Cổ Tự

Phần Tham khảo

Tiền tệ cổ xưa.

Tham khảo các triều đại Việt Nam từ thời nhà Hậu Lê trở đi, đã định giá một quan tiền quý là 600 đồng

Theo tỷ số xưa thì 1 quan là 10 tiền; 1 tiền là 60 đồng nếu là tiền Quý còn gọi là “Quan quý”; còn trong dân gian thì chỉ có 30 đồng tiền gián (Quan Gián).

Với người Trung Hoa một quan tiền là 1000 đồng và lệ hối đoái là một quan tiền có giá trị bằng một lạng bạc ròng.

Tên gọi đơn vịChữ HánGiá trị tại Việt NamGiá trị tại Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Hoa,
đồng文 Văn
tiền陌 Mạch36-60 đồng100 đồng
1 quan貫 Quán, 元 Nguyên360-600 đồng1000 đồng
X