Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Giá Trị Ý Nghĩa Căn Bản Của Lễ Vu Lan Báo Hiếu

A. Nghi Lễ Vu Lan Báo Hiếu ( Trì tụng kinh Vu Lan )

I. Trang trí phông, biển, bảng, khẩu hiệu,… về ngày lễ Vu Lan

( Thuyết giảng Ý nghĩa Kinh Vu Lan và Đạo Hiếu,… liên hệ các bộ kinh về chữ hiếu như Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh,…)

II. Thỉnh chư Tăng chứng minh ( Chương trình diễn văn riêng)

III. Đạo tràng đồng thanh tụng kinh Vu Lan

B. Nghi Thức Cài Hoa Hồng.

Căn cứ theo bản nghiên cứu, “Kinh Vu lan – Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya ( Chúc Phú) 17/01/2015 18:47. Một bản kinh khá ngắn và có mặt trong cả hai truyền thống, nhưng với Phật giáo Bắc truyền thì được biến thành một sự kiện lễ hội quần chúng, đem đến sự chuyển hóa thánh thiện trong tâm thức của nhiều người, và nhẹ nhàng lan tỏa ảnh hưởng của Phật giáo đến với số đông chưa phải là Phật tử; điều đó cho thấy tính năng động sáng tạo của các nhà hoằng pháp, kể cả vai trò hộ pháp của các vị quân vương Phật tử tại Trung Hoa trong thời kỳ đầu. Do vậy Lễ hội Vu lan theo Bắc truyền hay Lễ hội Uttara, theo Kinh tạng Nikāya, là một sáng tạo văn hóa thấm đẫm trí tuệ, cần được ghi nhận, bảo tồn và tán thán”. Xin nhận định rõ hơn về Nguồn-gốc và Ý-nghĩa của bản Kinh Vu-lan, cũng như ý nghĩa của lễ hội Vu-lan, nghi lễ Bông Hồng Cài Áo .Đại ý gồm các đặc điểm như sau:

I. Căn cứ các bản phiên dịch như Kinh Vu-lan và Báo-hiếu, kinh Vu-lan và kinh Đại-báo- phụ-mẫu-trọng-ân,… Ý nghĩa tóm gọi chung giống nhau là Kinh Vu Lan Báo Hiếu.

II. Ý nghĩa căn bản chính của bản kinh Vu-lan là  nói đến lòng hiếu thảo của người làm con. Báo đền công ơn cha mẹ, tổ tiên sinh thành dưỡng dục. Phương pháp báo hiếu đạt được hiệu quả và đúng chính Pháp.

III. Trên nền tảng bản Kinh Vu-lan mà sản sinh ra các nghi thức Vu-lan Báo-hiếu, Vu-lan Thắng-hội, Lễ Vu-lan Bông-hồng-cài-áo,… ngày lễ Vu Lan cũng được gọi là ngày Xá tội vong nhân.

IV. Nghi lễ cài hoa hồng, hay còn gọi là Bông Hồng Cài Áo. Được xuất xứ từ năm 1962 khi Thiền sư Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong đó Ngài giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Thiền sư nói đại ý : Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Thiền sư cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho Ngài trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.

Lúc đó Thiền sư Nhất Hạnh được một số Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi. Họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo. 

Năm 1967, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Thiền sư Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong ngày lễ Vu Lan. Từ đó trở thành một lễ hội truyền thống của Phật giáo kéo dài đến hết tháng Bảy âm lịch hàng năm, tùy thời gian các Chùa tổ chức.

V. Sau này phát triển rộng rãi nghi lễ Bông Hồng Cài Áo, có thêm các màu đầy đủ như:

1. Hoa Hồng màu Đỏ ý nghĩa là còn cả Cha và Mẹ.

2. Hoa Hồng màu Trắng ý nghĩa là đã mất cả Cha và Mẹ.

3. Hoa Hồng màu Hường ( Hồng ) ý nghĩa là đã mất Cha hoặc Mẹ.

4. Hoa Hồng màu Vàng dành cho Người Xuất-gia, với ý nghĩa chung dành trọn vẹn lòng Hiếu-hạnh cho khắp cả Cha và Mẹ trong Ba-cõi.

VI. Tản Văn Về Ý Nghĩa Cài Bông Hoa Hồng.

Nghi thức Cài Hoa Hồng thể hiện rõ giá trị, ý nghĩa Đạo-hiếu của người làm con đối với Cha-mẹ, Ông-bà. Bao gồm cả hai lĩnh vực “Âm siêu-Dương Khánh”, tức là mong cầu Bình An, tốt đẹp với người còn sống; tưởng nhớ, cầu nguyện với người đã khất được siêu thoát. Trong dịp lễ Vu-lan tháng Bảy âm lịch, truyền thống hàng năm của giới tín đồ Phật giáo.

Mùa Vu-lan đến, bằng tất cả những áng văn chương, những lời Thơ-ca, văn từ thật xúc động nhất xuất phát từ con tim chân thành. Lòng Hiếu-thuận của người con hiền, cháu thảo hướng đến Cha-mẹ, Ông-bà hiện tại hoặc đã khuất bóng. Hãy tự mình làm gương và nêu cao tinh thần Hiếu-Hạnh cho lớp con trẻ sau này tiếp bước chính Ta. Trên tinh thần ” Uống nước nhớ nguồn” , hay câu :

” Cây có gốc nở cành, xanh lá

Nước có nguồn bể cả sông sâu

Người ta nguồn gốc từ đâu

Trước có Tiên-tổ, rồi sau có mình”

Đây chính là dịp mà mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần và hành động thiết thực nhất đối với hai Đấng sinh thành của mình. Hãy tự mình làm một việc cụ thể có giá trị, ý nghĩa nhất trong phạm vi bản thân, khả năng của chính mình.

” Nếu mình Hiếu với Mẹ-cha

Thì con cũng Hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở Vô-nghì

Đừng mong con Hiếu làm gì uổng công.”

1. Khi mang Bông Hồng Đỏ tươi thắm, con vui mừng hạnh phúc biết bao, vì thấy mình thật diễm phúc là vẫn còn có đủ cả Mẹ và Cha. Luôn cố gắng tinh cần trên đường Đạo, quyết giữ lòng Hiếu-thảo đối với Mẹ-cha, quyết noi theo gương sáng đức Mục-liên, làm con Thảo báo đền công sinh dưỡng.

2. Khi mang Bông Hồng Trắng, con xót xa biết mình thật thiếu phước vì đã mất đi hai Đấng sinh thành trên cõi đời. Lòng ngậm ngùi cảm xúc trào tuôn, nguyện cầu Phật độ vong linh hồn Cha và Mẹ, nơi cao xa xin hãy cứ yên lòng. Ở nơi đây con vẫn luôn mạnh khỏe, vẫn an lành trong ánh đạo Như-lai, vẫn giữ gìn Năm-giới và Quy y. Xin khấn nguyện những điều an lành nhất đến với mình, cùng với tất cả nhân sinh.

3. Khi mang Bông Hồng Hường, con xót xa biết mình thật thiếu phước vì đã mất đi một trong hai Đấng sinh thành. Cũng ví như người đi đường xa mất bạn, chỉ một mình thui thủi giữa cô liêu, đường heo hút một thân mình chiếc bóng. Quay trở về gặp lại được Cố-nhân, vui Mừng-tủi thôi cũng còn thêm an ủi, vì biết mình vẫn có một chỗ nương thân.

Xin nguyện cầu lên mười phương chư Phật, hiện tại cùng chư Pháp, chư Tăng. Giám xin chứng tấm lòng thành của người con Hiếu trên đời với Mẹ-cha.

4. Bông Hồng Vàng là của quý Ngài Xuất-gia, con kính dâng cúng dường ngôi Tăng-bảo. Hiện diện nơi cõi đời tiếp bước mạng mạch Như-lai, rộng hoằng truyền Phật-pháp cho đời vơi bớt khổ. Làm chỗ nương nhờ vững chắc, cho muôn loài quy kính hướng quay về.

Nam mô đại hiếu Mục-kiền-liên Bồ-tát!

Bông Hồng Cài Áo-Khánh Ly
X