Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Giới Của Phật Tử Tại Gia:

A. Phương Pháp Thực Hành

I.Quy-y-tam-bảo ( Tam-quy )

1.Quy-y Phật Bảo: Đệ tử nguyện trọn đời tôn thờ Đấng Chính Giác (Đức Phật).

2.Quy-y Pháp Bảo: Đệ tử nguyện trọn đời thực hành tốt những lời Phật dạy (Giáo Pháp).

3.Quy-y Tăng Bảo: Đệ tử nguyện trọn đời tôn kính những Bậc Xuất-gia chân chính ( Chư Tăng).

Phụ văn Quy-y:

“ Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.”

II.Vâng giữ năm giới ( Ngũ-giới )

1.Không sát nhân ,hại vật; 2.Không gian tham trộm cướp ;3. Không tà dâm ;4. Không dối trá ,điêu ngoa ;5. Không rượu chè và các chất kích thích gây nghiện

Nay đệ tử đối trước Tam-bảo khắp mười phương xin trọn đời Quy-y-tam-bảo và vâng giữ trọn lành năm điều răn dạy (ngũ-giới)

III. Vâng giữ thêm giới Bồ-tát.

Phật-tử Tại-gia ngoài việc vâng giữ năm giới ( Ngũ-giới ) ra, còn có thể vâng giữ thêm một trong hai loại giới Bồ-tát căn bản như:

1.Giới Bồ-tát-tại-gia ( Vâng giữ theo Ưu-bà-tắc-giới-kinh) gồm:( 34 giới điều )

Trong đó có 6 giới trọng và 28 giới khinh

2. Giới Bồ-tát theo Phạm Võng Bồ-tát giới kinh, có 58 giới điều

Trong đó có 10 giới trọng, 48 giới khinh

Tuỳ theo sự phát tâm thụ trì, vâng giữ của mỗi Phật-tử tại gia khác nhau, để lựa chọn cho phù hợp thực tế trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

B. Giải Thích:

1.Hiểu Về Tên Gọi Phật Tử

2.Hiểu Về Quy Y Trong Đạo Phật

3.Hiểu Về Tam Bảo

4.Hiểu Về Năm Giới

1.Hiểu Về Tên Gọi Phật Tử

Tên gọi của giới tại-gia đầy đủ là Phật-tử-tại-gia, tên gọi chuyên môn gồm có Phật -tử nam là Ưu -bà-tắc ,Phật -tử nữ là Ưu-bà-di, hay còn gọi là Cận-sự-nam và Cận-sự-nữ. Đều nói chỉ đến hàng đệ tử Tại-gia của Đức Phật, là một trong số bảy chúng “ Thất chúng ” Phật-tử trong suốt quá trình hoằng dương giáo Pháp du hoá của đức-Phật. Trong hầu hết các bộ Kinh mở đầu đức-Phật thường hay nhắc đến số lượng hàng đệ tử có mặt trong Pháp-hội “ Nhất thời Phật tại…”, đến phần cuối các bộ kinh Ngài đều khuyến phát và thụ ký lợi ích cho toàn bộ hàng đệ tử đã được nhắc đến từ đầu trong mỗi Pháp-hội ấy. Phật-tử là từ ngữ chỉ chung trong đó có Phật-tử tại gia và Phật-tử xuất-gia, đều là đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như mười phương chư Phật khác mà đức Thích-ca đã giới thiệu trong các bộ kinh.

Tòng Phật khẩu sinh

Tòng Pháp hoá sinh

Đắc Phật Pháp phần

Cố danh Phật-tử

Nghĩa

Nhờ Phật dạy sinh ra

Nhờ Pháp-Phật sinh ra

Được hiểu ý Phật-Pháp

Ấy gọi là Phật-tử.

Khái niệm về tên gọi của Phật-tử được giải thích gọn trong bài kệ trên, ý nghĩa đầy đủ là, nhờ nơi miệng Phật thuyết Pháp giáo hoá được hiểu biết mà sinh ra ( Phật sinh ra ), nhờ tác dụng lợi ích của giáo Pháp ấy mà được sinh ra, nhờ sự tin tưởng hiểu biết rõ ràng được chính Pháp giác ngộ ấy, cho nên được gọi là Phật-tử, tức là con Phật nói chung. Trong đó nói hàng xuất-gia là hoàn toàn theo và thực hành giống hệt đức Phật, còn hàng Phật-tử tại gia chỉ theo học được phần nào đó trong giáo Pháp của đức Phật. Vì thực chất bổn phận của hai giới xuất-gia và tại-gia về phương pháp hành trì, thực tập phải khác nhau từ hình tướng bên ngoài, đến ý thức giá trị nghĩa lý bên trong “tâm hình dị tục” . Đơn giản dễ phân biệt nhất là về hình tướng giữa người xuất-gia và người tại-gia phải khác nhau, y phục hình thức (cạo tóc ), cốt cách đạo phong cũng phải khác mới có thể phân biệt được. Tuy lý là nói bình đẳng về Phật-tính, nhưng sự thì phải khác nhau, không hỗn độn như trong kinh diễn tả cảnh bà-la-môn “tụ hội vô thù”, ý nói sự tụ họp không thứ tự bề bậc gì, hỗn độn một bè như “cá mè một nứa ” . Như vậy tự đánh mất đi giá trị ý nghĩa cao quý về sau trong hàng Tam-bảo, một trong ba ngôi quý báu là chỗ nương tựa của chúng sinh nói chung. Bài kinh Pháp-cú từng chỉ rõ :

Gọi là bậc Sa-môn

Không phải do cạo tóc

Nếu vọng ngữ tham lam

Khác chi hạng tục phàm

Hay như:

Ai dứt được điều ác

Mở rộng đạo nhiệm màu

Tâm ý không vọng tưởng

Chính thật bậc Sa-môn

Bởi bổn phận của giới Phật-tử tại gia còn phải đang gánh nhiều trọng trách, nghĩa vụ hơn nên không thể thực hành tu tập như hàng xuất gia được, nên mọi phương pháp áp dụng cũng phải có sự phân biệt sai khác về Sự.  Không thể ngồi dùng hay lý luận suông về Phật-pháp vốn bình đẳng không nhân-ngã, không bỉ-thử một cách không thiết thực được. Về mọi sự việc phải cần cố gắng nỗ lực siêng năng tinh tấn, công phu thực hành giáo pháp đức-Phật chỉ dạy trong đời sống sinh hoạt của mình mới mong có kết quả. Chính bản thân đức-Phật cũng đã từng trải qua những giai đoạn thực tập tu hành khổ hạnh (Chín năm khổ hạnh rừng già, bảy thất chuyên tâm thiền tập ), những bản kinh ghi chép về nhiều tiền kiếp Ngài cũng phải thực hành con đường Bồ-tát-đạo gian nan khổ cực. Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà-đạt-đa:  “Ta ở trong vô lượng kiếp về thời quá khứ cầu kinh Pháp Hoa không có lười mỏi. Trong nhiều kiếp thường làm vị quốc vương phát nguyện cầu đạo vô thượng bồ đề, lòng không thối chuyển. Vì muốn đầy đủ sáu pháp ba la mật nên siêng làm việc bố thí lòng không lẫn tiếc, bố thí voi, ngựa, bảy báu, nước, thành, vợ con, tôi tớ, bạn bè, cho đến đầu, m­ắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân mạng”.Chính Lục-tổ Huệ Năng mặc dù đã đốn ngộ Phật-pháp nơi Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn, xong Ngài vẫn thường giáo hoá:

Phật pháp tại thế gian,

Bất ly thế gian giác,

Ly thế mích bồ-đề

Kháp như cầu thố giác.

Đại ý Ngài dạy là: Phật-pháp ở tại cõi thế gian, thì phải ngay nơi thế gian đó mà hiểu biết giác ngộ, nếu hiểu biết giác ngộ ngoài thế gian, mông lung ấy thì xa dần quả vị Bồ-đề, khác gì như kẻ đi tìm “sừng thỏ- lông rùa ” chẳng thật tế vậy. Thế nên tuy là Phật-tử tại gia, nhưng nếu cố gắng thực tập áp dụng khéo léo Phật-pháp trong đời sống hàng ngày, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Không quá tham đắm mê say nơi cõi đời vô thường giả tạm, nay có mai không; nhưng cũng không quá bi quan chán nản, than thân trách phận khổ đau vô cớ. Nên có sự học hỏi hiểu biết cơ bản về giá trị, ý nghĩa bổn phận của người Phật -tử tại-gia là quy-y tam-bảo, vâng giữ năm giới thực hành ngay trong đời sống.

Quý thay Phật tử tại gia

Nam xưng bà-tắc, nữ là bà-di

Dốc lòng tin quy y tam-bảo

Chí thành theo chính đạo từ bi

Tham lam, hờn giận, ngu si

Ba thứ độc ấy tránh đi chớ gần.

(xem thêm)

Thế nên người Phật-tử tại gia cần nỗ lực làm tròn bổn phận,trách nhiệm của mình, tự tu dưỡng bản thân “ tu thân ”, giữ gìn hoà khí, tôn kính, hiếu lễ trong gia đình “ tề gia ”, phát triển công ăn việc làm, nghề nghiệp ổn định chính đáng ngoài xã hội “trị quốc- bình thiên hạ ”. Như thế mới thấy vai trò, giá trị của Phật-tử tại gia thật to lớn, khó khăn trong việc thực hành Phật-pháp, nhưng nếu biết cách dung hoà thì kết quả thật ý nghĩa lợi ích to lớn. Xứng danh với câu ca “thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa ”, bởi nơi tại gia đình bao bộn bề khó khăn về các mặt sinh hoạt trong đời sống mà Phật-tử vẫn tu tập thực hành tốt được mới là nhất. Sau đó các vấn đề liên đới về công việc kinh tế hàng ngày, phải va chạm giao dịch làm ăn nơi chợ búa mà Phật-tử cũng vẫn tu tập đạo đức, tâm trí an lành ôn hoà được là điều quý giá thứ hai. Cuối cùng mới đến việc thực tập tu hành nơi chùa-tự, là môi trường thuận lợi dễ dàng, là mảnh đất thuần tuý cho mọi hạt giống nảy mầm (đất lành) nên mới là bước đến thứ ba trong đời sống hàng ngày của người Phật-tử tại-gia. Bởi khi đi chùa hay đi chiêm bái lễ Phật, tụng kinh thực hành tu tập giáo pháp đức Phật nơi đạo tràng hay chùa-tự thì mọi người dễ dàng thấu hiểu thành tựu giá trị tự thân, nhờ có môi trường tốt. Nhưng ngoài môi trường, điều kiện tự nhiên tốt lành ấy mà áp dụng thực hành, thành tựu được kết quả mới là có giá trị thiết thực quý báo cao nhất cho bản thân mỗi người. Kinh pháp Cú cũng đề cập”

Là đệ tử cuả Phật

Trong cả bốn oai nghi

Phải y theo gương Phật

Để hoàn thiện nhân cách

Hay như :

Ta là người học Phật

Ít phải thật giống Ngài

Không vọng tưởng mê say

Chạy theo ngũ dục lạc

Là Phật-tử tại gia được mang danh là con Phật nên cũng phải khác với người không mang danh con Phật, nhờ đó mà giá trị thực hành của Phật-tử tại gia mới càng được trân quý biết bao trong xã hội nhân sinh. Bởi đời sống xã hội biết bao bộn bề lo toan về bổn phận đạo nghĩa vợ chồng, hiếu lễ cha mẹ, nuôi dưỡng con cái, đạo lý anh em, tình nghĩa họ hàng ,làng xóm xung quanh tác động và ảnh hưởng. Thế nên là Phật-tử càng phải ý thức giữ gìn trong mọi uy nghi phép tắc, từ suy nghĩ, lời nói việc làm đều lợi ích tốt đẹp với mọi người xung quanh, đó cũng là một hình thức chính để truyền bá Phật-pháp đến với mọi người. Trên cương vị là một Phật-tử cũng rất dễ dàng thâm nhập trong đời sống xã hội, bằng tấm gương của bản thân để hoằng hoá chính pháp qua đời sống của bản thân, gia đình mình trong xã hội. Gây được ấn tượng, ảnh hưởng tốt đẹp qua đời sống tâm linh của chính mình đến với mọi người, qua nhiều hình thức văn hoá, xã hội khác nhau. Nên học theo pháp tu quán chiếu thực tướng sự thể của Ngài Thần Tú :

Thân như cây bồ-đề

Tâm như đài gương sáng

Hàng ngày thường quét dọn

Chớ để dính bụi bặm

 Vì cuộc sống hàng ngày phải tiếp xúc va trạm cả năm-căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,ý), với sáu-trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), khó tránh khỏi sự giao động trong tâm ý thức của chính mình. Thế nên phải giữ thân mình vững chắc an lành như cội bồ-đề, tâm ý như một tấm gương trong sáng, và mỗi ngày thường vẫn phải lau chùi, quét dọn không để dơ bẩn làm mờ ố tấm gương vậy. Hơn nữa cây bồ-đề thân vốn dòng cổ thụ,có nhựa (mủ) nên bản chất sinh tồn rất lâu dài bền vững, ngoài ra bồ-đề còn là từ ngữ chuyên môn chỉ cho pháp tu vững chãi kiên cố trong Phật giáo như tâm-bồ-đề, đạo-bồ-đề, nguyện-bồ-đề,… Đài gương sáng mới giúp việc soi chiếu vạn vật được rõ ràng, nếu để mờ bụi thì không có tác dụng gì. Gương sáng sạch lại cũng được ví như “Trí-kính”, là gương trí tuệ sáng suốt phá tan mọi si mê lầm lạc trên bước đường học Phật vậy.            

Là Phật-tử tại gia được dấn thân trong cuộc đời để thực hành Bồ-tát đạo trên tinh thần Từ-bi-trí-tuệ, học hỏi được từ trong Phật-pháp của chính mình. Không mang danh nghĩa là một Phật-tử chỉ biết nói suông không thôi, chỉ biết nói hay mà thực hành lại không có phần nào mang danh Phật-pháp. Có khi miệng tụng niệm kinh sách, thân lễ bái, cầu nguyện rất chí thành thiết tha, nhưng thực chất tâm ý và hành động lại khác lạ quá xa. Điều này chỉ có danh mà không có thực, chỉ có chút ít phần công đức của thế gian pháp, trọn về cuối đời sau chưa chắc đã an lành, tỉnh thức, giác ngộ được Pháp-phần nào của đức-Phật. Giây phút vô-thường đến mới hay rõ được mộng huyễn thân, chỉ mải miết tô bồi phước tướng hình thức bên ngoài, thực chất trí tuệ vô-lậu xuất thế gian kia đâu dễ được phần nào. Là Phật-tử phải giống như một bông hoa xinh tươi, đẹp đẽ và có cả sắc lẫn hương vị, trong vườn hoa bao la rực rỡ rộng lớn nhiều sắc màu của xã hội vậy.

Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc lại thêm hương

Nói hay và làm giỏi

Kết quả thật vô lường.

2.Hiểu Về Quy Y Trong Đạo Phật

 Quy-y, nguyên cụm từ đầy đủ phải là Quy-y-tam-bảo, nghĩa lý trọn vẹn tức chính là tất cả ( hữu tình-vô tình ) đều đã quay trở về nương tựa, nhờ vả, học hỏi giống in phần nào đó trong giáo pháp của đạo-Phật ấy là Tam-bảo. Bởi Tam-bảo là từ ngữ gọi khác của đạo Phật, có Tam-bảo mới có sự tồn tại và phát triển của đạo-Phật, còn chữ “Quy” là quay trở về như quy-gia là về nhà, quy-quốc là về nước, tam-quy là nương tựa vào ba ngôi báu (Nương tựa vào Phật-bảo, Pháp-bảo,Tăng-bảo). Chữ “ Y” là nương nhờ, dựa dẫm, giống y, giống hệt cái gì mà mình theo đó, ở đây là Quy-y-tam-bảo. Theo khái niệm chung thì tất cả chúng sinh luân hồi, khổ hải vòng quanh trong ba cõi,  sáu đường rất mệt mỏi khổ đau, không có chỗ nương nhờ, báo víu vào đâu, nay có ba ngôi báu “ Tam-bảo ” chính là nơi y cứ, trông mong để nương nhờ bền vững an ổn nhất. Mục đích chính là để giải thoát khổ đau sinh tử luân hồi, mà bấy lâu nay vẫn phải mê mờ chìm đắm chấp nhận, giờ mới có nơi chỗ thật sự an lành để quay về nương tựa, ấy gọi là Quy-y-tam-bảo.                          

Vậy nên hiểu đầy đủ từ ngữ ,nghĩa lý của Quy-y-tam-bảo là gì ? hay nói khác là Tam-quy-y là gì ? và với một số câu hỏi thường được nhắc đến về việc tại sao phải Quy-y và Quy-y có lợi ích gì ? …Đây là một số câu hỏi trong số rất nhiều những câu hỏi mang tính triết lý về giáo lý của đạo Phật .Để hiểu rõ ràng và minh bạch không đơn giản chỉ một vài câu hỏi, rồi một vài câu trả lời ,hay một vài bài viết mà đã nói lên hoàn toàn giá trị ,ý nghĩa đích thực của đạo Phật .Giữa việc Quy-y và Tam-bảo được tạm phân chia thành hai lĩnh vực, chủ đề khác nhau mà liên kết mật thiết đến nhau như nước hoà với sữa. Quy-y được hiểu gọn là hoa lá cây trái ,còn Tam -bảo được xem là nền đất để cây trái sinh tồn, phát triển chủ đề này xin bàn qua về việc Quy-y hay còn gọi ngắn gọn là Tam-quy, gồm quay về nương tựa ba nơi Quy-y Phật, Quy-y Pháp, Quy-y Tăng. Nghĩa là mang tất cả thân-tâm, tinh thần của mình xưa nay về gửi gắm, nương nhờ nơi Phật-pháp-tăng.

Nhiều người vẫn mơ hồ ,phủ nhận việc Quy-y của chính bản thân mình ,hay sự tín ngưỡng về đạo Phật ngay trong đời sống hàng ngày.Đơn cử như các việc thắp hương khấn vái ,ước nguyện mong cầu thể hiện lý trí ,tinh thần trong đời sống hàng ngày của bản thân nhưng vẫn cho là mình không Quy-y-tam-bảo ,không phải là tín đồ của đạo Phật .Ngay cả khi chính bản thân họ lại là những người đang thực hành những nghi lễ thông thường nhất ở thế gian là việc hiếu ( thường nói đến ma chay ), việc hỷ (cưới hỏi ). Đây không phải là những người bình thường ,họ đều được mọi người đề cử chọn lựa ,có uy đức ,có tiếng tăm tốt trong gia đình ,dòng họ , làng xóm. Được đại diện cho cả một tổ chức công việc ,thì điều đầu tiên là thắp hương khấn vái tổ tiên ,câu cửa miệng không mấy ai không xưng danh hiệu Phật (con nam mô A-di-đà-Phật ,con lạy chín phương trời ,mười phương chư Phật ,con kính lạy ông bà tổ tiên ,…  ),cúi xin trời Phật,tổ tiên ban phước lành cho con cháu ,gia đình. Hay như những người không cần hiểu về đạo -Phật như thế nào ,là gì ,và ra sao nhưng lại rất siêng năng thành tâm thiết tha được đi hội hè ,chiêm bái những Thánh- tích có tiếng tăm .Không những đi những danh -tích (danh lam ,di tích )trong nước thậm chí còn đi sang các nước khác để được tận mắt ngắm nhìn ,ca tụng . Thời buổi hiện đại còn chụp hình ,quay phim ,mua vật kỷ niệm khắc dấu ,ghi tên mình đã từng đến nơi đây ,vậy thử hỏi những nơi đấy là nơi nào .Thậm chí sau tất cả những cuộc thăm thú ,vui chơi thoả thích đôi khi lại tự tìm về đến chốn chân -như (cửa thiền),nơi tĩnh mịch, thâm u trầm lắng ,nghe lòng mình thổn thức những bôn ba. Và lạ kỳ ở chỗ tất cả những cuộc phiêu lưu khám phá kia ,ít nhiều lại cũng có chút Thánh tích tâm linh ,nơi người xưa từng lưu dấu để lại cho đời sau có chỗ ngắm trông mong. Mặc dù tự phủ nhận vậy nhưng một khi được đi đến tất cả những Thánh-tích kia , ai không khỏi say mê ca tụng ,lời cửa miệng đẹp thế nhỉ ,đẹp quá trời luôn; thế là sao ?

Trên đây chỉ là một số ít những dẫn chứng minh bạch cho việc tự mỗi người đã biết Quy-y-tam-bảo nơi tự tính của chính mình rồi .Chẳng qua là tự phụ,dối trá với chính bản thân ,sợ người đời mai mỉa với chê bai ,nhưng làm sao mà lại che dấu được việc rõ ràng lại bảo là không .Chỉ những người có điều kiện mới lại càng thêm thâm tín với quan tâm,vì rảnh rang thăm thú khắp nơi nơi ;đi nước này rồi qua bên nước nọ ,nhưng ở đâu đời sống con người vẫn như nhau việc tâm linh ,tôn giáo với tín ngưỡng không đâu đâu không có ở trên đời .Khác chăng chi là về hình thức này nọ ,hoặc đạo đời ,hoặc tôn giáo khác nhau thôi ,càng phát triển lại càng cần thêm tín ngưỡng, nơi mong cầu,mong muốn gửi tâm linh, nơi xa xăm một cõi hướng đi về .Trong thất bại ,thảm sầu hay bi luỵ chính lúc này mới cần có chỗ nương thân,dù yếu đuối hay ngang tàng bạo ngược sau những gì đạt đến điểm vinh quang ,hay thê thảm ,hoang mang nơi tự kỷ .Dù đắc thành ,đắc thắng với nhân gian ,trên địa vị muôn ngàn người mong ngóng ,nhưng cuối cùng cũng lại chỉ là kẻ độc thân, như lữ hành một mình trên con đường xa vắng .Ai giám gần và giám lại quan tâm ,vì vị trí kia không chung đụng với nhiều người trong xã hội.Tự thấy mình như hạt cát giữa biển khơi ,cơn sóng dập mang đi rồi kéo lại ,thân bọt bèo trôi nổi giữa trần gian .Lại lầm tưởng như mình đang hạnh phúc ,cõi thế gian thiên hạ hết đau sầu ,tình -ái ,tiền-tài ,danh vọng chưa chấm dứt hỏi sao cho thanh thản nơi cõi lòng .Mãi mông lung một mình đi tìm kiếm ,đòi hơn người và lại sống (trăm năm ) mãi với thời gian, tìm phương này rồi đi qua cách nọ để trường sinh sống thọ ở trên đời, nhưng:

Già khí lực suy kiệt

Nghĩ lại làm sao kịp

Già như gió mùa thu

Lại dơ rách hạnh tu

Mạng sống qua mau chóng

Hối hận nào kịp đâu.

Bỗng tiếng chuông ngân cảnh tỉnh nơi cõi lòng thân yếu đuối ,tâm hồn hồi mơ tưởng về ngày xưa bao chuyện có trên đời, giờ thì “ lực bất tòng tâm ”. Giây phút ấy nào ai người chia sẻ ,nằm một mình trông ngóng với thời gian .Dù giàu sang ,danh vọng bạc vàng sao mua đổi tuổi già và sức kiệt ,hay những người đói rét lầm than . Kiếm tìm đâu phương thuốc trị vô thường ,cơn bệnh già sao tìm thấy thuốc trường sinh .Không mấy ai qua khỏi cửa ải này ,vậy nên trước phải tìm nơi an trú cho tâm hồn nương náu chốn bình yên ,nơi xa kia một cõi chốn đi về ;“Đường sinh tử nào ai tránh khỏi -nẻo luân hồi mấy kẻ đã qua ”. Tập quen trước đi là điều tốt nhất với mọi người ,với mảnh đất tâm linh ,nên biết trước đi là điều cần thiết .Đợi lúc già ,lúc rời rã chân tay còn sao kịp cho lòng yên nghỉ nơi quê nhà vĩnh viễn cõi u minh “ tử lý chi hương”,đừng “Đợi đến già mới lo niệm Phật ,bao nấm mồ vùi dập kẻ thiếu niên ” .Ai là người giám khẳng định mình sống ở trên cõi đời biết rõ là được đến bao lâu “sinh hữu hạn ,tử bất kỳ” ,vậy tại sao không mau chóng kịp quay đầu nương náu Phật tìm về nơi bờ giác. Sống giữa đời vơi khổ não ,với sầu đau cùng mọi người làm ăn và phát triển ,không dối trá lừa gạt, không tranh dành ,không cướp đoạt ,không hãm hại lẫn nhau . Làm con người có ý chí vươn lên ,mọi mong muốn chính đáng đều trân trọng ,lợi ích mình và lợi ích xung quanh “Xin tâm con sung sướng ,khi thấy người thành công” .

Như đã nói ở trên việc Quy-y không có gì là căng thẳng ,chỉ là làm một việc đăng ký có chuyên môn . Có ghi danh tên mình trong cõi tịnh ,lại thêm phần dự chốn tiêu -dao ,các Người bạn lữ cùng nhau đồng về nước Phật cõi kia an lành. Tự tính thân tâm mình quy Phật ,quy Pháp rồi sau lại chuyển đến quy Tăng ,lễ nghi kia là thủ tục bước đầu ,để mỗi người hãy tự mình đi tiếp . Chính danh xưng không e thẹn với lòng ,bao nguyện cầu đều tương đồng pháp- giới .Mọi lễ nghi trong xã hội đời thường, dù là việc nhỏ hay muôn ngàn đại sự tự thân mình có thể liệu lo toan .Không ngu ngơ ,không hiểu biết chút gì để kẻ hèn nó coi thường xỏ mũi,nói làm sao cũng lại tự tin theo. Thân cao sang ,phú quý dường nào rồi cũng lại không sành đường lễ bái ,lại mơ hồ mượn kẻ lang thang .Tâm ý chí chắc gì đã ngay thẳng, thân nhốc nhơ bản tính học thức hèn, việc lễ nghi mà lại giám coi thường.Không biết đường về Quy y Tam -bảo, sao gọi là hoàn hảo ở nhân gian .

Việc Quy -y giúp mình thêm hiểu biết ,học tìm tòi những lẽ phải điều hay,với những người cùng hàng hiểu biết .Tránh tìm tòi đến những chỗ không hay ,không rõ ràng Pháp trụ ở thế gian việc nhân thế luôn hoà cùng Phật -pháp. Cần tìm hiểu siêu tầm rộng khắp chỗ ,nơi những lời Pháp-nhũ thân thương, để tâm hồn bớt chút muộn phiền việc gia đình ,xã hội xung quanh.Giảm bớt đi những cơn bế tắc ,hết đường quanh tìm lại chốn chân -như ,mô Phật-mô Pháp -mô Tăng nguyện cầu tất cả siêng năng làm lành.

Ba cõi luân hồi thật khá thương

Sinh sinh ,tử tử khổ vô lường

Sám hối tiền khiên trừ tội chướng

Quy y Tam-bảo thoát sáu đường.

3.Hiểu Về Tam Bảo

(Tham khảo thêm)

Tam-bảo được hình thành theo lịch sử phật-giáo chung nhất là sau khi thái tử Tất-đạt-đa tu hành sáu năm khổ hạnh rừng già và thiền định suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ-đề, giác ngộ thành Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni. Ngay lúc đó Ngài mang giáo lý tu chứng con đường hiểu rõ bản chất khổ đau sinh tử, phương pháp hành trì và kết quả giác ngộ chân lý giải thoát an lạc trong cuộc đời (Tứ-diệu -đế ), giảng giải cho năm người bạn đồng tu trước đó là năm anh em ông A-nhã Kiều-trần-như (1.Kiều Trần Như, 2. Kiều Trần Na, 3. Kiều Trần Nhi, 4. Kiều Trần Thi, 5. Kiều Trần Nga ). Năm người bạn đồng tu cũng liền tỉnh thức, giác ngộ chân lý giải thoát khổ đau sinh tử luân hồi ấy và tôn kính thái tử Tất-đạt-đa là Phật Thích-ca-mâu-ni, liền khi đó Tam-bảo được hình thành. Với Phật Thích Ca là Phật-bảo, giáo lý Tứ-diệu-đế căn bản lúc đầu ấy là Pháp-bảo, năm anh em ông A-nhã Kiều-trần-như là Tăng-bảo đầu tiên.

Bởi chính thái tử Tất-đạt-đa đã từng trải qua bao ngày tháng tu tập thực hành, biết bao pháp môn khổ hạnh, cũng tham vấn rất nhiều các bậc đạo sĩ Bà-la-môn danh tiếng khác, nhưng cũng không đem lại cho Ngài sự hiểu biết chân chính triệt để nhất về sinh tử luân hồi. Sau đó Ngài tự mình đi tìm chân lý quán chiếu, thực hành sâu pháp thiền-định nơi tự thân mà thành tựu được kết quả giải tỏ hết nghi lầm về đời sống nhân sinh luân hồi sinh tử. Ngài thấu rõ mọi sự khổ đau của sinh tử, nguyên nhân, mầm mống gây nên khổ đau sinh tử luân hồi, phương pháp dứt trừ nguồn gốc khổ đau sinh tử và cuối cùng là kết quả an lạc, tự tại giải thoát mọi khổ đau ấy. Thái tử Tất-đạt-đa muốn chia sẻ lại những phương pháp mình thực tập cho những người bạn cùng đi tìm chí hướng giải thoát ấy, nên được mọi người tôn kính là bậc Thầy-giác-ngộ. Những phương pháp hành trì ấy là giáo-lý cơ bản của Phật-giáo. Từ sự ngưỡng mộ và tin kính của năm người bạn đồng tu là những đệ tử đầu tiên, sau đó Ngài đi giáo hoá khắp nơi và thu nạp thêm rất nhiều những vị đệ tử khác cho đến tận cuối cuộc đời Ngài. Như vậy Tam-bảo được hình thành, lưu thông rộng khắp trong nhân gian và đem lại bao lợi ích an vui, tốt lành thiết thực trong đời sống của con người, với phương châm chính là Tự-giác, giác-tha và giác-hạnh-viên-mãn . Phật-pháp được lưu truyền ngay thời đức-Phật-thích-ca còn tại thế được rất nhiều tầng lớp, nhiều giới ,nhiều hạng người khác nhau trong xã hội bấy giờ quy-y tôn kính, bởi họ được tận mắt chiêm ngưỡng dung nhan từ ái, trí tuệ viên-mãn của Phật. Ngài xuất thân là một Thái-tử tôn quý dòng dõi vua chúa, nhưng Ngài không màng danh lợi phú quý, vinh hoa của cuộc đời mà xuất-gia tu đạo, nên người đời càng tôn kính ca tụng Ngài là bậc Thế-tôn trong đời. Giá trị đạo đức từ bi bình đẳng, trí tuệ siêu việt “ Vô-lậu ”  quý báu của Phật được so sánh tán thưởng như châu báu vậy Ngài còn được gọi là Phật-bảo, một trong mười danh hiệu khác của đức Phật. (Như-lai, Ứng-cúng, Chính -biến-tri, Minh-hạnh-túc,Thiện -thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự-trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật-thế-tôn). Chỉ cần với mười danh hiệu (Thập hiệu cụ túc) trên đã hoàn toàn nói lên được sự quý báu của đức-Phật trong cuộc đời, vì Ngài được mọi người ca tụng và tôn xưng với những danh hiệu quý báu trên. Đơn cử như một hiệu là “ Thế-gian-giải ”, ý nói Ngài khéo giải tỏ được mọi vấn đề trong đời sống con người xã hội, dù mọi giới, mọi tầng lớp nào cũng được Ngài chỉ dạy đều rất hoan hỷ lợi ích. Trong kinh-điển miêu tả nhiều những truyện tích khi Phật giảng giải cho vua chúa, quần thần quan lại nghe, khi Ngài giảng giải cho người quý tộc giàu sang, tri thức , hay kẻ mạt hạ hà tiện trong xã hội, tất cả đều vui mừng khôn xiết cảm thông quy kính Phật-pháp.Có rất nhiều lời ca tán quý báu về Phật-bảo như:

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật

Thập phương thế giới diệc vô tỷ

Thế gian sở hữu ngã tận kiến

Nhất thiết vô hữu như Phật giả

Đại ý nói trên dưới trời đất không ai được quý báu như Phật, mười phương thế giới cũng không sánh tày, thế gian khắp chỗ nơi  hiểu rõ , tất cả không đâu như đức-Phật. Để ca ngợi công hạnh từ bi, trí tuệ siêu việt và tán thán về đức Phật ngay thời đó các vị vua chúa đã cho làm tranh tượng Phật để tôn trí, kính lễ trong khu vực cung-thành, hay như các vị Thái tử, trưởng giả giàu có trong vùng cũng từng làm nơi Phật và chư-tăng ở. Kinh Di-đà ghi: “ Nhất thời Phật tại Xá-vệ-quốc, Kỳ thụ Cấp-cô-độc viên  ”, ý nói một thời bấy giờ Phật tại nước Xá-vệ, trong vườn rộng lớn của ông trưởng giả Cấp-cô-độc, nhưngcây cối lại là của Thái-tử Kỳ-đà dâng cúng dường đức Phật và chư-tăng,… Nhưng khi Phật nhập Niết-bàn (chấm dứt luân hồi sinh tử), thì không thấy được đức Phật thực tế nữa, không được nghe trực tiếp những lời dạy từ Kim-khẩu của Ngài, thì tất cả mọi người đều nương theo những lời Ngài đã dạy ấy làm khuôn vàng thước ngọc, quý giá như vàng ngọc ở thế gian gọi là Pháp-bảo.

Pháp-bảo được các vị đệ tử Phật ghi chép lại bằng mọi phương tiện điều kiện hình thức ngay thời bấy giờ là ghi lên lá cây gọi là “ bối diệp kinh văn ”, hoặc như hình thức truyền miệng ca tụng, xướng lễ, kể truyện,… mỗi khi không có đức Phật ở nơi đó vì Ngài đã đi đến nơi khác giảng đạo. Ngài Đường Huyền Trang khi đến tu học và đỉnh lễ tại Bồ-đề-đạo-tràng cảm tác :

Phật tại thế thời, ngã trầm luân

Kim đắc nhân thân, Phật diệt độ

Áo não tự thân, đa nghiệp chướng

Bất kiến Như-lai, kim sắc thân

Phật ở cõi đời, con (đang)chìm đắm

Nay được chiêm bái, thân Phật tượng

Buồn bã tự thân ,bao nghiệp chướng

Chẳng thấy Như- lai ,sắc thân vàng.

Pháp-bảo sau được các đệ tử của đức-Phật khắp nơi kết tập lại thành kho tàng kinh-điển đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại, sau phân chia thành bốn thời, tám pháp giáo hoá “ tứ thời bát giáo ”. Gồm 1. Tạng-giáo, 2. Thông-giáo, 3. Biệt-giáo, 4. Viên-giáo, 5. Đốn-giáo, 6. Tiệm-giáo, 7. Bí-mật-giáo, 8. Bất-định-giáo:

Hoa-nghiêm tối sơ nhị nhất nhật

A-hàm thập nhị, Phương-đẳng bát

Nhị thập nhị niên Bát-nhã đàm

Pháp-hoa, Niết-bàn cộng bát niên

Nghĩa: Kinh Hoa-nghiêm đầu tiên Phật thuyết trong hai mốt ngày, kinh A-hàm Phật thuyết trong mười hai năm, kinh Phương-đẳng tám năm, bát-nhã thì tới hai mươi hai năm, kinh Pháp-hoa và Niết-bàn gồm tám năm. Vậy trọn vẹn cuộc đời đức Phật giáo hoá thuyết pháp độ sinh khắp nơi nơi, được các đệ tử ghi nhận lên đến năm mươi năm liền. Có chỗ nói bốn mươi chín năm, biết bao nhiều lời vàng-ngọc được kết tập lại gọi là kinh-tạng-pháp-bảo, lưu thông khắp nhân gian, cho nên khi Phật còn tại thế hay đã Niết-bàn thì Pháp-bảo vẫn tồn tại hằng hữu chính những lời giáo hoá từ kim khẩu của Ngài. Pháp-bảo có cơ sở y cứ gọi là “ lục chủng thành tựu ”, gồm 1. Tín thành tựu, 2. Văn thành tựu, 3. Thời thành tựu, 4. Chủ thành tựu, 5. Xứ thành tựu, 6. Chúng thành tựu. Gọi tắt là Tín-văn-thời-chủ-xứ-chúng, nghĩa lý phải có đầy đủ cơ sở y cứ khi Phật nói ra gọi là Pháp-bảo, tức là phải có niềm tín kính, có nghe hiểu, có thời điểm duyên cớ nói, có người chủ nói là đức-Phật, có nơi chỗ địa điểm nói, có mọi người lắng nghe; thường thì đủ cả bảy chúng “ thất chúng ”. Trong các bộ kinh thường nhắc đến là “ Như thị ngã văn nhất thời Phật tại … ” đây là cơ sở y cứ của Pháp-bảo, không tự nhiên thành tựu hay phủ nhận giáo lý của đức Phật một cách chủ quan mơ hồ đơn giản. Đại ý “ Tôi nghe như thế vậy, một thời bấy giờ Phật tại… ”, là lời của đệ tử Phật ( thường là chỉ ngài A-nan ) được nghe và nói lại, thời gian đó đức-Phật ở trú xứ nơi chỗ nào đó, gồm đầy đủ các giới-tầng lớp gọi là chung chúng (gồm nhiều hạng ). Pháp-bảo còn được liệt kê thành mười hai loại bộ khác nhau :   

1. Khế kinh (Trường hàng): Phật dạy được ghi lại bằng thể văn xuôi.

2. Trùng tụng (Ứng tụng): Phật nói kệ tụng dùng để tóm tắt ý nghĩa của Khế kinh.

3. Ký biệt (Thọ ký):  Phật thọ ký cho chúng đệ tử sẽ chứng quả vào đời vị lai.

4. Phúng tụng (Cô khởi): Phật dạy bài kinh dùng toàn kệ tụng (không phải thể loại Trùng tụng).

5. Tự thuyết: Phật tự mở lời khai thị mà không có người thỉnh cầu chỉ dạy.

6. Nhân duyên: Phật nêu lên cái nhân duyên đưa đến trường hợp thuyết giáo – thường là phẩm “Tựa” ở đầu mỗi bộ kinh.

7. Thí dụ: Phật dùng thí dụ trong lúc giảng thuyết để giúp thính chúng hiểu ý kinh dễ dàng hơn.

8. Bản sinh: Phật thuật lại các kiếp tu hành đời trước của Ngài.

9. Bản sự: Phật thuật lại những công hạnh của các vị Thánh đệ tử trong các kiếp trước.

10. Phương quảng: Phật nói các kinh có văn từ phong phú, giáo nghĩa sâu xa rộng lớn.

11. Hy pháp (Vị tằng hữu): Phật nói những sự việc ít có của Ngài và chư Thánh đệ tử.

12. Luận nghị: Phật luận giảng nghĩa lý rành mạch, rõ ràng nhằm giúp thính chúng hiểu rõ về thể tánh của vạn pháp.

Vậy từ sau khi Phật nhập Niết-bàn, Phật-bảo thường trụ được xem là hình tượng, tranh ảnh, tất cả những gì liên quan đến đạo-Phật đều được coi là Phật-bảo vẫn thường trụ, Pháp-bảo vẫn thường trụ, Tăng-bảo vẫn thường trụ. Vì rõ ràng ngay từ lúc đầu khai sáng hình thành đạo-Phật đã có đầy đủ Tam-bảo, trong đó Phật-bảo là Phật-thích-ca, Pháp-bảo là giáo lý “ Tứ-diệu-đế ”, Tăng-bảo là năm anh em ông Kiều-trần-như. Từ cơ sở y cứ như thế nên khi nói đến Tăng-bảo phải nói đủ năm vị Tỳ-kheo “ Cụ-túc-giới ” trở lên mới được gọi là Tăng-bảo, là hàng sứ giả đại diện của Như-lai, là mạng mạch duy trì truyền bá Phật-pháp thay đức-Phật. Tăng-bảo là tổ chức đoàn thể xuất-gia đúng chính Pháp Lục-hoà-cộng-trụ, cùng nhau chung thờ một đức-Phật Bổn-sư-thích-ca-mâu-ni, cùng nhau đi trên con đường giác ngộ giải thoát mà đức Từ Phụ Thích-ca chỉ dạy. Tăng-bảo được chính đức-Phật và các bộ kinh đề cập với giá trị ý nghĩa thực tế sống còn của Phật-pháp từ khi mới thành lập đến mãi về sau, có những chỗ vì lòng từ-bi bao la mà Ngài còn cho phép đệ tử vi phạm Phật-bảo, nhưng không được phép vi phạm Tăng-bảo. Vì Tăng-bảo là đoàn thể tổ chức to lớn hoà hợp thanh tịnh, hiện hữu đang duy trì truyền bá Phật-pháp lợi ích đến nhân sinh, gần gũi và hoà nhập với cuộc sống của nhân sinh thực tại.

Tăng-bảo cũng như Pháp-bảo là do hình thành từ ngay lần đức-Phật chuyển Pháp-luân hoá độ năm người bạn đồng tu, trở thành năm vị đệ tử đầu tiên khi ấy. Tiếp nối theo sau nữa có hàng ngàn vị đệ tử trong hàng Tăng-bảo của đức-Phật, khiến cho ngôi Tam-bảo ngày càng vững chắc, an lành lợi ích trong nhân gian, tất cả ba Ngôi-báu được ví như cái đỉnh có ba chân vững chãi. Trong nhân gian cũng truyền tụng nhau như“ Kính Phật trọng Tăng” :

“Này các Tỳ kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, do lòng Từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của Trời và Người. Chớ đi hai người chung đường với nhau. Này các Tỳ kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng ở lúc khởi đầu và cao thượng ở lúc giữa, cao thượng ở lúc cuối trong tâm trí và trong ngôn từ. Hãy rao giảng sự toàn hảo viên mãn, đời sống thanh tịnh của trạng thái cao cả. Có những kẻ mà trí óc chỉ bị che mờ bởi đôi chút bụi bặm, nhưng nếu không được nghe giảng Pháp thì họ không thể đạt được giải thoát: những kẻ ấy sẽ hiểu pháp.” (Mahàvagga I, 11 Ðại phẩm)

Trong mùa An cư (Vassa) mà cả ngàn vị Tỳ kheo cùng chung sống tại Veluvana là một đặc điểm khác biệt với các đoàn Sa môn khác lúc bấy giờ. Có lẽ do sự sống chung giữa các Tỳ kheo trong mùa An cư này, một ít Giới luật có tính chất nhẹ nhàng với hình thức “điều nên làm, điều không nên làm” có lẽ đã được đức Phật nêu ra. Và sau khi hai Tôn giả Sàriputta và Mogallàna cùng hai trăm năm mươi đệ tử vào Giáo đoàn thì Phật giáo đã thực sự lớn mạnh, đầy đủ yếu tố để trở thành một Tôn giáo lớn nhất thời bấy giờ.” ( daitangkinhvietnam.org )

Hay như lời tán tụng về Tăng-bảo của hệ phái Khất-sĩ :

Kính lạy Tăng nghiêm trì giới luật

Hạnh tăng vô nhất vật thanh bần

Tự mình giác ngộ lý chân

Giúp người giác ngộ chuyên cần công tu.

Vậy để rõ ràng hơn về Tam-bảo có thể nghiên cứu rất nhiều những bộ kinh khác trong kho tàng kinh-điển đồ sộ của Phật-giáo. Ngoài ra khi hành trì, lễ bái các nghi thức Phật-giáo đến phần cuối bao giờ cũng khuyến phát và nhắc nhở người thực hành luôn nhớ ba Ngôi-báu để quay về nương tựa đó chính là Phật-bảo, Pháp-bảo, Tăng-bảo :

Con xin nương tựa Phật,
Bậc Phước Trí Viên Thành,
Cầu tất cả chúng sanh
Giác ngộ, phát tâm lành.

Con xin nương tựa Pháp,
Nguồn tuệ giác, từ bi,
Cầu tất cả chúng sanh
Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm.

Con xin nương tựa Tăng,
Đoàn thể sống an vui,
Cầu tất cả chúng sanh
Hoà hợp, thương mến nhau.

4. Hiểu Về Năm Giới ( Ngũ Giới )

Nói đến Ngũ -giới (1.Không sát nhân ,hại vật; 2.Không gian tham trộm cướp ;3. Không tà dâm ;4. Không dối trá ,điêu ngoa ;5. Không rượu chè và các chất kích thích gây nghiện ) ,tức là nói đến Năm-giới căn bản của người Phật-tử tại gia,một trong số các hàng đệ tử của đức Phật bao gồm cả tại gia và xuất gia .Với hàng đệ tử tại gia bao gồm hai chúng mà từ ngữ chuyên môn gọi Phật -tử nam là Ưu -bà-tắc ,Phật -tử nữ là Ưu-bà-di. Hàng đệ tử xuất gia bao gồm đầy đủ là năm chúng (ngũ chúng ),trong đó hàng Tăng có hai là Sa-diTỳ- kheo ; hàng Ni có ba gồm Sa di ni, Thức xoa ma na , Tỳ- kheo-ni .Gồm chung lại gọi là bảy chúng ( thất chúng ) đồng tu ,có khi gọi là tứ chúng ,có lúc lại nhị chúng, là chỉ số hàng đệ tử tham gia trong dịp thính pháp hay hội họp nào đó của Phật giáo .Nhưng tất cả đều được xây dựng và hình thành từ nền tảng căn bản là năm giới này ,nên được gọi là căn bản (Phần gốc, rễ ) giới. Lại cũng được ví như phần gốc, rễ cái và rễ chính của một thân cây,dù to hay dù nhỏ cũng không thể thiếu được bộ phận quan trọng này. Có khác biệt nhau đôi chút về phương pháp hành trì, áp dụng thực tập giữa hàng đệ tử xuất gia và tại gia. Thế nên người tu hành không giám coi thường ,hay lơ là xem nhẹ tuy phẩm số chỉ có 5 nhưng thực chất bao gồm cả pháp giới .

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo .

Nghĩa :

Chớ làm các việc ác

Siêng làm các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy.

Khi nhà thơ nổi tiếng ,và là một vị quan thời nhà Đường là Bạch Cư Dị hỏi đại ý Phật -pháp là gì ? Thiền sư Ô -Sào chỉ đọc bốn câu kệ trên. Bạch Cư Dị cho là đơn giản ,đứa trẻ lên ba cũng đọc được ,nhưng Thiền -sư trả lời rằng tuy đứa trẻ lên ba đọc được ,nhưng ông già sáu mươi cũng chưa làm xong. Sau Bạch Cư Dị theo học đạo với Thiền -sư, lấy Pháp -hiệu Hương Sơn cư sĩ.

Qua câu chuyện trên cho thấy giá trị đích thực của việc thực hành các việc lành và chấm dứt các việc ác thật không phải chuyện dễ làm.Lại phải giữ tâm ý của mình luôn trong sạch ,ngay thẳng không gian tà ,ác độc .Vấn đề cốt lõi của Phật giáo ở chỗ thực hành (tu -hành) các việc lành và chấm dứt các việc ác ,ngay từ trong suy nghĩ ý thức, không cho nó phát sinh thành hành động,không phải việc nói đầu môi chót lưỡi. Đạo Phật là đạo thực hành ,tu tập áp dụng những giáo lý, pháp môn mà đức Đạo-sư đã chỉ dạy nơi chính bản thân mình và phải có công phu ,thời gian kiểm chứng .Đạo Phật không phải đơn cử là học giả, học thuyết, hay triết lý cao siêu huyền mộng, mà là đạo lý con người cuộc sống thực tại, “Thời hiện tại không xa gang tấc ,ngay chốn này cực-lạc rồi đây ,không cần đợi đến sau này,thân về an dưỡng tháng ngày thanh cao ”. Đến với đạo Phật không phải chỉ để nghe ,để thấy mà mục đích chính yếu là phải thực hành cụ thể mới cảm nhận được những lời dạy đầy giá trị ,ý nghĩa đối với cuộc sống của chính mình. Ngoài niềm tin kính Phật -pháp-tăng ,rồi khởi nguyện mong cầu Giáo-pháp, xong lỗ lực công phu hành trì,thực tập của tự thân đó chính là phần quyết định cho kết quả trong Phật giáo. Cũng ví như người tự mình uống nước mới được hết khát ,tự mình ăn mới được no ,không thể nghe nói nước ngon ngọt ,bánh mặn nhạt mà chưa được dùng. Khác chi cái muỗng múc canh kia tuy múc rất nhiều,mà sao biết rõ mùi vị của nồi canh, hay chỉ là nhân viên đếm tiền cho chủ cửa hàng hiệu.  

Vậy để hiểu rõ ràng minh bạch về năm giới và áp dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sao cho hợp lệ ,thích ứng với giáo lý Phật-đà .Chúng tôi mạo muội đưa ra một vài tham khảo mong các bậc cao nhân chỉ giáo.Tự thân chúng tôi đã tìm xem văn luật bản Hán-tự “ Sa-di luật nghi yếu lược tăng-chú ” và “ Tỳ -kheo giới kinh” được in từ  bản khắc gỗ, cộng thêm phần khảo cứu bản Sa-di luật giải của Hoà-thượng Thích Hành Trụ dịch . Trước tiên phân năm giới căn bản thành hai hạng mục dành cho giới tại -gia và giới xuất -gia ,về cơ bản phẩm số ,thứ tự đều tương đồng .Nhưng câu chữ chuyên môn có vài điểm khác nhau đôi chút, để nói lên việc áp dụng thực hành sao cho phù hợp tiện lợi nhất. Đối với hàng xuất gia (các bậc phẩm khác nhau ) thì tất cả câu chữ đều ghi rõ là “bất” ,như “bất sát” là “không được giết ”, hại ,chiếm đoạt mạng sống ,dù cỏ cây hoa lá,… “không được… ” lại có thêm cả phần chú giải (tăng chú ) rất rõ ràng tỷ mỉ cho các giới theo y văn luật. Nhưng với hàng tại gia vẫn còn thêm trợ từ phụ nghĩa theo cho minh bạch nghĩa lý. Ví như đối với giới sát sinh là một trong năm giới áp dụng cho người tại gia lại ghi “Bất sát sinh” tức là “không sát hại sinh vật có sự sống ” và không chú giải thêm rõ như của giới xuất gia. Vậy phải chăng chư Phật -chư Tổ ghi chép văn Luật cụ thể không sai khác ,không thay đổi cho giới xuất gia,còn giới tại gia Ngài không cho vào văn luật cụ thể ,không chú giải chi tiết hơn. Từ ý nghĩa này chúng tôi nhận thấy giá trị sâu sắc của chư Phật -chư Tổ ,tuỳ quốc độ vùng miền mà chư Tăng truyền thụ ,giáo hoá Phật -pháp cho thích ứng .( Tham khảo thêm Lục-tổ-đàn-kinh)

Vì rõ ràng đất nước nào cũng có nhiều vùng miền khác nhau ,nơi thành thị đô hội phồn hoa -nơi nông thôn ,sơn dã ,biển đảo. Bản thân chúng tôi đã từng đến vùng miền biển khơi ,vùng non cao dân tộc các miền .Người hiểu biết vùng miền đại diện họ đều tâm sự đại ý là rất mếm mộ giáo lý đạo Phật áp dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Những lời răn dạy ,ý nghĩa đạo đức tâm linh thiết thực về đạo hiếu nghĩa ,bổn phận vợ chồng ,con cháu gia đình và ngoài xã hội …Nhưng ngặt một nỗi người dân ở vùng miền biển có đến tám-chín mươi phần trăm là làm nghề ngư dân ,đánh bắt thuỷ hải sản .Vậy làm sao giám theo các Thầy quy -y ,nhận thụ trọn năm giới tại gia cho đúng như pháp được.  

Thời điểm đó chúng tôi suy nghĩ đến việc giải thích ngắn gọn là việc gì cũng có nhân quả ,nguyên do hết ,không sao tránh khỏi được .Cuộc sống sinh tồn mà biết là vay sẽ có trả, nên khi nào làm phước đức được thì hãy cố làm bù đắp phần nào thôi.Chuyện con kiến rơi xuống nước thì con cá nó ăn ,nhưng con cá không may vụt lên bờ thì cả đàn kiến cũng bu vào ăn vậy. Nếu rõ ràng minh bạch được quy luật nhân quả sẽ giúp bản thân không rơi vào những khổ não ,bi thương khi đối mặt với mọi sự việc trên đời .Dù là tốt đẹp ,hạnh phúc ấm êm hay xấu xa,điêu tàn và chia rẽ ,… thì bản thân mình vẫn bình tĩnh, sáng suốt mà đón nhận khi nó đến với mình. Không quá vui mừng ,kiêu căng tự đại ,hay bi thương than oán trách hận đời.Vậy nên việc Quy -y Tam -bảo và vâng giữ năm giới cũng không hoàn toàn là không thể ,đây chỉ là thủ tục đăng ký đầu tiên cho hợp lệ .Còn năm giới điều cũng như nội quy trong tổ chức ,cơ quan đâu phải là không có người can phạm .Quan trọng là vi phạm với mức độ nào và xu hướng vi phạm như thế nào trong hoàn cảnh đặc thù nào. Dễ gì ai trọn vẹn trăm phần ,tất cả chúng ta đều đang trên con đường dài phía trước ,nếu may mình là người sớm bỏ bớt gành nặng trên vai . Hơn thế nữa giới- luật đức Phật chế định còn được gọi là Biệt-giải-thoát ,tức là giải thoát riêng biệt từng phần . Ai giữ trọn giới nào thì an nhiên tự tại ,giải thoát ngay trong phạm vi giới đó. Không phiền lòng ,không khổ não hay bận bịu vướng chi chi. Câu chuyện đại ý về thời đức Phật cũng từng được biết có vị Tỳ-kheo than phiền với Ngài rằng nhiều giới điều quá nên con không nhớ và giữ cho nổi được .Đức Phật bảo vị Tỳ-kheo kia rằng ,vậy ông chỉ cần giữ gìn tâm ý cho trong sạch không tạo các việc ác ,không phạm các tội lỗi lầm gì. Siêng năng khởi lòng từ bi cứu giúp muôn loài ,chăm chỉ từ lời nói ý nghĩ làm các việc tốt lành.

Ngoài ra giá trị mục đích cao tột của năm giới căn bản này là cơ sở nền tảng vững chắc đầu tiên cho tất cả mọi giới khác trong bước đường học Phật tu nhân. Năm giới căn bản này như là một bảng chữ cái đánh vần đầu tiên cho mọi văn tự ,chữ nghĩa cao xa. Bỏ qua hay coi thường năm giới căn bản này ,cũng như người tập đọc,tập  viết mà không chịu học bảng chữ cái phát âm đầu tiên kia. Nên biết năm giới căn bản này có thể được coi là năm ngón tay của một bàn tay thuận (tay phải ) ,có ngón dài -ngón ngắn,cũng thế giữ giới được phần nhiều hay phần ít mà thôi .Giữ trọn đủ năm giới như người giữ trọn đủ năm ngón tay, không bị tổn hại lại rất khéo léo trong công việc .Sai phạm năm giới như người giữ không trọn đủ năm ngón tay vậy,tuy không gây chết người nhưng lại bị khiếm khuyết, làm ăn vụng về. Rộng thêm nữa nếu giữ trọn đủ cả Mười- nghiệp- lành (thập thiện) thì như người có đầy đủ hai bàn tay mười ngón,rất tinh xảo không bị dị tật gì tất cả.Vậy nên biết rõ giá trị thiết yếu căn bản của năm giới này ,thì tự mình vâng giữ gắng sức dụng công thực tập trong cuộc sống nhân sinh. Tuy phẩm số chỉ có năm điều nhưng thực hành trọn vẹn thật là khó ,đem so ra với những phẩm số nội quy ,điều lệ của các tổ chức ,cơ quan thì số lượng ít hơn nhiều. Có những nơi có quy định ,nội quy, điều lệ dài hàng trang mà mọi người đều vẫn phải chấp hành, vậy mới biết năm điều căn bản đây phẩm số như thế nào. Vả lại trong pháp Quy-y Tam-bảo theo các bộ Kinh-luận ghi chép rõ đức Phật và đệ-tử của Ngài cũng làm pháp Quy-y cho rất nhiều loài chúng sinh khác nhau như: Voi, Hổ-báo, Sư Tử,… sau giảng giải ý nghĩa Phật-pháp cho chúng đều được lợi lạc. 

1 Không sát sinh “Nhất bất sát sinh

(1.Không sát nhân ,hại vật )

“Đoạn mạng viết sát, hữu tình viết sinh”

Nghĩa chú thích ghi: Dứt đoạn mất mạng sống gọi là sát, các loài có tình thức (sinh vật) ấy là sinh.

Tức là không ngang nhiên lạm dụng sức khoẻ ,mưu mô ác độc của mình để sát hại ,cướp đoạt mạng sống sinh tồn của kẻ khác một cách vô cớ ,tự do (Chủ đích là không giết người ). Đại ý khuyên răn người Phật -tử là người đã biết tích đức tu nhân ,không tham lam say đắm ,si mê quá độ . Biết vừa đủ và biết dừng lại khi còn chưa quá muộn ,không mưu toan hãm hại bằng mọi phương pháp nào như một trò tiêu khiển. Nỡ có sai phạm làm thì cũng phải biết ăn năn hối cải ,hãy nguyện cầu cho nạn kiếp tiêu tai. Bởi xa xưa nghiệp sát sinh cũng đã rất sâu dày ,không dễ gì dứt bỏ nên mới chịu cảnh luân hồi vay trả ,biết bao giờ mới thoát được trầm luân, “ Bể nghiệp mênh mang khó đoạn không chi hơn ái.Cõi trần man mác dễ phạm duy chỉ có sát sinh”.Chính vì vậy mới có cảnh cộng chung nghiệp (cộng nghiệp) ,nếu nghiệp lành thì tất cả an vui ,còn nghiệp ác thì cả bầy hứng chịu.

Giết hại mọi loài ,kết nghiệp vay.

Đời này đau khổ ,đến tương lai.

Phóng sinh bảo vệ, thương loài vật

Hạnh phúc bình yên, đến mọi nhà.  

Ngoài tội lỗi do nghiệp sát hại tự gây ra thì người đồng phạm chính là người xúi dục,hoặc vui mừng hoà theo và có nhu cầu sử dụng đó, tội lỗi đều như nhau. Đơn cử như người sát sinh kia vì mưu sinh cuộc sống sinh tồn nên cố đành phải chịu can phạm ,vì còn đang có người cùng chung nghiệp,hùa theo. Có nhu cầu nên mới có cung cấp (cung -cầu ngang nhau) ,ví như người làm nghề đồ tể ,vì có người cần thiết sử dụng nên sao tránh bỏ được nghiệp sát sinh. Lý Duyên-sinh ở đây chính là có cái nọ, thì mới có cái kia; không có cái nọ thì cũng không có cái kia. Ví như còn người có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất và ngược lại. Nhân quả là phải có nhưng đến gần hay xa chậm mà thôi, xem rộng ra thì xuyên suốt trong ba đời (Đời quá khứ -hiện tại -tương lai ). “Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả ngày nay -muốn biết quả đời sau ,hãy nhìn nhân hiện tại ”,thế nên:

Ai cũng sợ gươm đao

Ai cũng sợ sự chết

Suy ta ra lòng người

Chớ giết, chớ bảo giết.

Câu chuyện đề cập đến nghiệp sát sinh hay sát tặc (giết giặc)đại ý truyện tích kể :Có đến trăm người lái buôn mang theo nhiều của cải châu báu ,vàng bạc đi đường mệt nhọc đang nghỉ ngơi. Khi đó có một người phát hiện khởi lòng tham muốn chiếm đoạt ,vì một mình nên bày kế dùng thuốc độc hãm hại .Cũng khi đó có một người phát hiện ,nên bất bình sát hại kẻ ác tâm kia ,đành giết hại một người mà cứu toàn trăm mạng,vậy hỏi rằng lý đó làm sao ?

Hay như khi đất nước lâm nguy ,

Cơn hỗn loạn chiến trinh, binh lửa,

Cũng nhiều Thầy ,cởi bỏ áo -tu ,

Nguyện xông pha ,trận tuyến hàng đầu.

Trừ gian ác ,bất bình cứu dân .

Như vậy mới hiểu rõ bản chất và sự cộng nghiệp của luân hồi cõi thế ,đã sinh cùng nước ,cùng non thì sao tránh được nạn tai kiếp sát .Vậy nên ai cũng mới nguyện cầu sinh sang nước khác Lạc -bang quê nhà,tránh điều phiền não lo âu. Không chi không có an lành vui ca ,tiếng màu niệm Phật -Pháp -Tăng ,làm nhân chủng tử thoát thân luân hồi. Hơn nữa tất cả các tội lỗi theo quan điểm của Phật giáo không đơn cử là tự thân mình làm mà “ Hoặc tự tác ,hoặc giáo tha tác ,kiến tác tuỳ hỷ ,…ngũ vô gián tội ”, ý là hoặc tự mình làm, hoặc bảo người khác làm, hoặc thấy làm như vậy mà cổ động vui mừng hoà theo cũng đều đoạ lạc vào Vô-gián-tội.

Tham thực thì cực thân

Vì miếng ăn tạo nghiệp

Giết hại bao chúng sinh

Thoả mãn khẩu vị mình

2.Không gian tham trộm cướp. “Nhị bất thâu đạo”

( Vật thuộc ư tha ,tha sở thủ hộ, bất giữ nhi thủ ,danh chi viết đạo )

Của cải vật chất của người khác ,người ta giữ gìn làm chủ,không cho mà mình tự ý lấy ấy gọi là trộm cướp.

 Tức là không ngang nhiên lạm dụng sức khoẻ ,mưu mô ác độc của mình để chiếm đoạt cướp bóc,chèn ép tài sản ,của cải ,vật chất của người khác một cách vô lý,phi pháp .Giới thứ hai này tất cả mọi người đều cũng rất dễ hiểu hơn ,vì việc trộm cướp dù ở bất cứ xã hội ,đất nước nào thì cũng không ai đồng tình, hay tán thưởng. Bởi của cải vật chất là công sức ,thành quả lao động bằng bàn tay ,khối óc người ta làm ra, biết bao gian khó mới tạo thành. Lại tự có người ngang nhiên cướp bóc ,chiếm đoạt khiến người ta đau buồn sầu khổ vô cùng ,có khi tiếc nuối quá lại quên sinh cả tính mạng.Vô tình mình lại là người liên đới phạm thêm giới sát sinh nữa ,hoặc là nguyên nhân dẫn đến nhiều can phạm khác .Bản thân mình đã không muốn ai trộm cướp của mình ,thì rõ ràng mình đừng bao giờ có ý trộm cướp của người khác dù bất cứ hình thức nào .Trộm cướp nghe có vẻ nặng nề ,nhưng biến tướng của nó càng thêm kinh tởm ,bởi nhiều các hình thức dụ dỗ ,lừa gạt ,gian lận trắng trợn như khai man ,tráo đổi ,chốn tránh,giả giả thật thật ,…che mắt người khác để lợi ích về mình ấy cũng là một hình thức trộm cướp khác chi. Câu “Nhân tham tài tắc tử ,điểu tham thực nhi vong” ,ý nói con người ta tham lam của cải vật chất quá độ, trước sau rồi cũng sa sảy vào con đường tội lỗi dẫn đến chết chóc mà thôi. Con chim kia bay liệng giữa trời không bao la ,tự do thoả mái vì tham ăn nên mới sa xuống vào bẫy lưới giăng sẵn của người đời. Con người ta được một lại muốn có mười ,được chiếc xe máy lại đòi ô tô ,trong khi ngoài tầm khả năng thực tế của chính mình . Không biết câu vừa đủ “tri túc”,không biết lượng sức mình so bì với thiên hạ một cách khập khiễng ,oán thán kê la. Biết đâu rằng ai là người sướng khổ hơn ai “Lung kê hữu thực, thang oa cận – dã hạc vô lương, thiên địa khoang” ,ý nói con gà được nuôi nhốt trong lồng kia tuy đầy đủ thức ăn uống ,nhưng biết đâu đó lại có nồi nước sôi chờ sẵn kề bên. Chim hạc giữa trời bao la rộng lớn ,tuy không có sẵng đầy đủ thức ăn tại chỗ nhưng nó lại rất thoả mái thanh cao ,bay liệng tự do khắp chốn, muôn phương.

Người khác cưỡi ngựa, mình cưỡi La

Tủi thân sao lại, kém người ta

Quay đầu chợp gặp, ông xe đẩy

Mới thấy vẫn còn, hơn người xa.

Nhưng nói thế không phải để bi quan chán nản cuộc sống đời thường quá mức ,vì với Phật-tử tại gia bổn phận gánh nặng còn rất nhiều. Cuộc sinh tồn còn đang tiếp diễn ,vậy phải biết làm ăn ,phát triển chính đáng theo khả năng của mình trong xã hội .Có thể chọn nghề nghiệp phù hợp “chánh nghiệp” với bản thân mỗi người ,miễn sao không làm các việc bất thiện ,nhẫn tâm mất nhân tính con người.Cùng nhau đồng hành xây dựng một xã hội ổn định phát triển ,văn hoá ,văn minh ngày một tươi đẹp trong tinh thần Từ bi -trí tuệ soi sáng của Phật- đà.

Ngàn gian nhà rộng thênh thang

Đêm nằm ngủ, chỉ vài gang là vừa.

Tiền muôn bạc vạn thãi thừa

Ngày ăn ba bữa, cất chừa làm chi.

3. Không tà dâm “Tam bất tà dâm”

Không tà hạnh, giữ lòng thanh khiết, là không phóng túng-buông lung.

“nhị thân giao hội viết dâm ”-hai thân giao hợp gọi đấy là dâm.

“ Giải viết :Tại gia Ngũ-giới duy chế tà dâm,xuất gia Thập-giới toàn đoạn dâm dục”

Nghĩa là lời giải thích ghi rõ ,người tại gia giữ gìn năm-giới chỉ cần không tà-dâm ,người xuất gia mười-giới mới dứt hẳn dâm dục.Tức ý nói người tại gia không tà hạnh, phóng túng buông lung,lang chạ linh tinh ngoài vợ chồng giá thú hôn nhân. Vậy rõ ràng là được chính hạnh (không tà), chính đáng theo luật pháp xã hội, tập tục từng vùng miền quy định, có pháp lý hôn nhân chính đáng. Điều này là thiết yếu trong bất cứ xã hội,thời đại nào cũng đều được tôn trọng bảo vệ phẩm giá con người, giới tính, mới mang lại hạnh phúc bền lâu. Nhất là vấn đề quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ, đều cần có sự văn minh công bằng rạch ròi giữa vợ và chồng trong gia đình, ngoài xã hội. Tránh những áp đặt chèn ép, phân quyền về giới tính nhất là nữ giới (đặc biệt ở chế độ phong kiến ngày xưa-trọng nam kinh nữ) trong mọi tổ chức xã hội, nên có quan niệm thân thiện bình đẳng về giới tính. Đoàn kết, hoà hợp cùng chung tay xây dựng và phát triển xã hội trần đầy tình thương đồng loại, trong ánh sáng chân lý, an lành hạnh phúc trong giáo pháp của đức-Phật.

Ta là người học Phật

Ít phải thật giống Ngài

Không vọng tưởng mê say

Chạy theo ngũ dục lạc

 Nếu duy trì giữ gìn giới không tà hạnh, không lang chạ sẽ làm cho cuộc sống gia đình vợ chồng, xã hội ổn định yên bình hơn, tránh được những xung đột mâu thẫu giữa vợ chồng với nhau. Tránh sự nghi ngờ rạn nứt, mất niềm tin tình cảm vợ chồng, dẫn đến đổ vỡ hôn nhân, ảnh hưởng đến con cái và người thân. Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tương lai của bản thân mỗi người, cùng đồng thời cả thế hệ con trẻ về sau khi vợ chồng đổ vỡ. Phật ngôn: “ Nhân tùng ái dục sinh ưu,tùng ưu sinh bố. Nhược ly ư ái hà ưu hà bố”, nghĩa lý đức Phật dạy: Con người ta do từ ái dục tham đắm, si mê mà sinh ra khổ não,đau buồn; rồi từ khổ não ấy lại sinh lo sợ, mất mát, chia lìa. Nếu xa lìa, giảm bớt lòng tham đắm, say mê dục lạc thì đâu còn khổ não với sợ hãi lo toan kia.

Sắc đẹp làm hại thân

Gần nhiều tiêu sức khoẻ

Phải có sức mạnh mẽ

Hàng phục ma ái dục

Không ai mong muốn gia đình mình tan nát, vợ chồng con cái phải chia lìa, công ăn việc làm, quan hệ xã hội mọi mặt bị ảnh hưởng thì rõ ràng phải giữ gìn, tôn trọng bảo vệ giá trị đạo đức của giới không tà-hạnh này. Bởi ít nhiều cuộc sống sinh tồn còn bao bộn bề phía trước, đang chờ đón mỗi người chúng ta. Tự thân mỗi người chọn lựa bước đi sao cho yên bình, hạnh phúc nhất, không đánh mất mình giữa đô hội xa hoa của cuộc đời. Tuy rằng biết trò đời là giả mộng, nhưng cũng cần nên mộng đẹp còn hơn, mộng xấu ác kia khiến thân tâm ta điêu tàn.“Bể nghiệp mênh mang khó đoạn không chi hơn ái.Cõi trần man mác dễ phạm duy chỉ có sát sinh- tuy khó đoạn nên cần phải dứt, dễ phạm nên mới cần phải chừa ngăn. Giới này thường thì rất dễ gây hiểu lầm giữa hàng xuất gia và tại gia, nên khi truyền thụ giới, vị giới sư phải giải thích rõ, tránh gây hoang mang hiểu lầm trong hàng Phật tử tại gia. Vì bổn phận cuộc sống ở đời, đạo nghĩa vợ chồng, tình cảm gia đình, con cháu họ hàng nối tổ truyền tông không thể nhầm sang giới xuất gia độc hành,độc bộ.

Thầy tu đâu có luyến gia môn

Mây nước là nhà ,tịch diệt tông

Hoa tuệ sáng ngời in lối đạo

Thuyền nan một lá thảnh thơi hồn

HT Tế Công

4. Không dối trá ,điêu ngoa “ Tứ bất vọng ngữ 

“Tâm khẩu tương vi cố viết vọng ngữ ”

Tâm tính suy nghĩ, ý thức và lời nói việc làm trái ngược nhau gọi là vọng-ngữ, trong lời bàn giải còn ghi rõ vọng-ngữ có bốn loại : Vọng ngôn-ỷ ngữ-ác khẩu-lưỡng thiệt. Tất cả thuộc về nghiệp miệng, một trong ba món nghiệp chướng sâu dày khó dứt trừ của người tu đạo giải-thoát, tạo nên ba món độc ác “tam-độc” ( Thân-khẩu-ý ) từ vô- thuỷ kiếp lâu xa. “ Xưa kia con tạo bao ác nghiệp, đều do ba độc tham-sân-si, từ thân-miệng-ý phát sinh ra, tất cả con nay xin sám hối ”. Vì từ vô-thuỷ tức là không rõ đầu mối, nguyên cớ sự tình ấy từ đâu luân hồi vòng quanh mãi không chấm dứt, nó là cái nhân chủng tử làm cho chúng sinh phải trầm luân trong ba-cõi,sáu-đường. Vậy mới nói “Đường sinh tử nào ai tránh khỏi ,nẻo luân hồi mấy kẻ dễ qua”, biết rõ được nguồn gốc tội lỗi khổ đau sinh tử, để tu đạo giải thoát đã là bậc Thượng-nhân (Đức Phật )

Không nên nói lời ác

Không nói dối gạt người

Không nói lưỡi đôi chiều

Không nói điều ô uế

Người xưa từng răn dạy “ Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, ý nói bệnh tật cũng từ miệng đưa vào, mà hoạ tai hạn ách cũng từ miệng mà sinh ra. Biết giữ mồm miệng tươi đẹp, trong sạch là nhờ từ lời nói mà ra “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ”. Thương yêu quý mến, cảm thông hay ghét ganh, chửi rủa cũng chính từ nơi miệng “ Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời ”. Cũng lời nói làm lên sự nghiệp, tên tuổi giúp đời, nhưng cũng lại lời nói khiến người khác phải đau lòng, bực tức đôi khi còn muốn “quyên sinh” sa đoạ. Vọng-ngôn là lời nói không thật thà ngay thẳng, có thì nói không; không lại nói có; làm nói không làm, không làm nói làm, tất cả là dối trá. Ỷ-ngữ là nói lời hoa mỹ tô vẽ câu chuyện, sự việc thêm quá lên so với mức độ bản chất của sự thật, cũng là một loại dối trá. Ác-khẩu là lời nói thô ác, độc địa, chửi rủa ngoa nguyền nặng nề quá mức tất cả cũng không thật vì nó xuất phát từ sự ganh ghét dối trá rồi. Lưỡng-thiệt được ví như hai cái lưỡi vì lúc nói ra lời này, lúc nói ra lời nọ mà chỉ là cùng một vấn đề, hoặc khi nói với người này một kiểu, người khác một cách trên cùng một sự việc, hiện tượng,… “ Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo , cái miệng không vành nó méo tứ tung ”.

Lỗi người mình phải bỏ qua

Lỗi mình mình phải xét tra kỹ càng

Việc chi mình hãy chưa làm

Việc chi mình đã lo kham được rồi.

Tóm lại lời nói dối trá, ác độc điêu ngoa, tô vẽ, sai khác với bản chất thật của mọi vấn đề trong đời sống xã hội khiến con người ta mất hết niềm tin. Chán nản, đổ vỡ về hình tượng trong tâm tưởng, suy nghĩ về một đối tượng hay vấn đề nào đó, được gọi là một cú sốc tâm lý cao độ trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Khiến cho bản thân không còn phương hướng, mục tiêu để phấn đấu tiến bước lên phía trước dù trong công việc hay tình cảm càng nặng nề thêm, nếu bản thân gặp phải một vài cú sốc trong đời. Ai cũng thế bản thân mình không muốn bị ai dối gạt thất tín với mình dẫn đến nhiều đổ vỡ tâm lý cuộc sống, thì đương nhiên mình cũng không được dối gạt thất tín với ai. Điều gì mình mong muốn, cảm nhận thì người khác cũng thế thôi, đừng bao giời làm người khác đau khổ, thì đương nhiên mình cũng không bị khổ đau mang lại.

Con người sống ở đời

Búa bén nằm trong miệng

Bị chém vào thân mình

Bởi những lời bất thiện.

5. Không rượu chè và các chất kích thích gây nghiện

“ Ngũ bất ẩm tửu ” ( Loạn tâm hôn trí viết tửu )

Trong lời ghi chú giải thích ý là tâm tính ý thức rối loạn, không tự chủ mê man không định hướng được gọi bệnh rượu. Đó là một trong những chất kích thích gây mơ hồ mộng mị làm tâm trí thay đổi không bình thường, ngoài ra còn rất nhiều chất kích thích khác trong xã hội ngay nay. Rượu được liệt kê vào một trong số những chất kích thích điển hình đó là vì nó rất dễ mắc phạm phải, vì điều kiện, cơ hội tiếp xúc với rượu rất dễ dàng và còn được chưng dụng trong mọi sinh hoạt của đời sống. Rượu được mọi người tham gia cổ vũ nồng nhiệt trong tất cả mọi câu chuyện sinh hoạt trong xã hội, vì khi vui người ta dùng rượu để chúc tụng, tán thưởng ban tặng, rồi khi buồn người ta cũng lại mượn chén rượu để giải nỗi sầu, giải cái xui xẻo vận hạn. Nhiều khi biết tai hại của rượu-bia nhưng cũng thật khó lòng mà chừa cho được,đôi khi chỉ là một thói quen vậy.

Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Uống Rượu say cũng là điều tất nhiên
Say rồi cũng giống thằng điên
Thế nhưng ai cũng muốn điên dài dài
.

Thậm chí gần như trong mọi nghi lễ tổ chức đều phải có rượu mới đủ bộ vị, trong các vị thuốc người ta cũng có khi phải dùng chút rượu làm chất xúc tác, thuốc dẫn. Thế nên mắc phải giới rượu là điều hiển nhiên sai phạm, ngày nay đi kèm với rượu là Bia gọi đủ là rượu-bia hay bia-rượu cũng đều là một trong những chất kích thích làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Nếu biết dùng rượu-bia đúng cách vừa đủ như một bài thuốc thì là mặt tích cực hoàn toàn tốt đẹp, nhưng lạm dụng để sử dụng quá mức dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề cho tự thân, gia đình và xã hội. Nhất là thời đại mật độ giao thông dày đặc như hiện nay, biết bao nhiêu thảm kịch trong tai nạn giao thông gần như ảnh hưởng của nó là xuất phát từ rượu-bia quá độ.

Rượu vào nằm ngủ ngoài đường
Rượu vào đi lại coi thường công-an
Rượu vào ăn nói làm càn
Rượu vào phán chuyện thế gian như thần

Một người bình thường đoan chính, trang nghiêm đáng tuổi các bậc cha-chú trưởng bối trong gia đình, nhưng khi rượu-bia say sỉn mất hết nhân cách (mất tính người ), thì làm sao được mọi người nể phục kính trọng được. Tính người đã không còn tức là tương đồng với tính (mất tính người ra tính vật ) thú vật không phân biệt sai trái, thứ bậc được thì trách sao người ta phải tôn ti trật tự. Trong nhà thì đành cam chịu, chứ ra đường thì tất cả mọi người đều gọi là “ thằng say rượu ”, mặc dù tuổi cao cũng không ai gọi bằng “ Ông ”, nên giá trị con người tự bị mất thôi. Ngoài ra còn rất nhiều những thiệt hại, mất mát về các mặt tinh thần, vật chất từ rượu-bia mang lại vô cùng to lớn, như vợ chồng con cái chia lìa nhau, cãi vã, đánh chửi nhau, anh em bạn bè chia lìa nhau ,… Vì tác hại của rượu-bia gây ra rất lớn nên đức-Phật chế định để hạn chế những tai hại khổ đau do rượu-bia mang đến, ý thức được điều đó thì người Phật-tử không giám trái phạm vậy.

Rượu vào đời cũng bất cần
Rượu vào quên hết tình thân họ hàng
Rượu vào bạn với nghĩa trang
Rượu vào cả họ cả làng đều khinh

Như vậy với năm-giới căn bản này tuy phẩm số chỉ là năm, nhưng nếu áp dụng triệt để trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì lợi ích cho mọi người là điều rất cần thiết. Chỉ cần giữ gìn và phát huy tốt một trong năm điều răn này của đức-Phật thì hạnh phúc gia đình hoà thuận ấm êm, trật tự xã hội sẽ được ổn định bền vững. Thực chất khi chỉ cần sai phạm hoặc chối bỏ một trong năm điều răn dạy này, tức cũng là đồng nghĩa với bốn giới kia liền kéo theo luôn là vậy. Đơn cử chỉ cần sai phạm vào rượu-bia (giới rượu) quá mức sẽ liên tiếp các tội như hung hăng, nóng nảy đòi hỏi (giới dâm), chửi bới (giới vọng ngữ), đánh đập (giới sát), mất nhân cách làm việc không chính đáng (giới trộm),… để thoả mãn tất cả vì chất ma men kích thích trong người. Ngoài ra các chất kích thích khác như các loại thuốc kích thích gây nghiện ngập như ngày nay,… có tác hại to lớn trong đời sống con người cũng cùng thuộc trong phạm vi của giới này. Giới thứ năm không rượu-bia mục đích chính là làm con người ta không được đắm nhiễm mê mờ tâm trí, mất nhân cách của chính mình, rõ ràng là kéo theo vô vàn tai hoạ thương tâm trong xã hội. Không một xã hội nào chấp nhận và tán thưởng cho việc sai phạm ảnh hưởng đến đời sống chung của cộng đồng về tất cả các mặt kinh tế và vật chất vậy

Lắm cảnh nghèo xác mùng tơi
Con quần áo rách vợ dơ xương vè
Chồng thì nghiện rượu lẫn chè
Mỗi ngày một lít sao nghe đau lòng.

Thế nên tự mỗi người hãy ý thức và cố gắng, hạn chế được những tiêu cực, những nguyên nhân chủ quan do chính mình mang lại, không chép miệng đồng loã theo những cuộc vui chơi giải sầu phi nghĩa.        

Ai dùng các hạnh lành,
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che.
   

X