Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Tóm Lược Ý Nghĩa Của Việc Xuất-gia.

XUẤT GIA

I .Giải thích từ ngữ  xuất gia .

II . Điều kiện để được xuất gia.

III. Ý nghĩa của việc xuất gia .

IV . Nghi Thức xuất gia.

Đề tài cơ bản ngắn gọn cho người mới tìm hiểu Phật giáo

I .Xuất gia về cơ bản có 3 nghĩa :

01.Xuất thế tục gia – xa rời nhà thế tục ( nơi đang cư trú )

02.Xuất phiền não gia – xa rời cảnh phiền não ( tham-sân-si )

03.Xuất tam giới gia – xa rời ba cõi ( Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới )

Vậy hiểu ngắn gọn xuất gia là xa rời khỏi nhà thế tục để đi tìm cầu học đạo giải thoát ,giác ngộ “ bỏ tục xuất gia, không nhà học đạo ”. Xuất gia đúng nghĩa có giá trị ,mục đích cao quý ,phi thường không phải chuyện của kẻ phàm phu. Xuất gia là đại sự , mang ý nghĩa hướng thượng tốt đẹp ,xa lìa mọi khổ đau trần lụy luần hồi sinh tử .Xuất gia là đi vào con đường của bậc Thánh nhân ,mang sứ mệnh phụng sự nhân loại .

Ý nghĩa xuất gia rộng nữa còn kể đến có 3 cấp độ như :

Thân xuất gia ,mà Tâm không xuất gia,

 Người chỉ có hình tướng đầu tròn áo vuông, mà tâm còn luyến tục.

(xuất gia gieo duyên )

Thân Tâm đều xuất gia,

Người kính mộ Tam Bảo, giữ gìn ba nghiệp đức hạnh nghiêm trang, quyết lòng dứt bỏ phiền não, thành tựu đạo quả Bồ Đề.

(Thượng sĩ xuất gia )

Thân tại gia, mà Tâm xuất gia,

Người tuy còn ở tại gia mà tinh tấn tu học,không say đắm dục lạc, tâm trí một lòng hướng đạo mong cầu giải thoát (Trí giả xuất gia)

Vì không sao tránh khỏi những phiền não ,nhiễm trược thế gian ,căn tính mê ám sâu dày nên mới cần phải có giới luật để răn dè .Nhằm mục đích hoà hợp ổn định và phát triển Tăng đoàn ,khiến mọi người đều hoan hỷ tuân hành ,vâng giữ .Cùng nhau tinh tấn tu hành chung trên con đường giác ngộ ,giải thoát .

II . Điều kiện để được xuất gia.

Điều kiện xuất gia đầu tiên chính là giới luật ,một trong những con đường đưa đến sự giác ngộ – giải thoát cho bản thân .Với người xuất gia đúng pháp ,đúng luật thì Bậc làm thầy phải hiểu rõ hơn ai hết khi bản thân nhận thế độ người xuất gia . Vì giới bản luật nghi đã ghi rất rõ nguyên nhân hình thành về bộ Luật- nghi từ thời Đức phật (không tiện việc chú thích ở đây ) . Mục đích của luật nghi làm cho Tăng đoàn được hòa hợp thanh tịnh, ổn định và phát triển ,tránh những phiền toái không mong muốn trong nhân gian .

Tùy từng thời điểm ,quốc gia ,khu vực mà có những giấy tờ y cứ khác nhau về nhân thân mỗi con người nơi đó cho phù hợp . Ví như ở Việt Nam cơ bản đang sử dụng giấy tờ như giấy khai sinh ,chứng minh thư , sơ yếu lý lịch ,… Vậy người đủ điều kiện để được xuất gia trước tiên cũng phải áp dụng đầy đủ các loại giấy tờ như thế . Ngoài ra còn phải có đầy đủ giấy tờ hồ sơ của giáo hội Phật giáo nơi người đó xuất gia cấp cho,có cha mẹ hay người bảo hộ cam kết chấp thuận cho đi xuất gia .Phải là người độc thân (nên có giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú) ,không vướng bận chuyện gia đình ,dính mắc việc xã hội. Có đầy đủ các căn-chi trên cơ thể, giới tính rõ ràng bình thường chẳng phải hạng người Phi -nhân  (bất nam ,bất nữ ) .

Phân loại thành phần ,giới tính xuất gia cũng rất quan trọng trong việc thế độ cho người đi xuất gia .Y cứ luật nghi cho xuất gia tất cả kẻ nam ,người nữ đến dưới 70 tuổi ,có thể tùy thuộc vào độ tuổi ,sức khỏe của người đó cho phù hợp . Với việc người chính- tín phát tâm xuất gia đúng pháp thì công đức rất lớn ,tất cả chúng ta nên cùng tùy hỷ ,tán thán cho đại sự này . Nhưng cũng không thể bỏ qua việc xem xét đạo đức, phẩm chất của người đến cầu xuất gia cho phù hợp với phong tục ,tập quán vùng miền .Không nên quá cầu thị và cũng không khắt khe trong việc xuất gia ,trách nhiệm của người làm Thầy tự biết . Người xưa cũng nói “dụng nhân như dụng mộc” ,là biết cách dùng người tuỳ vào công việc cũng như dùng gỗ vậy. Gỗ tốt dùng vào việc tốt ,gỗ vừa vào việc vừa ,gỗ xấu dùng làm củi không có gì bỏ đi . Con người há không bằng củi ,gỗ cho nên cũng tuỳ người mà giao tuỳ việc ,đó là biết cách ,phù hợp .Ví như cây đại thụ có trách nhiệm của nó trong thiên nhiên ,tự nhiên sinh tồn ,cây cỏ hoa yếu mềm  cũng có bổn phận của  mình trong môi trường sinh thái chung.

Theo bộ Sa- di luật nghi phân loại ,người xuất gia từ 7 tuổi trở lên mới cho thế độ ,nhỏ quá vướng bận không người nuôi dưỡng.

Với tuổi còn nhỏ nên cần phải có người bảo hộ , lúc đó người làm Thầy sẽ vất vả việc nuôi dưỡng trông nom. Nhưng lớn tuổi xuất gia cũng là vấn đề nan giải ,vì sức khỏe ,tuổi tác bản tính khó thế độ .Vậy tuổi từ 15 đến 20 là giai đoạn lý tưởng cho kẻ nam ,người nữ tập sự xuất gia ,hướng đến con đường Thánh thiện an lành.

Đính kèm mẫu hồ sơ xuất gia :

III. Ý nghĩa của việc xuất gia .

Việc xuất gia được tán thán ,ca ngợi trong rất nhiều bài kinh mà đức Phật giảng thuyết như bộ kinh Pháp Hoa “Vì một đại sự nhân duyên…”,kinh Pháp Cú …và ngay từ chính bản thân Ngài cũng từ bỏ cung vàng ,điện ngọc để đi xuất gia .

Thiện tai! thiện nam tử

Năng liễu thế vô thường

Khí tục thú Nê – hoàn

Công đức nan tư nghị .

Nghĩa:

Lành thay !người thiện nam

Hiểu rõ đời vô thường

Bỏ tục hướng cõi lành

Công đức thật khó lường .

Hoặc:

Hủy hình thủ khí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Thánh-  đạo

Nguyện độ nhất thiết thân.

Nghĩa:

Xuống tóc giữ nghiêm mình

Xa rời người thân thuộc

Xuất gia tu Thánh-  đạo

Khắp rộng độ muôn loài .

Hay như :

Phước -điền kinh vân, sa di ưng tri ngũ đức:

Nhất giả phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố;

Nhị giả hủy kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố;

Tam giả cát ái từ thân, vô thích mạc cố;

Tứ giả ủy khí thân mạng, tôn sùng đạo cố;

Ngũ giả chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.

NGHĨA

Kinh Phước điền nói, sa-di (người tập sự chính thức vào hàng ngũ xuất gia ) phải biết năm đức tính tốt lành của người xuất gia: một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội quý kính Phật pháp; hai là hủy bỏ hình hài đẹp đẽ, vì thích ứng pháp y trang phục ; ba là cắt đứt mọi tình ái từ người thân, vì không còn thân -sơ; bốn là không tiếc kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; năm là chí ý mong cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người.

Ngài Quy Sơn Linh Hựu có dạy : “  Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu...”

Đại ý : Nếu là người xuất gia khi cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục. Tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho đội quân của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi…

Lời văn phát nguyện : “ Sinh phùng trung quốc ,trưởng ngộ minh sư,chính tín xuất gia ,đồng chân nhập đạo ” .Ý nghĩa mong cầu được sinh ra nơi trung tâm văn hóa tốt đẹp ,trưởng thành gặp được bậc thầy tài đức (minh sư ). Với niềm tin chân chính để xuất gia ,và tuổi trẻ sớm được thể nhập vào trong đạo .

Bởi vì nhân duyên không tốt phải sinh nơi biên địa ,hạ tiện xa xôi hẻo lánh ,nền văn hóa chậm phát triển.Khi đó không có nhân duyên lành để được xuất gia học đạo ,có thể gọi là sở sinh chi chướng ,đó là một chướng duyên đối với người tu . Trên thực tế nơi có nền văn hóa phát triển thì các bậc minh sư ,thiện tri thức ( bậc trí thức tốt lành ) sẽ dễ dàng để chúng ta được gặp gỡ học hỏi ,gieo duyên lành giác ngộ.Với giá trị ,ý nghĩa vô cùng to lớn của việc xuất gia chân chính tu hành như thế không phải dễ người thường làm được .Nếu không có nhân duyên túc căn lâu dày thì không thể nào hoà nhập ,tồn tại ,phát triển trong hàng ngũ xuất gia của đức Phật được. Tự giác ngộ bản thân mình và cùng đồng thời giác ngộ đến mọi người xung quanh ,tự thân là sứ giả đem giáo Pháp cao quý của Như-lai  hoằng truyền lợi lạc khắp nhân sinh. Không thể dùng lời lẽ, ngôn từ hay chữ nghĩa nào đủ mà diễn tả hết giá trị, ý nghĩa của việc xuất gia chân chính tu hành vậy. “bất khả thuyết ,bất khả tư nghì ” !

Muốn rộng xem thêm phần nghĩa lý cao rộng và giá trị của việc xuất gia có thể tham khoả các tác phẩm như : Chứng đạo ca của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác ,Phật Tổ Ngũ Kinh của Hoà -thượng Thích Hoàn Quan ,Thiền Lâm Bảo Huấn Hoà -thượng Thích Thanh Kiểm dịch, Đường Xưa Mây Trắng Hoà -thượng Thích Nhất hạnh,…Và còn rất nhiều các tác phẩm khác trong kho tạng của đạo Phật.

Đối với đệ tử Xuất-gia, Thầy Bổn sư nên giảng giải ý nghĩa, giá trị của một người Xuất-gia tu đạo:  “ Tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc”. Đại ý rằng nếu là một vị Xuất-gia chân chính thì phải cố gắng tinh tấn, siêng năng tu tập, Công-phu thời khóa. Đối với ba việc thường nhật là Ăn, mặc, ở thường nên vừa đủ, thiếu chút chút cho dễ tu hành. Không nên buông lung thân huyễn, hoang phí của Tam-bảo.

IV . Nghi Thức xuất gia. (cơ bản)

Để sách tấn cho người mới đi xuất gia ,cũng như đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ,vị Thầy thế độ nên tổ chức  một buổi lễ xuất gia trang nghiêm ,long trọng như pháp .Thành phần dự lễ có đủ chư Tăng ;Ni ,cha ;mẹ hoặc người bảo hộ đồng tham dự và chúc nguyện cho người phát tâm xuất gia .Chuẩn bị phần lễ nghi ,đặt tên pháp danh dùng gọi ở chùa ,pháp phục cho người đến xuất gia ,cộng thêm phần giáo huấn ngắn gọn ý nghĩa cao quý của việc xuất gia . Cũng như giải thích phần trách nhiệm ,nghĩa vụ đời sống của người xuất gia tu đạo “độc cư ” dẫn giải một số Kinh luận cơ bản “Chứng đạo ca của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác”…

Nguyện hương :…

Sám hối ba nghiệp :

Xưa kia gây tạo bao sai nghiệp

Đều vì ba độc tham ,sân , si

Từ thân ,miệng ,ý phát sinh ra

Hết thảy từ nay xin sám hối .

Lễ Phật tán dương Tam -bảo :

Trì tụng kinh chú, Đại bi chú :

Nên tụng bài kinh Bát Đaị Nhân Giác

Lạy tạ Tứ ân :

Người thiện nam (thiện nữ ) đi xuất gia trước lễ Tam -bảo, sau lễ Bốn -ân:

1. Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, cúi đầu kính lễ cha mẹ trong bảy đời.

 2. Công ơn Thầy -tổ (sư trưởng ) giáo dục dạy dỗ, cúi đầu kính lễ Thầy- tổ và Tăng bảo trong mười phương.

3. . Công ơn các bậc thiện hữu ,tri thức chia sẻ giúp đỡ, cúi đầu kính lễ các bậc ân nhân trong mười phương.

4. . Công ơn đất nước ,quê hương che chở ,bảo hộ, cúi đầu kính lễ mười phương ba cõi ,bốn loài.

Phụ văn :Nguyên âm Tứ- ân trích trong Chư Kinh Nhật Tụng  :

1.Thiên địa phú tái chi ân ,nhật nguyệt chiếu lâm chi đức ,đại vì đỉnh lễ A Di Đà Phật (1 lễ )

2.Quốc gia xã hội chi ân ,thuỷ thổ thuần dụng chi đức ,đại vì đỉnh lễ A Di Đà Phật (1 lễ )

3.Sư trưởng giáo huấn chi ân ,phụ mẫu sinh thành chi đức ,đại vì đỉnh lễ A Di Đà Phật (1 lễ )

4. Thập phương tín thí chi ân ,tứ sự cúng dường chi đức ,đại vì đỉnh lễ A Di Đà Phật (1 lễ )

Bài kệ xuất gia:

Thiện tai! thiện nam tử

Năng liễu thế vô thường

Khí tục thú Nê – hoàn

Công đức nan tư nghị .

Nghĩa:

Lành thay !người thiện nam

Hiểu rõ đời vô thường

Bỏ tục hướng cõi lành

Công đức thật khó lường .

Hoặc:

Hủy hình thủ khí tiết

Cát ái từ sở thân

Xuất gia hoằng Thánh-  đạo

Nguyện độ nhất thiết thân.

Nghĩa:

Xuống tóc giữ nghiêm mình

Xa rời người thân thuộc

Xuất gia tu Thánh-  đạo

Khắp rộng độ muôn loài .

Hồi hướng ,lễ tạ xong Thầy cắt tóc chú nguyện

(Lễ nghi xong cắt 3 chỏm tóc xong ra ngoài cạo sạch)

Bài kệ xuống tóc:

Thế trừ tu phát, đương nguyện chúng sanh,

Viễn ly phiền não, cứu cánh tịch diệt.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da, sa bà ha (3 lần).

Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh,

Xa lìa phiền não, tuyệt đối thanh tịnh.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da, sa bà ha (3 lần).

Tam phát quảng đại nguyện (cắt 3 chỏm tóc đầu tiên ):

1. Chỏm tóc thứ nhất ,nguyện xả bỏ tất cả việc ác

2. Chỏm tóc thứ hai ,nguyện thực hành tất cả việc lành

3. Chỏm tóc thứ ba ,nguyện giúp đỡ tất cả chúng sinh .

Thầy tu đâu có luyến gia môn

Mây nước là nhà ,tịch diệt tông

Hoa tuệ sáng ngời in lối đạo

Thuyền nan một lá thảnh thơi hồn

HT Tế Công

Quang Nam 2008

X