Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Khổ Đau Dưới Lăng Kính Phật Giáo

Nói về Khổ đau hay nói đủ thêm từ “Khổ-khổ” là nỗi khổ ,niềm đau ,không phải ai đặt ra mà mỗi một người chúng ta tự cảm nhận thấy và chịu ảnh hưởng từ cuộc sống chính bản thân mình. Nỗi khổ đau lại chồng chất thêm khổ đau, có rất nhiều nỗi khổ niềm đau không sao mô tả hay tính kể cho hết được . Bất cứ một con người nào dù già ,trẻ ,nam ,nữ ,thậm chí cho đến vị quốc vương của một đất nước cũng vẫn còn than khổ, “Tìm gì giữa chốn trần gian ,dạ thưa tìm chút bình an cuộc đời”. Bởi nếu không khổ đau thì ngay từ khi sinh ra con người ta đã chẳng cất tiếng khóc chào đời .Mà khi chào đón cuộc đời thì dấu hiệu đầu tiên của con người lại là tiếng khóc oa oa. Vậy hỏi chăng cuộc đời là vui hay khổ ? “Thảo nào lúc mới chôn nhau, đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Còn thơ ấu nỗi khổ là những cơn nóng lạnh ,ốm đau đói khát chưa tự tìm kiếm ăn uống, chữa trị được phải nương nhờ cha mẹ ,thân sơ. Trưởng thành lớn lên ,già bệnh càng nhiều ,bao vất vả gian nan gánh nặng cuộc đời ,mong hưởng chút an nhàn thật khó. Có chăng chi đến tận khi cuối đời ,không còn gì để tham đắm mưu toan,vì sức tàn lực kiệt “lực bất tòng tâm”,mới đành cam chịu mà thôi. Từ ngữ chuyên môn Phật-giáo gọi đó là “Khổ-đế”,ý nói đến nỗi khổ, niềm đau nó tiềm tàng sẵn có từ “vô thuỷ luân hồi”,có gốc rễ sâu dày cứng chắc đeo bám chúng ta.  

Ngoài những nỗi khổ về thân xác ốm đau ,bệnh tật thì nỗi khổ về tinh thần,tư tưởng càng không kém phần bi thương. Khi yêu đương thương mến vô cùng, vì không thành duyên phận lại cam lòng đành chịu chia rẽ, kẻ bên ni người lại ở bên tê, kẻ chân trời người lại nơi cuối đất. Dệt nên thành bao câu chuyện đau thương như “Ngưu-lang” bao giờ về bên “Chức-nữ”,hay như là “Hỡi thế nhân sao trời xanh trêu đùa hai người- Hỡi thế nhân sao đời luôn quá nhiều ngang trái ”.Rồi còn rất nhiều những câu chuyện đau thương không cách nào miêu tả cho hết, tạo nên biết bao bi kịch cuộc đời, nhiều khi chán trường mất niềm tin nơi cuộc sống muốn quyên sinh cho hết khổ đau buồn. Đây là một trong những nỗi khổ theo cái nhìn của Phật giáo là “Ái biệt ly khổ”. Xong lại những nỗi khổ về sự gặp gỡ,tương phùng không mong muốn lại phải thân tâm đối mặt mới đau buồn. Kẻ muốn trốn tránh đi chẳng được ,người không mong cầu lại phải gặp nhau vì duyên cớ chi gây cơ sự thế này,như những kẻ cùng đường chạy trốn,lại vô tình gặp phải cố nhân. Hay những kẻ tình duyên trắc trở, chuyện vợ chồng dang dở đôi bên, muốn một mình tìm nơi vắng vẻ ,để quên mình với ngày tháng thoi đưa, bỗng dưng đâu gặp cảnh tương phùng với chính mình và người xưa,lối cũ. Thật đau buồn nhưng chẳng biết làm sao, đã ra đi không bao giờ muốn gặp lại, đây gọi là một nỗi khổ đau, ghét nhau chi mà lại còn tương ngộ “Oán tắng hội khổ”.

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh, khéo mà ghét nhau…

Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê ”

“Nguyễn Du vẽ nét khổ sầu

Nhưng người chưa chỉ chữa đau thế nào”                

Kể những nỗi khổ niềm đau như vậy không phải để mỗi chúng ta tự bi quan ,yếm thế chán nản buồn đời . Nói như vậy với sự cảm nhận và thấu hiểu về nỗi khổ ,niềm đau sẽ giúp chúng ta có một hành trang mới để tiếp bước vào cuộc đời đầy gian nan phía trước  . Nên bình tĩnh ,lạc quan  an nhiên cất bước đi từ chính đôi chân mình .Không lo ngại hay buồn phiền căng thẳng đường trước kia còn dài rộng muôn trùng. Bởi đứng trên quan niệm về khổ đau theo Phật giáo thì nó chính là Vô – thường đổi thay không tồn tại cố định ,không biến mất tự nhiên .Mà tất cả mọi pháp đều do duyên sinh ra ,rồi lại cũng theo duyên mà diệt ,nên mới có sự chuyển nghiệp. Dân gian có câu “giàu đâu ba họ ,khó đâu ba  đời ” để nói nên sự đổi thay về cuộc sống sinh tồn . Khác với quan niệm thường tình về khổ đau tuyệt vọng ,hoang mang ,chán trường ;thì Phật giáo chỉ ra con đường thoát khỏi khổ đau ấy “Đạo-đế”.Con đường với những giáo lý, phương pháp thực hành áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể để hướng đến sự giác-ngộ ,giải-thoát tự thân,con đường “Trung-đạo” tu tập nhận thức rõ khổ đau “Đã biết có vui là có khổ-thà rằng đừng khổ, cũng đừng vui”.Vua Trần Nhân Tông khẳng định:

Ở đời vui đạo cứ tuỳ duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà của báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh tâm-không hỏi chi thiền. 

Nhưng khi mới đề cập đến Phật giáo ,hay nghe nói về đạo Phật chúng ta thường lầm tưởng đến khổ đau ,chán nản và  thậm chí là chết chóc tang thương . Cho đến những tác giả ,những bài văn ,thơ của thế gian nhìn về Phật giáo như một tấm bi kịch của cuộc đời .Đây chính là cái nhìn phiến diện ,mê muội về giáo lý của Phật đà . Những khổ đau mà Phật giáo nêu nên chính là cuộc sống khách quan hiện tại sẵn có nơi đời, không phải đức Phật đặt ra “Khổ-đế”.Nhưng Phật giáo sẽ có những phương pháp nhằm ngăn chặn và chấm dứt tất cả khổ đau ấy “Đạo-đế”.Vậy thế nhưng xem kỹ lại những khổ đau ,chán nản trong cuộc sống nhân sinh ấy lại tạo ra biết bao những tác phẩm văn ,thơ để đời. Như “Truyện Kiều ”của thi hào Nguyễn Du, “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn …không phải là một trong những tác phẩm nổi tiếng với đời .Phải chăng tất cả đều xuất phát từ khổ đau ,từ sự đồng cảm đấy ,mà sản sinh ra kiệt tác. Cũng như người xưa nói khi đất nước có lâm nguy mới biết có hiền tài  ,có hoạn nạn mới biết được lòng nhau.Điều này được thiền sư Hoàng Bá nói “  Không trải qua một phen lạnh thấu xương ,sao biết hoa mai nở trắng rừng ” .

Với những giáo lý căn bản cốt lõi như Nhân-quả ,Nghiệp-báo ,Nhân-duyên ,Vô-thường,Vô-ngã … Đạo Phật sẽ giúp người nghiêm cứu , tìm hiểu ,áp dụng thực hành hiệu quả những lời dạy chân lý của đức Phật trong cuộc sống nhân sinh . Chính đức Phật cũng từng nói Ngài chỉ là bậc đại Đạo – sư  ,chỉ đường dẫn bước cho chúng sinh giác ngộ ,thoát khỏi khổ đau luân hồi .Với lòng thương tưởng ,bi mẫn tất cả chúng sinh mà đức Phật đã dành trọn cuộc đời mình đi khắp nơi để giáo hoá hoằng dương chính Pháp lợi lạc quần sinh “Đắng miệng khô lời-giáo nhân bất quyện”. Mong muốn tất cả những ai có nhân duyên lành được gặp Phật -pháp ,được nghe giáo pháp của Ngài đều an lành và thành tựu đạo quả.Chỉ cần áp dụng một phương pháp thực hành nào của Phật giáo sẽ mang lại hạnh phúc bình an phần đó cho tự thân. Còn nếu mới chỉ nghe nói, nghiên cứu qua lý thuyết ,Giáo-lý đạo-Phật thì cũng chỉ là Học-giả mà thôi, còn thực tập hành trì nơi tự thân mới được gọi là Hành-giả chính chân đúng nghĩa lý Phật-đạo. Không giống như cái muỗng múc canh kia, tuy múc nhiều mà hương vị thì không biết, kẻ làm công đếm tiền cho cửa hiệu bán buôn nọ. 

“Cuộc thế vần xoay, khổ mới vui

Biết sao là khổ, biết sao vui

Vui trong tham dục, vui rồi khổ

Khổ để tu hành, khổ hoá vui

Tâm luôn hoan hỷ, thì không khổ

Lòng chấp chặt hoài, chẳng có vui

Người đời mãi vướng, trong vòng khổ

Nếu biết học tu, ắt sống vui.

 Quang Nam  2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X