Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Nhân Dịp Lễ Chùa Đầu Năm

Xung quanh vấn đề về việc đi lễ Chùa đầu năm, mỗi người, mỗi nơi có những ý kiến bất đồng nhau. Nhưng tựu chung mục đích của mọi người là đầu năm mới đi du Xuân, chiêm bái cảnh  quan, lễ Phật cầu bình an cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh việc đi du Xuân, thưởng ngoạn cảnh quan tươi đẹp của đất trời ấy lại có biết bao câu chuyện kèm theo. Người thì cho như thế này là phải, người thì cho là như thế kia là đúng, rồi có kẻ lợi dụng a dua thúc dục lôi kéo. Tất cả gây ra một hiện tượng, một hiệu ứng, gọi chung là “hiệu ứng đám đông”, đúng sai vẫn chưa có lời phân tỏ. Bởi lý do hoang mang chẳng tin ai được, ngay bản thân mình còn không tin tưởng vào việc làm của chính mình, hỏi chi biết tin ai. Thậm chí có người chứng kiến, hoặc trực tiếp xem, nghe, nhìn còn vẫn mơ hồ hoang tưởng. Đơn cử như việc tranh cãi ngôi Chùa to, nhỏ, chùa cổ hay mới,… cũng đem ra bàn cãi. Chứng kiến một số việc như trên chúng tôi xin mạn phép đưa ra một số quan điểm riêng, nhằm phần nào giải toả những khúc mắc trên.

Cổng đá

Với lý do những người đi chiêm bái cảnh chùa, lễ Phật không phải toàn người già và trẻ nhỏ. Mà thực chất có rất nhiều, đa dạng các tầng lớp trong xã hội, nhân dịp đầu Xuân mới thăm chùa bái Phật. Không hiểu vì lý do hay quan niệm, hoặc mục đích gì, mà mọi người đi chùa lại có nhiều ý kiến trái chiều nhau như vậy. Bởi đã mất công, mất của “ tiền xe cộ, tiền dịch vụ,…” đi tham quan chiêm bái cầu bình an may mắn, để tâm hồn thanh thản yên vui. Nhưng đôi khi vì việc đi tham quan, chiêm bái ấy lại tăng thêm phần căng thẳng, phiền toái cho bản thân từ nhưng nơi ấy gây ra. Thiết nghĩ đã có tâm nguyện, xu hướng đi tham quan du lịch, hay chiêm bái ở bất cứ nơi đâu mỗi người chúng ta hãy giữ cho tâm mình luôn thư thái, an vui, hoà nhã. Mong muốn tâm cảnh tương giao, nguyện cầu như ý, nguyện ước được thành công, chí ít cũng giải toả mọi lo phiền nơi cõi lòng. Vấn đề ngôi Chùa to hay nhỏ, hoặc chùa cổ hay kim bản thân mỗi người chúng ta nên tìm hiểu tham khảo trước. Chúng tôi xin đưa ra một vài nhận định, đại khái bao quát chung để hiểu về một ngôi Chùa đại ý như.

Chùa Cổ

Ngôi chùa to không phải ở mặt kết cấu kiến trúc xây dựng, mà to là ở giá trị ý nghĩa thực tế, nơi đó là cái nôi đào tạo ra nhiều các vị Sư. Và nơi ngôi chùa đó đã sản sinh nuôi dưỡng ra biết bao vị Sư tài đức giúp đạo, lợi đời. Hơn nữa nơi ngôi chùa to đó đã ghi dấu tích năm tháng thời gian, lịch sử với cuộc đời. Đặc biệt là dấu ấn từng trải qua của nhiều các vị Sư còn lưu lại chút tro tàn trong những ngôi Bảo tháp thờ tại chùa. Đó là minh chứng cho một ngôi chùa to mặc dầu ngôi chùa đó chỉ có 5 hoặc 3 gian cổ kính. Vậy để có sự hiểu biết về giá trị thực tiễn của một ngôi chùa to chúng ta nên có cái nhìn và suy ngẫm xác đáng. Không hẳn chỉ to về mặt kiến trúc rỗng không, mà nên hiểu rằng to cả về mặt giá trị ý nghĩa lịch sử. Sự tồn tại về mặt thời gian, cũng như sự góp mặt của ngôi Chùa đó cho một vùng dân cư đang sinh sống.

Nhà thơ Nguyễn Bình đã nói: “ Quê tôi có gió bốn mùa. Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm. Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm. Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi”. Hay như nói :

“ Mái chùa che chở hồn dân tộc.

Nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Với mong muốn nơi ngôi Chùa dù to hay nhỏ, cũng góp phần giữ gìn bản sắc tâm linh tốt đẹp, đậm nét dân tộc Việt từ ngàn xưa. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ nông thôn đến thành thị nơi ngôi Chùa hiện hữu, cũng chứa đựng đầy tinh thần Từ-bi, Hỷ-xả; thương vật, cứu người. Với phương châm “ Dẫu xây tám vạn Phù-đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”, đây hẳn là một câu ca dao, nói rõ phần nào của việc công đức xây dựng và Tu-tập. Có thể liên quan từ truyện tích của Vua Lương Võ Đế nhà Đường xưa, xây dựng biết bao Chùa Tháp khi hỏi Đạt-ma Tổ-sư có công đức gì không? Ngài thẳng thắn trả lời đại ý là “ Thật chẳng có công đức gì”. Thiết nghĩ ngôi Chùa, tháp dù có to  kia thôi cũng vẫn chưa hội đủ đúng tinh thần của Phật giáo. Vì cái to đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, còn bên trong thực chất chưa chắc đã có chút ít gì về Phật giáo. Bởi Phật giáo là công phu Tu-hành, Hành-giả thực dụng, dành cho mỗi người chúng ta, thì mới có Công-đức, còn mọi hình thức chỉ là mặt phước đức bề ngoài . Chính ngay bản thân đức Phật, Ngài đã thực hành và làm như vậy, với cương vị là một Thái-tử con Vua, tương lai sẽ là một vị Vua thực thụ. Đức Phật đã thực hành, tu tập và có một đời sống Thánh thiện, truyền bá lại cho hàng đệ tử lưu truyền đến tận ngay nay từ nhiều minh chứng.  

Đi Chùa cần học hỏi được chút ít phần nào sự tôn nghiêm, giá trị tâm linh, tĩnh lặng nơi ngôi chùa đó mạng đến cho tự thân, tâm mỗi chúng ta. Góp phần giúp cho tâm hồn bản thân mỗi người chúng ta được thư thái, vơi bớt nhưng lo toan căng thẳng, bon chen bởi cuộc đời đem lại. Bao vội vã, phiền muộn nơi cõi lòng xin xả bỏ, quang vứt khỏi thân tâm ngay từ ngoài cổng chùa, để có thể thâm nhập vào cảnh giới tâm linh màu nhiệm nơi đất Phật linh thiêng.

Mong muốn những ngôi chùa Phật giáo có những chương trình, tổ chức phù hợp cho việc thăm viếng, lễ hội lành mạnh, trang nghiêm, vệ sinh an toàn cho mọi du khách đến chiêm bái, lễ Phật. Dù ngôi Chùa cảnh to hay nhỏ, dù nông thôn hay thành thị, thì ngôi Chùa vẫn là biểu trưng đặc sắc nhất của nền văn hóa tâm linh Phật giáo cao quý nhất. Giá trị đích thực của ngôi Chùa là sự duy trì được việc tu học của giới đồ Phật giáo theo đúng tư tưởng giáo lý Từ-bi, Trí-tuệ, Giải-thoát của Phật giáo. Tránh những hiện tượng, hệ lụy kéo theo khi phải đối mặt vợi thực tại hiệu ứng xã hội, nhất là “hiệu ứng đám đông”.   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *