Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

BẠN BÈ

Tình bạn bè hay còn được gọi là tình Bằng hữu, Tri-kỷ, Tri-âm trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Trong nhũng dịp gặp mặt thường niên, nhưng mãi khoảng tới hai mươi năm sau ngày chia tay lớp học, mọi người mới có cơ hội gặp nhau đầy đủ. Một chặng đường hai mươi năm cũng khá dài trong cuộc đời con người ta, có kẻ còn, người khất, kẻ vinh danh trong xã hội, người nghề nghiệp nọ kia đủ cả. Nhưng cái quan trọng là còn được gặp mặt nhau đây là một niềm hạnh phúc vô bờ bến, ai cũng hớn hở vui mừng. Tất cả mọi câu chuyện xã giao, làm ăn trong đời sống xã hội được phơi bày, thổ lộ trong cuộc chè chén liên hoan.

Tất cả với độ tuổi cũng không ai già, mà cũng không còn trẻ nữa, ngoài tứ tuần cả rồi, kẻ lên ông, người lên bà này nọ,… Nhưng có một thực tại không thể phủ nhận hay so bì là trong số bạn bè đó đã có sự phân biệt về địa vị, kinh tế trong xã hội. Điều này được các bà vợ và những đứa con của bạn bè nhau thường hay đem ra so sánh. Bắt đầu từ công việc làm ăn của con cái, việc hôn thú cho bọn trẻ của nhà mình so với bạn bè cùng trang lứa. Cái việc “ Môn đăng hậu đối” là không sao tránh khỏi, làm cha, mẹ ai không mong muốn con mình hạnh phúc, ấm no, công danh sự nghiệp, gia đình tốt đẹp.

Câu chuyện về tình Bạn-bè, hay Bằng-hữu cũng bắt đầu từ đây, bởi trong cuộc sống thường ngày ai không bắt gặp những hoàn cảnh trái ngang, phiền muộn. Chẳng là anh Bình, chị Hương có đứa con trai là Mạnh năm nay cũng đã hai mươi ba tuổi và một cô con gái đang học cấp ba. Sau khi con học đại học xong vợ chồng anh Bình muốn tìm, ngó cho con công việc quản lý của một công ty người bạn, rồi tiến tới việc yên bề gia thất cho nó. Ông xếp Tuấn của con trai là một trong những người bạn thân thiết hồi còn học cấp ba với anh Bình, hai người vẫn qua lại tình thân thiết keo sơn. Anh Tuấn cũng có cô con gái lớn ngang bằng tuổi với Mạnh, chẳng là mỗi khi gặp nhau bạn bè thường hay chè chén, đùa giỡn gạ gẫm thông gia với nhau, kẻ có con trai, người có con gái. Về phía gia đình thì cả hai bên đều thân quen, nồng thắm, kinh tế thì nhà anh Bình có phần kém hơn so với xếp Tuấn. Nhà anh Bình chỉ buôn bán hàng hóa, đầu mối cho dân buôn bình thường ổn định. Từ mối quan hệ tình Bạn bè, quen biết tha thiết ai cũng nghĩ cả hai nhà đều xôi chèo mát mái, bọn trẻ sẽ nên duyên vợ chồng.

Nhưng với công việc làm ăn thường ngày ở công ty Mạnh cảm thấy buồn chán, không thấy sự tiến thủ xa hơn. Nên Mạnh không giám nghĩ đến chuyện gia đình kết hôn với Vi con gái của Xếp, vì kinh tế còn eo hẹp, sự nghiệp thì chưa thành. Ngược lại phía gia đình xếp Tuấn cũng chỉ nói cho qua chuyện, bởi ông còn đang xu hướng cho con gái đi du học nước ngoài, để sau còn có sự nghiệp cao hơn. Bản thân Mạnh chỉ biết thầm lặng, bởi gia đình cậu chỉ là hàng thương gia nhỏ lẻ, không thể so bì với công ty lớn như gia đình nhà ông Tuấn. Vì một số lý do xen lẫn chuyện tình cảm cá nhân, Mạnh đã từng có suy nghĩ thôi làm ở đây đi xin việc chỗ khác. Chia sẻ điều này với bố mẹ Mạnh thì cả hai đều khuyên con cố gắng và kiên nhẫn đợi chờ thời cơ để phát triển tương lai.

Có lần khi gặp riêng tâm sự với bố, Mạnh từng thắc mắc về việc làm ăn, công danh sự nghiệp của bố khi xưa. Vì Mạnh biết bố mình ngày xưa cũng là một trong những học sinh ưu tú, giỏi giang của lớp từ thời cấp hai, cấp ba cho đến tận đại học sau này. Người vợ là mẹ của Mạnh, lấy bố cũng chính bởi cái tài giỏi khi xưa của ông đã khiến bao cô gái say mê. Vậy mà để rồi khi học xong đại học, ông cũng chỉ quay về gia đình buôn bán, làm ăn kinh doanh nhỏ, nhưng cuộc sống gia đình cũng vào hàng khá giả. Bố Mạnh chỉ biết tâm sự với con rằng; gia đình mình từ trước cũng chỉ buôn bán bình thường từ thời các cụ thôi, Bố không quen giao tiếp rộng rãi, cao xa. Vả lại tính bố Mạnh không chịu luồn cúi, nhờ vả người khác để tiến thân trên con đường sự nghiệp, công danh. Mặc dù học hành bằng cấp đầy đủ,  xong ông cũng chỉ tham gia buôn bán kinh tế phổ thông như bao người, không kỳ vọng công danh xa xôi như bao người bạn bè đồng trang lứa. Trong thời điểm đó xếp của Mạnh là ông Tuấn, học hành chỉ bình thường nhưng Ông đã tận dụng thời cơ và thật sự đã phải luồn cúi mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Một địa vị doanh nhân thành đạt, tiếng tăm lẫy lừng, ông Tuấn đã khiến cho Mạnh cũng phải kính nể. Nhưng sau nhiều lần chất vấn, than thở với bố Mạnh mới hiểu ra cái giá trị của con người ta không phải ở sự giàu sang, quyền thế mà cái giá trị đích thực là hạnh phúc cuộc sống gia đình hoàn mãn. Với bố của Mạnh ông cảm thấy cuộc sống gia đình vợ, con đầm ấp công việc cũng ổn định, nhà cửa, xe cộ có đủ cả, ông chỉ yên phận giữ gìn cái hạnh phúc nhỏ nhoi với người vợ hiền, từ thời học sinh của ông thôi.

Bố Mạnh thường nói đôi khi có tiền cũng không thể mua, hay đánh đổi được cái hạnh phúc ấm áp của gia đình đâu con. Bố chỉ mong muốn luôn được bên cạnh  vợ hiền và các con, lo lắng chăm sóc cho gia đình của mình với phương châm “ Cơm nhà má vợ tiếng con reo”. Dù đi đâu, làm gì bố Mạnh cũng cố gắng về đúng giờ để kịp ăn cơm sum họp với gia đình. Bố không căng thẳng trong công việc, không phải quan hệ quá rộng lớn, đối đãi với ai như những người khác. Tết nhất bố không phải lo đi dâng chỗ  nọ, biếu chỗ kia, ít nhất bố vẫn đoàn viên bên gia đình với mẹ con Mạnh. Bố vẫn bảo “Biển to thì sóng lớn”, có bơi tất có trải, công danh sự nghiệp lớn thì phải có giá của nó, ông trời không bất công với ai bao giờ. Người được cái này, kẻ được cái khác, không nên so bì với người ta quá để đánh mất bản thân mình. Bất quá trăm năm trên cõi đời, ai hơn ai còn chưa biết, cuối cùng rồi mới vỡ lẽ ra con!

Nói đến đây bố kể cho Mạnh nghe về điển tích giữa Ngô Thì Nhậm và người bạn Đặng Trần Thường khi xưa. Đại ý câu chuyện nói đến hai người Bạn từng quen biết nhau, khi đó Ngô Thì Nhậm làm quan thời Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng không giúp Đặng Trần Thường cùng tiến quan với mình. Khi thời thế thay đổi chúa Nguyễn Ánh dẹp nhà Tây Sơn, Đặng Trần Thường lại làm quan và chính tay xử phạt những quan lại nhà Tây Sơn trong đó có Ngô Thì Nhậm. Từ mối tình khi xưa giữa hai người Đặng Trần Thường cố ý châm biếm bằng vế đối để mỉa mai Ngô Thì Nhậm: “ Ai Công-hầu, ai Khanh-tướng; vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Lúc đó Ngô Thì Nhậm đang bị giam cầm, nhưng ông cũng không ngần ngại mà đối lại: “Thế Chiến-quốc, thế Xuân-thu; gặp thời thế, thế thời phải thế”. Sau rồi ông bị trị phạt đến chết, trước khi mất Ngô Thì Nhậm cũng không quên khuyên lại Đặng Trần Thường bằng bài thơ:

“Ai tai Đặng Trần Thường

Chân như yến xử đường

Vị Ương cung cố sự

Diệc nhĩ thị thu trường”

Đại ý bài thơ nói rằng, thương cho Đặng Trần Thường, như chim Yến làm tổ trong nhà, lại giống cái việc ở trong cung Vị Ương của Hán Cao Tổ khi xưa đã xử tử Hàn Tín khi ông giúp Hán Cao Tổ lên ngôi xong. Chuyện ấy rồi sẽ đến chỉ sớm hay muộn mà thôi. Quả nhiên sau này vua Gia Long cũng xử tử Đặng Trần Thường không khác.

Nhớ lại câu chuyện trên, Mạnh cảm thấy bồi hồi khi phải cố gắng theo đuổi công danh sự nghiệp quá, trong khi đó bản thân gia đình mình cũng đã vào hàng trung lưu. Không sang giàu so với người khác, nhưng đối với nhiều người thì gia đình Mạnh cũng đáng được mọi người nể phục và mơ ước. Mạnh quyết định chia sẻ tâm nguyện đó với bố, đồng thời cũng muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh đầu mối như bố bây giờ.                      

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X