Nhân việc Học và Tu của người đệ tử Phật, mà một số các Phật tử có thăm hỏi, chúng tôi xin trích dẫn và đóng góp đôi lời. Mong muốn phần nào giải tỏa mọi khía cạnh trong đời sống Tu-học của bản thân, cũng như nan tỏa đến giới đồ Phật tử xung quanh. Nhằm có cái nhìn chân chính về Phật Pháp hơn, nên chú trọng về Pháp-học hơn hay Pháp-hành hơn. Mong mọi người có cái nhìn rộng lớn bao quát về Phật giáo cũng như mục đích, giá trị của đạo Phật áp dụng trong đời sống hàng ngày.
“ Học mà không Tu là đãy đựng sách.
Tu mà không học là Tu mù”
Nên nhớ đức Phật là một Thái Tử con Vua, một Bậc vương giả, thì mọi điều kiện về học vấn xã hội đương thời chỉ là chuyện thường. Ngài được đào tạo bài bản Văn-võ song toàn, ngay từ lúc tuổi thơ ấu, đó cũng là lẽ dĩ nhiên. Mọi thứ tốt đẹp, của cải, mỹ vị trên trần gian là việc quá tầm thường trong tay một Thái Tử. Song Ngài vẫn từ bỏ để tìm một con đường tươi sáng, giải thoát cao quý hơn cho mình và nhân sinh.
Từ thời Phật còn tại thế đã có rất nhiều các Bậc trưởng lão trí tuệ uyên thâm, học vấn, đạo đức hàng đầu trong bối cảnh xã hội bấy giờ. Đơn cử như đệ nhất về trí tuệ là Ngài Xá Lợi Phất, đệ nhất đa văn là Ngài Ngài A Nan,…Và còn có rất nhiều các bậc trí tuệ, hiền sĩ, học vị đương thời nổi tiếng, thuộc giai cấp cao tột lúc bấy giờ. Như giai cấp Vương giả, giai cấp Bà-la-môn, tất cả cũng đều quy phục làm đệ tử của Đức Phật. Nhưng ngược lại bên cạnh đó lại có một điều tưởng chừng rất trái ngược, đó là có những hạng người thuộc giai cấp thấp trong xã hội, giai cấp “Chiên Đà-la”. Như ngài Chu Lợi Bàn Đặc, Ngài Angulimala ( Vô não), tất cả các Ngài đều là chư vị Thánh quả A-la-hán tái thế, hiện thân. Đây là một điều rất bình thường phổ biến trong tổ chức, cũng như giáo Pháp của Đức Phật. Thậm chí đã có những Ngoại đạo chê bai, phỉ báng, cơ hội cho rằng giáo Pháp Phật thật tầm thường, lộn xộn, không có hệ thống tổ chức gì? Nhưng họ đâu biết rằng Đức Phật đã chấp nhận hiện thân vào cõi đời “Ngũ trược”, đầy nhơ uế, khó khăn, khổ sở để mục đích cứu độ, giải thoát cho chúng sinh.Đây là một trong những công hạnh Từ-bi cao quý, bậc nhất mà chính Đức Phật Thích Ca được mười phương chư Phật đồng khen ngợi.
Rõ ràng Đức Phật là một bầy Thầy ( Đạo sư), khi Ngài thành lập và xây dựng giáo Pháp với một Tăng đoàn rộng lớn. Tất nhiên là Ngài đã phải trải qua rất nhiều những biến cố trong cuộc sống xã hội, từ chuyện nhỏ nhặt, đến chuyện tranh chấp to lớn trong tổ chức của ngài. Tất cả mọi thắc mắc trong tổ chức tăng đoàn đều quy hướng, trách nhiệm vào Đức Phật : Tội quy vu trưởng”. Những chuyện đi, đứng, ngồi, nằm của chư Tăng cũng bạch hỏi Phật, chuyện ăn, mặc, chuyện tranh cãi, chuyện mời chào,… tất cả đều nhờ Đức Phật khai hóa chỉ dạy cặn kẽ. Thế nên trong kinh cũng từng nói Đức Phật ví như thể “Từ mẫu”, người Mẹ hiền từ nhân đức. Từ nhiều các vấn đề phức tạp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như thế, để có sự ổn định, phát triển của Tăng đoàn thì Ngài dạy tất cả dựa vào Giới Luật. Mà chính Đức Phật cũng tùy thuộc căn cơ, nhân duyên Sinh-khởi, mà Ngài chế định ra Giới Luật nhằm duy trì ổn định, an lành, hòa hợp cho chư Tăng.
Xa hơn nữa trong vấn đề Pháp-học, hay Pháp-hành đều phản ánh hai trạng thái của một vấn đề. Như có Văn rồi thì phải có thêm Võ, có Từ-bi rộng lớn bao la cứu giúp muôn loài rồi, thì vẫn phải có Trí-tuệ soi đường. Thế mới nói “Văn-võ song toàn”, là điều cao quý, trân trọng nhường bao, ai có đủ cả hai đức tính ấy mới được gọi là hoàn hảo. Từ thời nhà Đường bên Trung Hoa đã có Hai bậc Thức-giả nổi tiếng là Ngài Thượng Tọa Thần Tú, một bậc học thức cao sâu thời bấy giờ. Ngài Thần Tú lúc ấy giữ vai trò chỉ dạy đồ chúng thay cho Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, nhưng bên cạnh đó lại có Ngài Huệ Năng một chữ chẳng biết. Thế mà cuối cùng Ngũ Tổ lại truyền thụ Y, Bát cho Ngài Huệ Năng làm vị Tổ Sư thứ 6, kế thừa Phật Pháp sau Ngài. Mặc dù Ngài Thần Tú là một trong những bậc học-giả cao thâm, song Phật Pháp với Ngài chỉ là bậc “Tiệm-tu” “ (Tu dần dần), còn với Ngài Huệ Năng đã được Ngũ Tổ ấn chứng là Bậc “Đốn-ngộ” ( Tức thì ) chân tâm Phật tính. Đây là một thực tế về sở Học, cũng như sở Hành của mỗi người trong Phật Pháp, không kể là người Trí hay kẻ Ngu. Tất cả đều có chung Phật tính như nhau, cũng ví như dòng máu đều đỏ, tuy rằng màu da có khác nhau. Cũng ví như mặt Trăng chỉ có một, nhưng vì mây che mờ không tỏ rõ, nhanh chậm, sớm muốn gì cũng có khả năng phát sáng muôn nơi. Trong kho tàng Phật Pháp, lại có câu chuyện về hai anh em đồng đạo là Ngọc Lam và Ngọc Lâm cũng tương tựa như chuyện về Pháp học và Pháp hành. Một người bên ngoài tài giỏi học vấn hơn người đó là Ngọc Lâm, còn người kia thô kệch, quê mùa, thị hiện lười biếng ngu dốt. Ngọc Lâm tài giỏi làm đến chức vị Quốc Sư, song cũng không vượt qua được sư huynh Ngọc Lam chỉ ở chốn Tùng Lâm hẻo lánh. Tất cả những việc xa xôi, trọng lớn Ngọc Lâm đều phải thỉnh giáo Sư huynh Ngọc Lam chỉ dạy. Điều này được chính Quốc sư Ngọc Lâm xác nhận, từ mọi chuyện nhân duyên tiến thân của mình đều được Sư huynh dự biết trước.