Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

BA NGÀY TẾT

Ngày Xuân bàn quanh chuyện gia đình ba ngày Tết qua câu ca “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”, đây được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Với nhiều giải thích, quan điểm xưa và nay có khác nhau đôi chút, nhưng ý nghĩa tựu chung của ba ngày Tết truyền thống của Việt Nam vẫn luôn được coi trọng tương đối giống nhau. Trong bầu không khí sum họp đầm ấm bên gia đình người thân, nhất là có rất nhiều những ca từ, thơ văn, nhạc khúc mùa Xuân mới như: Ngày Tết Quê Em, Đoản Ca Xuân, Chúc Tết,… Với rất nhiều khẩu hiệu ngoại trừ từ ngữ chuyên dụng là Chúc Mừng Năm Mới, thì ngày Tết còn được gọi như: Tết Sum Vầy, Tết Đoàn Viên, Tết Tư, Tết Nhất,…

Tết Đoàn Viên

Vậy trong ba ngày Tết nên sắp đặt công việc cụ thể ra sao, sau đây chúng tôi xin chia sẻ ý nghĩa giá trị công việc nên làm trong ba ngày Tết thật ấm cúng và thiết thực nhất trong cuộc sống. Bởi không ngẫu nhiên từ xa xưa người ta đã đặt ra câu Tục ngữ “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Với nhiều giải thích khác nhau, nhưng theo thiển nghĩ của cá nhân chúng tôi nhận thấy đây cũng là một câu giáo dục con cháu đầy ý nghĩa, về giá trị đích thực của cuộc sống trong ba ngày Tết.

LK tết

Với ngày mồng Một đầu năm mới, đầu tháng là ngày Tết Cha, thì bổn phận con cháu nên phải tụ họp đông đủ để thăm hỏi, chúc Tết Cha và mẹ của chính mình. Ngoại trừ những người đặc biệt vắng mặt vì lý do đặc biệt , tính chất đặc thù công việc của riêng mình. Vì câu ca nhắc là “Tết Cha” là câu tục ngữ, thơ ca ví von, vần điệu nên chỉ nhắc đại diện là Mồng một tết cha, trong đó đã bao gồm cả Mẹ. Vì thực tế một gia đình đầm ấm, hạnh phúc sum họp là gồm có cả Cha và Mẹ, vì cặp từ ghép Cha-mẹ được hiểu là hai Đấng linh thiêng không thể thiếu vắng trong cuộc đời con người mỗi chúng ta. Khi nhắc đến Cha là nghĩ về Mẹ, khi nhắc đến Mẹ là sẵn phải nghĩ về Cha, công Cha-nghĩa mẹ cao tày, núi cao biển cả sánh tày đặng không?

Hơn thế nữa câu tục ngữ trên nhắc về Cha còn bao hàm ý nghĩa nòi giống Nội-tộc muôn đời trong xã hội, vì Cha là đại diện cho Họ-tộc, Hàng-nối, gọi là Họ-hàng, thứ lớp kế tiếp nối truyền lưu danh ở đời. Câu tục ngữ trên còn có ý nhắc nhở chúng ta ngày tết Cha, là phải ghi nhớ về dòng dõi, giống nòi Họ-nội tộc bên nhà Cha, ngoài việc tết Cha, chúng ta còn phải thăm hỏi chúc Tết đến chú-bác bên nhà cha, rồi họ hàng Nội-tộc nhà Cha, để nhắc nhở về Họ-hàng, nguồn cội của chính bản thân mình. Vậy chúng ta nên dành trọn ngày mồng Một tết để lễ tết thăm hỏi Cha-mẹ và họ hàng bên Nội nhà mình, kế tiếp ngày mồng Hai câu ca lại nhắc :

Mồng Hai tết Mẹ ,vậy rõ ràng ngày mồng Một bên nội đã lễ Tết gọn gàng xong, thì ngày mồng Hai tết mẹ ở đây ý nói đúng phải là lễ Tết bên Mẹ tức là bên Ngoại của mình. Vì có Cha, có Mẹ mới lên thân mình, thế nên chúng ta lại dành trọn ngày mồng Hai để đến thăm viếng, lễ Tết bên quê Ngoại cho đúng bổn phận ý nghĩa của một người con hiếu thuận ở đời. Bởi cả một năm trời ròng rã, bôn ba công việc làm ăn, giao lưu bận rộn, được nghỉ Ba ngày lễ tết chúng ta nên dành trọn vẹn bên gia đình, người thân. Đây cũng là thời điểm linh thiêng trang trọng, không khí Giao-thời (Giao-thừa), tiết khí chuyển mùa trong lành, lòng người hân hoan, vui vẻ. Dù già-dù trẻ, dù trai-dù gái thì cái bầu không khí của ngày Tết vẫn xen lẫn đâu đó lâng lâng không sao tả hết, mặc dù vẫn thời gian đó, vẫn cơm canh, bánh trái đó, nhưng ngày Tết nó lại mang một ý nghĩa, giá trị cao quý tươi đẹp hơn bao giờ hết.

Mồng Ba tết Thầy, ở đây rõ ràng ngoài nói đến việc tết cha-tết mẹ, thì việc tết Thầy cũng đã được nhắc nhở và ghi dấu trong lòng mỗi chúng ta. Bởi câu nói “ Sinh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả Sư trưởng” , đại ý là sinh ra thân chúng ta là do Cha-mẹ mình, còn Thành đạt, rạng rỡ hay không cũng còn phải do công lao dạy dỗ của Thầy, bạn tốt của chính mình. Thầy-bạn tốt giúp ta mở mang trí tuệ, đức hạnh, Thầy-bạn giỏi giang giúp ta học hỏi noi gương, để theo tiến bước thành đạt. Câu ca “Không Thầy đố mày làm lên” cũng đã nói rõ nên quan điểm vai trò của người Thầy trong cuộc sống xã hội. Người Thầy là người đi trước, nhiều kinh nghiệm, trí tuệ rộng xa hơn, giúp đỡ chúng ta trong học tập, công việc lao động sản xuất, sáng tạo. Bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống xã hội cũng cần có những Bậc thầy chỉ dạy sẽ giúp mỗi chúng ta không mắc sai lầm, bỡ ngỡ trước bao khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Dù một chữ đã là Thầy, nửa chữ cũng vẫn kính trọng là Thầy, theo đúng câu tục ngữ “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Xã hội và lĩnh vực nào dù là Thầy trực tiếp chỉ dạy, hay người Thầy qua hình ảnh, tâm trí đã giúp khai mở tri thức, đức hạnh cho chúng ta cũng cần nên tôn trọng, kính quý như nhau .

Vậy rõ ràng với Ba ngày lễ Tết, nếu mỗi người chúng ta biết trân quý giá trị ý nghĩa đó thì cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc bên gia đình, người thân. Ngày Tết xuân càng trở nên tươi đẹp, linh thiêng ý nghĩa với Tổ-tiên, Cha-mẹ, Thầy-bạn, những người xung quanh chúng ta hơn. Đây chính là dịp dành trọn tấm lòng của mỗi người để tụ họp, quây quần đầm ấm bên gia đình, người thân thương.   

Đoản ca xuân-Quang Linh

                            

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *