Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đôi Điều Suy Nghĩ Về Ngày Giỗ Kỵ Hàng Năm

Ngày giỗ kỵ hay ngày giỗ chạp, cũng là từ dùng để chỉ cái ngày đáng nhớ cuối cùng của một con người có mặt trên cuộc đời. Ngày giỗ còn là ngày con cháu, anh em gia đình tụ họp đông đủ cùng nhau làm cơm canh dâng cúng người đã khuất, có thể là Tổ tiên, Ông-bà, Bố-mẹ, Cô-bác,… Nhưng Giỗ-tổ được xem là to nhất, vì Tổ-tiên là người đướng đầu của một dòng Họ, Chi-tộc. Ngày giỗ là ngày người sống tưởng nhớ, hoài niệm, kỷ niệm về những gì đã qua của người được giỗ ấy ( Người đã mất). Bao ngậm ngùi, xúc động thương mến, nhớ nhung về những gì đã đi qua giữa bản thân mình với người đã Quá-cố, dù đó chỉ là một kỷ niệm nhỏ.     

Với câu nói “ Sinh hữu hạn, tử vô kỳ” phần nào nói nên cuộc sống mong manh Vô-thường nhanh chóng. Không ai tự hạn định trước cho bản thân mình sẽ sống được bao nhiêu năm trên cõi đời, tất cả chỉ là mơ hồ, mông lung. Trăm năm là cái mốc ngưỡng vọng của biết bao người, nhưng thực tế nào được mấy ai ? Nhân duyên tốt đẹp, phúc đức lớn thì sống thọ được trăm năm hoặc bảy, tám chục tuổi là Thượng-thọ lắm rồi. Thế nên chúng ta hãy sống sao cho tốt đẹp, lợi ích, vui mừng hạnh phúc với cuộc đời khi mình có mặt vậy. Kẻo mai này đây xa rời trần thế lại ăn năn, ôm hận với cuộc đời, tiếc nối bởi những tháng năm có mặt trên cõi đời. Tự thấy mình vẫn chưa làm được một việc gì ích lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.

Với phương châm người xưa từng chỉ dạy: “Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh”, đại ý nói con Hổ kia chết còn để lại tấm da làm vật dụng giúp ích cho đời, vậy con người ta chết để lại tiếng thơm cho hậu thế noi gương. Thế nên mỗi người chúng ta phải sống sao để khi con, cháu thế hệ sau nhắc đến còn thơm nức tiếng ca tụng về một thời đã qua của bản thân mình trên cõi đời. Mong sao con, cháu người thân thương luôn tưởng nhớ và hằng noi dấu, tạc dạ công ơn, đạo đức trí tuệ, kiến thức của Tổ-tiên, Ông-cha. Những Bậc tiền nhân của mình đã lưu lại cho dòng Họ, làng xóm rạng người trang sử Việt, xứng đáng với ý nghĩa câu “ Đức lưu quang”. Ngoài học vấn trí thức, địa vị trong xã hội thì cái Đức luôn luôn được tất cả mọi thế hệ con, cháu tôn kính noi theo, duy trì Giềng mối gia đình, xã hội. Bởi có cái đạo Đức, phẩm chất, đức hạnh cao quý tốt đẹp thì mọi người mới quý kính, ngưỡng mộ. Vậy nên từ xa xưa Ông-cha ta đã đề cao cái Đức, một giá trị chuẩn mực của một con người trong xã hội, dù ở bất cứ lĩnh vực nào. Con người có cái Đức được coi là một Bậc Quân-tử trong xã hội, hay như nói người Quân-tử chỉ nghĩ đến cái Đức “ Quân tử chi đức”.

Thế cho nên ngày Giỗ-kỵ con cháu, người thân tụ họp về Nhà-thờ Tổ hay nhà Trưởng tộc mục đích chính là Lễ-nghi tưởng nhớ người quá cố. Song cũng không nên quá câu lệ vào việc ăn uống, cỗ bàn linh đình rầm rộ quá. Chúng ta nên dành thời gian hội họp gia đình, dòng họ để nhắc nhở, khuyên bảo con cháu đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống làm ăn tấn tới. Noi gương Tổ-tiên, duy trì nề nếp Gia-phong phát huy truyền thống gia đình Hiếu-học, đạo đức Văn-hóa. Tương trợ dẫn dắt nhau trong học tập, lao động sản xuất, kinh doanh và trong mọi lĩnh vực khác của xã hội, vì tất cả đều là Anh em, họ hàng, bà con của nhau. Cùng nhau xây dựng Gia-đình hạnh phúc, ấm êm, xã hội phồn vinh thịnh vượng, mới xứng đáng nối tiếp rạng ngời dòng giống Tổ-tiên của mình vậy. Chứ không nên tụ tập ăn uống quá độ, khoe tài cậy giỏi, khoe khoang sự giàu sang phong túc của bản thân, rồi tự hãnh diện với họ hàng, anh em. Hoặc gây loạn động mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhất là vấn đề vai vế, thứ lớp trong  họ hàng, dòng họ. Ví như câu nói “ Xanh đầu con ông Bác, bạc đầu con ông Chú” cũng là một trong những vấn nạn của cái việc Họ-hàng thứ lớp trong dòng Tộc. Với quan niệm có Họ là phải có Hàng, là nói đến thứ tự lớp lang trong gia đình, dòng Họ, nhưng thực tế cũng lắm cảnh éo le. Bởi con ông Bác mới có năm, mười tuổi, nhưng con ông Chú nó lại tận bốn, năm mươi tuổi, nên thứ lớp xưng hô cũng nên tế nhị khéo léo cho hòa thuận vậy. Mỗi người hãy tự ý thức về nguồn cội, dòng giống, họ hàng Tổ-tiên nhà mình trên tinh thần “ trên kính, dưới nhường”, cùng một lòng hướng đến tương lai tươi đẹp.

Bởi vì thế nên nhiều khi vì Họ-hàng mà giúp cho con cháu Thịnh-đạt, nhưng cũng có khi vì họ hàng thứ lớp mà làm mất đi tình cảm gia đình, dòng Họ. Biết bao chuyện trên đời đã từng có và xảy ra ở khắp muôn nơi cũng bởi từ do việc tụ tập ăn uống quá độ vậy. Nhất là phong trào thi nhau xây dựng nhà thờ Tổ Họ-tộc, với ý nghĩa tốt đẹp đoàn kết, hòa hợp ngay từ ban đầu trong dòng họ, nhưng cũng không sao tránh khỏi những hệ lụy cãi vã, chia rẽ đáng buồn. Vậy nên người xưa từng chỉ dạy mỗi người chúng ta hãy tự “ Tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Rõ ràng tự bản thân mình phải gương mẫu tốt đẹp, gia đình mình cũng phải gương mẫu tốt đẹp, thì mới nói đến vấn đề an bang cai trị đất nước, thiên hạ rộng lớn. Với ý nghĩ về một ngày Giỗ-kỵ đúng ý nghĩa, lợi ích thiết thực tốt đẹp đến mọi người, chúng tôi xin chia sẻ và mong có những đóng góp tốt đẹp hơn cho ngày Giỗ-kỵ thật ý nghĩa linh thiêng lắm vậy.       

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X