Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Cảm xúc khi đọc bài thơ “Chữ hiếu ở đâu ” trên facebook, chúng tôi xin đăng lại nguyên bản tại địa chỉ TPHCM, và có đôi dòng bình luận thêm

CHỮ HIẾU Ở ĐÂU???

Thương con bán đất ở quê

Dồn tiền cho nó được về thủ đô,

Mua nhà ở cạnh Tây Hồ

Vợ con áo váy ô tô đắt tiền.

Cuộc sống nó sướng như tiên

Nói:” mình phúc đức ở hiền gặp may”

Thế mà nó trở mặt ngay,

Chê bà ở bẩn suốt ngày rong chơi

Cái chén bà lỡ làm rơi

Nó hằm nét mặt nặng lời khó nghe

Chân bà bước bẩn lên hè

Con vợ nó mắng:” bà què hay đui,

Mà không lấy giẻ ra chùi

Việc nhà không dọn chỉ chui vô phòng”

Cơm nước bà nấu đã xong

Đùng đùng nó nhiếc:” như vong ở nhà

Trời ơi nấu nướng như bà

Nồi cơm như thế chỉ ma nó vầy,

Ở quê bà bỏ ra đây

Sướng không biết sướng chảy thây rõ buồn”

Bao ngày nước mắt bà tuôn

Đau lòng chỉ muốn chết luôn cho rồi.

Giận con bà bạc như vôi

Đêm đêm bà chỉ biết ngồi đớn đau.

Phơ phơ bạc trắng mái đầu

Cửa nhà bán hết còn đâu mà về.

Tháng ngày buồn tủi lê thê

Cô đơn chồng chất bộn bề xót xa.

Lang thang bà bỏ cửa nhà

Nay đây mai đó lê la thị thành,

Gầm cầu chiếu đắp mong manh

Tuổi cao sức yếu thôi đành ăn xin.

Con bà cũng chẳng thèm tìm

Một ngày giá lạnh trái tim bà ngừng,

Nó cũng giả bộ rưng rưng…

Mang bà về mở tưng bừng đám tang.

” Mẹ ơi mẹ xuống suối vàng

Để bao đau đớn con mang thế này

Ở đâu mẹ hãy về đây

Để con báo hiếu ơn dầy mẹ yêu”.

Than ôi cái miệng ngoa điêu

Chết rồi nó mới thương nhiều vậy sao

Ngước lên mà hỏi trời cao

Bất nhân như thế lẽ nào thứ tha.

Vô ơn, bất kính mẹ cha

Sóng sau nối tiếp ngay mà, nhanh thôi…

(ST) Địa chỉ đăng bài https://www.facebook.com/101286327913540/posts/560562308652604/

Kyvaya Tran

Xin Góp Thêm Một Lời Bàn:

Một bài thơ hay ý nghĩa về đạo đức, giá trị của chữ hiếu trong đời sống xã hội, kèm bức ảnh minh họa phía dưới là một bà cụ già nằm vệ đường dưới gốc cây cạnh cái bạt che-giăng của một công trình nào đó. Không biết sự việc từ đâu và tác giả là ai chúng tôi đọc được tại địa chỉ này và xin đăng lại cùng chia sẻ với mọi người trong ý nghĩa của cuộc sống. Bao nhiêu bình luận (Comment) đồng cảm chia sẻ cho giá trị ý nghĩa cuộc sống qua bài thơ trên, một số người bình luận thương và chúc sức khỏe bà cụ già. Nhưng như bài thơ tả thì thực tế cụ già đã tắt thở (mất) rồi, chê trách người con cái đối với bà mẹ không ra gì, đoạn cuối nói là mang cụ già về khóc và làm đám ma linh đình than thở. Đó là đạo đức hiếu lễ giả tạo, che mắt thế gian, câu kết khẳng định giá trị nhân quả không thể che giấu được và nó sẽ dễ dàng lập lại.” Một ngày giá lạnh trái tim bà ngừng, Nó cũng giả bộ rưng rưng…”

Ảnh minh họa

Thế mới biết cuộc đời xã hội thật khó đo lường, thân thích ruột thịt còn chẳng ra gì thế mà suốt ngày đạo đức, học thức này nọ dạy đời, khoe tài cậy giỏi làm việc từ thiện giúp đời, giúp người. Thật không thể nào hiểu được chuyện nhân-thế bao sự việc có thể xảy ra ở trên đời, luân thường đạo lý, tình nghĩa gia đình cha mẹ-anh chị em-họ hàng-bạn bè,… thế mới nói cuộc đời là bể khổ. Nghe và xem tin tức thật nhiều điều xảy ra trong xã hội, không chỉ có người nghèo khó, người quê mùa dốt nát, thậm chí người giàu sang, bậc trí thức cũng không tránh được bao thị phi xảy ra ở trên đời. Thế thử hỏi nguyên do từ đâu? Xin thưa rằng lời Phật dạy tỏ tường rất rõ mọi chuyện kia (Như bài thơ trên), và còn vô số chuyện khác nữa tất cả đều do ba-nghiệp chướng gây nên. Đó là Tham-lam, sân-hận và si-mê gây tạo, vì lòng tham lam-dục vọng đủ thứ ở trên đời, có cái này còn mong thêm cái nọ, có thể tóm lược vào năm món tham dục (Ngũ dục): Tham tài, sắc, danh, thực, thùy (xem thêm).Cộng thêm sự thù oán sân hận ngập trời, than thở trách móc, kêu ca cả ông trời để báo đền qua lại không thôi. Thêm vào đó là sự si mê ngu muội không lý trí, không định tâm phân biệt rõ ràng phải trái, đúng sai, viện cớ này rồi đưa ra lý nọ, phải thế này với lại phải thế kia. Vì cớ gì so sánh lệch lạc với người ta, không thực tế và không xem khả năng hiện tại của bản thân, không suy lường hậu quả mai sau, rồi hối hận muôn đời vẫn chẳng kịp.

Câu chuyện từ bài thơ trên đó là một sự việc, luật nhân-quả không sai đổi dễ được đâu, trong xã hội cuộc đời ai cũng thế, hết tre già thì măng lại mọc thôi. Cha mẹ sinh, nuôi con ra như thế rồi phải già, phải dũ áo ra đi, ai khỏe mạnh, tinh nhanh hay lột xác được đâu nào, ai cũng thế cũng từng làm con cái, rồi sau kia cũng làm cha-mẹ của con mình. Thế nên biết có sinh thì có tử, có khỏe mạnh rồi cũng có lúc ốm đau, có trẻ đẹp tươi tốt như hoa rồi cũng phải đến lúc yếu già, hoa tàn úa “ Cây già cây cỗi, người già người si ”. Đẹp tươi tốt bao nhiêu thì úa tàn càng ghê sợ bấy nhiêu, tránh sao được quy luật vô-thường Sinh-già-bệnh-chết, luân hồi triền miên. Từ xa xưa đến tận mãi về sau dễ đâu ai, người thoát được cõi luân hồi, chân lý Phật dạy vẫn luôn còn mãi, hãy từ-bi tích đức gieo nhất tốt, kết quả lành trí tuệ hưởng về sau, dẫu luân hồi vẫn còn mong thêm duyên giải thoát. Vậy nên đạo ở đời thật lắm nỗi gian nan, phận cha-mẹ, rồi thành phần con-cái, với họ-hàng, bè-bạn xung quanh, sống thế nào cho đành phải nhẽ, được mặt này lại mất mát mặt kia. Muốn trọn vẹn cả đôi đường muôn lối bên hiếu đễ, bên tình nghĩa khó phân minh, vì cuộc sống kia đa dạng sắc màu.

ở sao cho vừa lòng người

Ở rộng người cười, ở chật người chê

Cao chê ngỏng, thấp che lùn

Béo chê béo trục, béo tròn làm sao

Gầy chê xương sống lòi ra

To chê lắm mỡ, dày da nhiều bì.

Vậy  nên đối với mỗi độ tuổi, mỗi vai trò vị trí của mỗi người trong xã hội chúng ta cần làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của chính bản thân mình trong cuộc sống cho trọn vẹn. Không để đánh mất đi chính cái giá trị đích thực của bản thân mình trong đời sống xã hội, “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”,tuổi già làm việc già, hai thế hệ cao-thấp chiếm phần căn bản hình thành nên xã hội. Tuổi trung-niên trai tráng, hay nữ-chính gia công cần cố gắng phát triển lành mạnh kinh tế đời sống gia đình theo phương châm “ Tích cốc phòng cơ, dưỡng nhi đãi lão”, nghĩa là chứa đựng (không lãng phí), gìn giữ của cải chính đáng phòng trừ lúc đói kém khó khăn, nuôi con-cái từ nhỏ (mới sinh đẻ), đến trưởng thành đợi khi về già yếu, ốm đau. Tầng lớp này (trung niên) là cơ hội cuộc đời tương lai, tốt hay xấu đều do từ giai đoạn đây hết, vì bé nhỏ không biết tính toán chi, còn về già thì thôi đành chấm hết “Lực bất tòng tâm”. Giai đoạn giữa này ví như cái đòn-gánh (đòn càn) kia, phải khóe léo gánh cân cả hai phía,bên cha-mẹ già và bên vợ-con cái kia, nghiêng bên nào cũng không thể được, lệnh một bên cân gánh đặng làm sao. Dưới thì dạy răn con nhỏ, vợ hiền khắc nghiêm, trên thời hiếu kính, lễ nghi thuận thành cha mẹ, anh em họ hàng xung quanh.     

Nếu tuổi nhỏ cần răn dạy học hành đạo đức, phép tắc lễ nghi gia đình, còn tuổi già thật lòng khôn tả hết, vì người già như gió mùa thu, dễ rơi rụng bất thường trước gió. Vậy nên người tuổi già được ví là “Một già, một trẻ bằng nhau ”, ý nói người già tính tình bất thường như trẻ con, khi này khi nọ, hay thường nói “cây già cây cỗi, người già người si ”. 

Xưa kia còn là thiếu nhi

Bây giờ thành cổ lai hi mất rồi

Lúc ăn, lúc nói, lúc cười

Ăn rồi lại bảo tôi thời chưa ăn

Lẫn tính cứ nói lăng nhăng

Nói ngang nói dọc nói nhằng nói xiên

Có lúc như là người điên

Có lúc lại hiền như Bụt như tiên.

Thế nên bình sinh lúc trước trai tráng khỏe mạnh nên tích đức tu nhân, nghiêm mình hạn chế các tập khí tật xấu xa tham đắm dục-lạc cõi đời, một lòng hướng Phật từ-bi. Mong hạnh phúc bình an lúc xế chiều, lực yếu thân khô, sống cuộc đời vui tươi khỏe mạnh trong lành, là gương sáng muôn đời cho cháu con vâng giữ. Thân tuổi già nên an phận thanh cao ngoài đạo đức gia phong giềng mối, phải giữ mình tâm trí tinh anh không mê man đắm chìm trong dục lạc. Sống khỏe mạnh, an nhiên lòng hỷ-xả, luôn tươi cười vui vẻ với mọi việc xung quanh, chẳng bận tâm bon chen cùng tính toán, đến lúc nhắm đi về cầu tự tại chốn gia tiên. Sống hiền lương như Tiên- Bụt giữa cõi trần, làm ích lợi  được phần nào cho con cháu, còn chi đâu mà tranh đua lại với sắc-phàm, để nhân nghĩa tiếng thơm lừng muôn thủa. Như vậy muốn tuổi già an nghỉ thảnh thơi, yên bình với con cháu thì ngay khi này, bây giờ khỏe mạnh hãy phải cố gắng tu-thân, tích đức nhân trừ giảm mọi tập khí não phiền. Đến lúc đó già mới mong được yên phận, trẻ nuôi con thành tài nên phận, đến khi già đâu ai nỡ bạc với mình đâu, trách con kia không tốt đẹp với mình, nên xem xét lại cách mình đã nuôi dạy con trước. Chuyện ngày xưa và vẫn mãi về sau luôn ghi nhớ bên mình những chữ “ Tiền trách kỷ, hậu trách nhân ” nghĩa lý này rõ biết, trước nên trách mình, rồi sau hãy trách than người. Và luôn thật yên tâm lý nhân-quả mãi muôn đời vẫn thế, giọt nước nào nhỏ trước ở nơi đâu, thì giọt nước sau lại nối liền ngay tiếp đó.    

Từ bài thơ trên tôi thấy thêm thấm thía, ý nghĩa giá trị cuộc sống tự do của người già ở vùng miền quê xa xôi. Mặc dù con cháu đông đầy, điều kiện kinh tế giàu có, khá giả dư thừa, nhà cửa cao to rộng rãi nơi phố thị văn minh phồn hoa tiện lợi, thế mà những ông bà già cứ bám chặt vào mảnh đất ông cha. Tôi cũng thường thắc mắc khó hiểu tại sao con cháu giàu sang thế, mà có khi một mình cụ ông, hoặc một mình cụ bà lại lủi thủi một mình ở quê, không chịu đi theo con cháu lên phố thị sinh sống. Khi hỏi thăm đến thì các cụ thường có ý chung đáp rằng mình ở nhà cho thỏa mái, với lại còn hương khói thờ kính tổ tiên-ông bà, đất cát hương hỏa bỏ đi cũng không đành. Thậm chí những cụ già nhiều tuổi lụm khụm, có khi lưng còng gối mỏi đi phải nương cây, chống gậy nhưng vẫn cứ một mình chiếc bóng, lủi thủi với thời gian, mặc dù con cháu đông nhiều giàu sang. Hẳn là thân cô, thế kém một mình nghèo khó thì đã đành cam chịu, đằng này con cháu đề huề giàu sang, có khi lại danh tiếng vang lừng nhưng hỏi ra mới biết mẹ già ở quê. Thấy cảnh tuổi già sức yếu một mình lẻ bóng đơn côi, ngẫm mà không sao tả nổi cảm giác tái tê cõi lòng, trách ai duyên phận thế này, cõi đời sinh tử não lùng lắm thay. Luân hồi nghiệp báo trả vay, người trước đã vậy người sau thế nào? Biết bao nhiêu nỗi tang thương sinh-ly, tử-biệt bao giờ nguôi ngoai.

Thế nên than trách sao giờ, ai người chữa trị bệnh già cô đơn, bảo rằng lắm của nhiều con mà nhờ. Ai ngờ nhiều-ít như nhau, thân già chiếc bóng một mình đơn côi, nói ra lạ bảo lắm lời lo xa. Người xưa dạy thật chẳng sai, mẹ già sinh nở đủ đầy trăm con, nuôi con khôn lớn vuông tròn, học hành chữ nghĩa nên đường công danh, lớn khôn dựng vợ ; gả chồng làm ăn sắp đặt vẹn toàn lứa đôi. Nuôi  con  là để phòng tuổi già, làm giàu là để của thừa phòng bị lúc nguy cơ. Nhưng khi bóng xế về chiều, vợ chồng ly biệt một mình cậy ai, con thì mỗi đứa một nơi, trăm con nhiều cháu không nuôi nổi một mẹ già. Cuộc đời vốn thế mà-ta,biết làm sao được sinh-già-bệnh-đau (mất),  còn trẻ thì chẳng lo xa, đến khi già tới vô-thường kịp đâu.

Chữ-hiếu thật khó, lại lắm chiều, người cho rằng tại bây giờ nó thế-ni, kẻ thì lại bảo rằng-ri, do vì kinh tế nó mới kéo đi xa vời. Ở đời từ trước đến nay giàu-nghèo vẫn thế khác nhau chi nào, cuộc sống đạo đức hiếu trung người xưa làm được người nay lại không bằng. Ngày trước kinh tế giản đơn, bây giờ kinh tế phát triển tiện nghi nhiều bề, chẳng qua vì mất tính-nhân, đánh mất chính mình chữ-hiếu chữ-trung, coi thường gia-pháp ông cha, ơn nghĩa sinh thành các bậc tiền nhân. Hai bốn hiếu nghĩa còn ghi vua, quan, dân thứ vẫn tôn sùng mẹ cha, là Người sinh trưởng ra ta, dẫu làm đến bậc đế-vương tột cùng, không ai từ đất mọc ra,  từ loài hóa đá  vẫn có dòng có tông. Câu chuyện vui tục nơi cõi đời, xin hiểu giá trị ý nghĩa cao quý bổn phận hiếu-trung của người con với cha mẹ:

  Một lần chúng tôi đi trên chuyến xe khách lên Hà-nội, rất đông người, gồm đủ các thành phần trong xã hội, tiếng nói cười, tiếng khóc trẻ thơ. Nghe hay không nghe cũng không hẳn chuyện nhân gian, tiếng ồn ào láo nhiệt đông tây, chỉ câu nói làm tôi nhớ mãi, một giọng buồn ồm ồm của thanh niên. Qua điện thoại cậu ta la lớn: “ Dù làm đĩ mẹ cũng đẻ ra tao ”, nghe mỗi thế mà nơi tôi thông cảm, sự hiếu-trung của một thanh niên. Không biết rõ cậu ta thế nào, nhưng như thế đủ hiểu người con có hiếu, dẫu cuộc đời xô đẩy đến nơi đâu, xe tới bến mỗi người đi một hướng. Tôi mừng thầm chúc phúc cho thanh niên, mong rằng sau gian khó thế nào tâm vẫn giữ một lòng trung-hiếu-nghĩa, với mẹ-cha hai Đấng sinh thành. Ít nhiều gì thì cha-mẹ, người già cũng là tầng lớp cao tuổi, nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống tích tụ linh khí nhân-sinh, đầu năm mới mong cầu thêm sức sống, khỏe bằng ông, bằng cụ của chúng ta. Chúc sức khỏe không gì quý hơn đâu, không dùng tiền hay của cải nào thế được việc tuổi cao là của quý nhất trên đời. Lúc vợ chồng sinh con và đẻ cháu ai là người trông bế trẻ lúc tuổi thơ, không nội-ngoại ông-bà còn ai nữa, còn vợ-chồng đang mải việc làm ăn. Hết việc con lại tràn sang việc cháu, suốt một đời vai quằn nặng gánh cháu-con, còn hơi thở là còn vì con cháu, quên thân mình đánh đổi hết vì con. “ Mẹ già hơn trăm tuổi vẫn thương con tám mươi ”, thế mà lúc già yếu con nào người ngó trông ? Xin dẫn tạm một bài thơ và còn rất nhiều những áng thi-ca cao quý, tốt đẹp ca ngợi công ơn hai Đấng sinh thành:

Ai mà không có mẹ cha
Ai mà không biết ở nhà có con
Vậy mà đôi lúc vẫn quên
Tiền tiêu xả láng… là quyền của ta
Khi đó lại thấy ở nhà
Mẹ phải lọ mọ… lân la ngoài đường
Con thì cũng rất đáng thương
Học hành bập bõm… tìm đường mưu sinh
Bớt tiêu đi mấy chục nghìn
Mẹ và con cái… gió sương làm gì
Ai ơi hãy nghĩ lại đi
Giúp mẹ những gì thì hãy giúp ngay
Kẻo mai nhắm mắt xuôi tay
Có làm ma lớn chẳng hay tí nào.      
  

Xin Góp Ý Kiến Thêm Và Chia Sẻ Về :

Phương Thức-Giải Pháp Tốt Đẹp Cho Người Già

Trong đời sống thực tế xã hội ngày hôm nay, cũng xem kinh nghiệm thực tế từ thời đại ngày xưa

      

                 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *