Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Bài Văn Cảnh Tỉnh, Sách Tấn Của Ngài (Đại Viên) Thiền Sư ở Núi Quy

Tức Thiền Sư, Quy Sơn Linh Hựu (771 – 853) .

Nguyên Âm Hán-Việt

(Có sưu tầm Bản dịch nghĩa thơ Nôm phía dưới)

Thích Nhật Quang Giải Nghĩa

(Gồm 24 phân đoạn dài, ngắn khác nhau; tương ưng với 24 Chương Uy-nghi )

01.Con người ta sinh ra là do nghiệp báo luân hồi, nên không thể tránh khỏi các khổ lụy của thân thể. Nhờ có cha, mẹ sinh thành, lại nương cậy thêm các duyên hợp lại. Gọi chung là Bốn-đại (đất, nước, gió, lửa), hợp thành, giúp đỡ; nhưng chúng lại thường trái nghịch nhau. 

02. Cơn Vô-thường già nua, ốm bệnh không hẹn chờ ai, sớm còn tối mất, nhanh chóng lìa đời. Ví như hạt sương ban mai; mưa móc buổi sáng sớm, chợt có rồi tan; lại giống như cây mọc bên bờ vực; cây dây leo quanh miệng giếng, sao mà tồn tại lâu dài được ? Ý nghĩ trôi chảy mau chóng, vụt liền; hơi thở ra không trở lại, liền qua đời sau. Vậy sao có thể buông xuôi, mặc nhiên cho thời gian trôi qua vô ích ?

03. Với cha mẹ là Người sinh thành ra mình, đã không thể cung phụng nuôi dưỡng, thân quyến cũng đã xa rời nhau; không thể tự mình an bang đất nước, gia sản, nhà cửa không người tiếp nối. Rời bỏ làng, xóm cắt tóc theo Thầy học đạo; thì trong lòng luôn ghi nhớ những công lao kể trên để gắng tu tập. Bề ngoài thể hiện uy nghi đức độ, không tranh chấp, hơn thua khác hẳn với kẻ trần thế. Vậy hi vọng mới có thể sớm mong cầu được quả vị Giải-thoát.   

04. Tại sao vừa mới lãnh thụ giới phẩm, liền khoe ta đây đích thị Tỳ-kheo, là nơi tín thí phải dâng cúng, tùy ý dùng của Thường-trụ. Chẳng xét nghĩ vật phẩm ấy từ đâu dâng cúng, lại nói càn rằng pháp cúng ấy là phù hợp với đạo. Ăn rồi tụ tập cười nói, chuyện phiếm ồn ào, toàn bàn những chuyện dân gian, xã hội. Theo đó hùa vui một dịp, chẳng biết rằng việc vui đùa đó là cái nhân của khổ đau về sau. Các kiếp trước đã mờ mịt; nên mới sinh tử luân hồi, biết thế nên cần cố gắng tự mình thường phản tỉnh. Thời giờ qua nhanh, năm tháng dần trôi, hưởng thụ càng nhiều, lợi dưỡng càng lắm, trải qua nhiều năm, không nghĩ ngày rời bỏ. Chứa chất càng nhiều, nuôi dưỡng thân huyễn ảo Vô-thường. Đức Phật có dạy các vị Tỳ-kheo hãy cố gắng, tinh tấn tu tiến đạo quả Bồ-đề, giữ nghiêm mình với ba việc ăn; mặc; ngủ phải biết vừa đủ. Phần lớn con người ta chỉ vì đam mê việc ăn-ngủ quá độ không biết dừng nghỉ, ngày tháng trôi qua, chợt nhiên tóc đã bạc trắng đầu. Vậy lấy gì làm chỗ chỉ dạy cho kẻ hậu học sau này rõ, lỡ có hỏi đến mình là bậc đi trước; ngồi trên. Không nhẽ chép miệng đáp rằng cái việc Xuất-gia chính yếu là vì cơm áo ?    

05. Đức Phật trước tiên thiết chết Luật-tạng, mong muốn khai sáng con đường Giác-ngộ, phép tắc Uy-nghi trong sáng như băng tuyết. Các pháp thực hành vâng giữ là đúng-các pháp thực hành là sai phạm, mục đích là gìn giữ cái Thiện-tâm tinh khiết ban đầu vào đạo. Các điều Luật nhỏ nhặt mục đích để trừ bỏ các tập khí nhỏ nhen xấu xa từ xưa. Nơi Pháp hội truyền dạy Giới-luật chưa từng đến học tập, rèn luyện, thì đối với giáo pháp Thượng-thừa cao siêu, sao có thể rạch ròi phân biệt. Than tiếc luống uổng một đời trôi qua, sau già yếu hối hận nào kịp. Bình sinh một chút Giáo-lý Phật dạy chưa từng để trong lòng, thì Đạo-lớn sâu xa kia nhân đâu mà hiểu biết được ?

06. Cho đến khi tuổi đời cao, Tuổi-hạ lớn mà bụng thì trống rỗng, tâm ý cao ngạo, không chịu gần gũi bạn lành, càng thêm ngạo mạn. Chẳng am tường và chất chứa một chút nào về Giáo-pháp, điều Luật, lại còn lớn tiếng, to mồm nói năng vô phép. Không biết kính trọng các bậc Tôn-đức, giống như kẻ Bà-la-môn tụ tập xô bồ. Vô ý khua kháo bát đũa, ăn uống xong rồi đứng dậy đi trước, ra vào trái phép. Tăng tướng không xứng, ngồi đứng nghiêng ngả, làm động niệm ảnh hưởng những người xung quanh. Thật không còn một chút phép tắc, Uy-nghi tế hạnh, thì sao có thể răn dạy kẻ sau. Buồn thương cho người mới vào đạo, lấy ai mà học hỏi ?  

07. Vừa gặp được Người-trí-thức chỉ bảo cho, liền buông lời nói: Ta đây là bậc Sơn-tăng, chưa từng nghe nói cái việc Hành-trì trong Phật-giáo. Chỉ riêng cái ý của mình, chạy theo thói đời thô tục. Cái hiểu biết thiển cận như thế, là bởi do ngay từ lúc đầu vào Đạo, đã mang theo cái ý chí cực kỳ thấp hèn, tham lam của thói đời, thành nên như vậy. Không rõ khi già yếu, lụm cụm; gặp tới việc gì liền quay mặt vào tường. Than ôi! nếu kẻ hậu học tham vấn, hỏi han thì chẳng có lời chi dạy bảo. Bí quá liền nói nhăng quậy, chẳng liên quan gì đến Giáo lý Phật-đà. Vậy mà nếu bị chê cười, liền trách mắng kẻ hậu sinh không lễ phép. Lòng sân hận trỗi dậy, buông lời miệt thị khinh khi mọi người.     

08. Một mai kia đau bệnh nằm liệt trên giường, với bao nhiêu nỗi đau khổ bứt rứt, sớm tối hối tiếc ngẫm nghĩ, trong lòng hoảng loạn. Đường đi phía trước mờ mịt, biết đi về đâu? từ đó mới biết hối hận. Đợi lúc khát nước mới đi đào giếng sao kịp ? tự mình buồn bã ân hận, do vì trước không sớm lo tu tập. Đến lúc tuổi già yếu, lại thêm lắm sự trách móc ăn năn, sắp lúc ra đi mau chóng, lo sợ hãi hùng, ví như lồng thủng chim vụt bay ra. Lúc mệnh chung thì thần thức tùy nghiệp lực thọ sinh, như người mang nợ, kẻ nào mạnh thì kéo đi trước. Tâm ý vốn là cái đầu mối chất chứa của mọi sự việc, nặng đâu đọa lạc vào đó. Quỷ ác Vô-thường đoạt mạng rình rập không dứt, mà mạng sống thì không thể tự kéo dài, thời gian cũng không chờ đợi ai. Trời, người ba cõi chưa ai dễ thoát khỏi nghiệp báo sinh tử luân hồi. Cứ như thế mà nhận chịu cái thân luân hồi, chẳng thể rõ biết bao nhiêu kiếp số.         

09. Hết lòng cảm thương, xót xa than thở; giám mong có thể vài lời cảnh tỉnh, sách tấn biên chép ra đây. Trong lòng vốn ngậm ngùi vì cùng sinh cuối thời Tượng-pháp, đã cách xa các bậc Thánh nhân. So với giáo lý Phật dạy lúc đầu, người nay phần nhiều lười biếng. Thấy biết phép tắc qua loa, làm cho sơ sài, để khoe dạy kẻ hậu lai. Bằng như nếu chẳng bỏ tính kiêu căng, ngạo mạn ấy, thật khó tránh khỏi tội vạ luân hồi sinh tử.

10. Ôi đã là người Xuất-gia, thì phải cất bước vượt hướng chân trời cao rộng. Tâm tính, hình dáng khác hẳn kẻ thế tục, tiếp nối hưng thịnh dòng giống Thánh (Phật), làm cho bọn ma quân khiếp sợ quy phục. Mục đích là báo đáp Bốn-ân, cứu giúp khắp Ba-cõi. Nếu chẳng được như vậy, thì quả là đã sai phạm, trái pháp của hàng Tăng sĩ. Lời nói và việc làm trống rỗng, hao tổn thêm của tín thí dâng cúng. Tập khí, nghiệp duyên từ trước đến nay một chút chẳng thay đổi. Lo sợ, kinh hãi cả một đời, lấy gì làm chỗ nương nhờ, trông cậy ? Bởi đến như đã mang cái tướng mạo rạng rỡ của Tăng-gia, hình dáng khá uy nghi chỉnh tề, đấy đều là nhờ đã sâu trồng căn lành từ lâu, mà cảm vời ra cái thân tướng tốt đẹp ấy cho mình. Liền vậy mà đã an nhiên nghĩ đến việc khoanh tay hưởng thụ, không biết quý tiếc thời gian đang dần trôi đi. Việc lớn (Đạo-nghiệp) của cuộc đời không siêng năng tu tập, nhân đâu mà có công lao ghi dấu. Hỡi ơi luống uổng một đời này trôi qua vô ích, mà cũng chẳng có gì giúp ích cho đời sau vậy ?

11. Xa rời người thân quyến, quyết chí khoác áo Người-tu, ý nguyện một lòng, sớm tối suy nghĩ tu tập mau đạt đến chỗ Giác-ngộ giải thoát. Sao có thể trì hoãn, kéo dài thêm thời gian trôi qua mãi, lòng luôn ước nguyện sớm là trụ cột vững chắc trong Phật pháp. Mục đích là chỗ dựa tốt đẹp cho kẻ hậu lai quy hướng đến. Luôn thường suy nghĩ và thực hành như vậy, còn chưa biết đã có được phần nào tương ứng với Phật pháp chưa ?       

12. Lời nói phát ra phải phù hợp, liên quan với Giáo lý-kinh điển, bàn luận cũng phải phù hợp theo phần nào khuân phép của người xưa. Hình tướng uy nghi đoan nghiêm chính đáng, ý nghĩ toát ra khí phách thanh cao thư thái  

13. Nếu có việc cần thiết phải đi xa, nên nương nhờ bạn tốt, luôn luôn giữ gìn ánh mắt cử chỉ, lời nói trong lành. Ăn ở, nghỉ ngơi chỗ nào cũng cần chọn lựa bạn bè, thường nên chăm chú lắng nghe học hỏi những điều hay mới. Cho nên nói: “Sinh thành ra thân mình là do cha mẹ, nên công danh sự nghiệp là nhờ bè bạn”. Gần gũi người hiền tài, như đi trong màn sương buổi sớm, tuy không ướt áo ngay, nhưng dần dần cũng ngấm vào tới người. Gần theo kẻ ác, tăng thêm các điều ác nữa. Sớm tối làm các việc ác, liền có quả ác báo ngay trước mắt. Sau khi tắt thở luân hồi, chìm đắm; một lần mất mạng, muôn kiếp không dễ được lại làm người.              

14. Lời ngay thẳng thì khó nghe! Ôi không thể ghi nhớ trong lòng mình hay sao ? Vì nó có thể giúp việc gột rửa tâm xấu ác, nuôi dưỡng cái đức Từ-bi, sau cùng mới có thể dạng rỡ công danh. Xa hơn nữa nó làm trong sạch cái tinh thần; tuyệt dứt hết mọi sự vồn vã, loạn động của bản thân.  

15. Bằng như muốn rộng việc học đạo Tham-thiền; là môn học cao siêu rời bỏ, vượt qua mọi phương tiện chấp trước. Tâm ý khế hợp bến bờ Giải-thoát; nghiên cứu sâu xa, căn cơ cốt yếu chuyên nhất, quyết chí chọn lựa thâm sâu vào trong Pháp-môn (này). Muốn mong mở rộng nguồn Chân-như, thực tính; phải rộng học hỏi các Bậc tôn đức đi trước; gần gũi các Đấng tri thức, hiền lành. Bởi Pháp-môn (Thiền) này, rất khó để đạt đến cảnh giới cao tột, thế nên cần phải hết sức dụng tâm công phu thực tập cẩn mật, chi ly. Nhờ vậy mới có thể chứng nhập, hội ngộ vào trong cảnh giới Chân-như; liền đó mới làm chỗ dựa vững chắc để dần dần thoát khỏi bể khổ trầm luân. Chỗ này (Chân-như) chính là để thoát khỏi Hai-mươi-lăm  cảnh giới trong Ba-cõi; và biết rõ sạch tất cả các pháp Trong-ngoài hư dối, không Thật-tướng. Bởi tất cả các Pháp do từ Tâm sinh khởi, ắt chúng là Giả-danh, giải gọi; không thể giúp cho việc định Tâm, tĩnh lặng an trú, vào trong Thiền-định,Giải-thoát được. Cốt yếu của Thiền-định là an trú tại Ý-niệm (Tâm), không chạy theo vật cảnh (Pháp), các Pháp bên ngoài, thì các Pháp (Vật) kia đâu có thể gây chướng ngại với mình. Mặc sức cho các Pháp kia  vòng quanh trôi chảy, sinh diệt; chẳng cần bận Tâm đoạn tuyệt, cũng chẳng cần để ý nối thêm ra. Đối với âm thanh, sắc tướng tất cả đều khởi Tâm bình đẳng như nhau; bên này, bên kia tùy nghi thích ứng, sử dụng chẳng để thiếu xót.  

16. Bằng như (việc tham Thiền trên) rõ biết vậy mà  thực hành (làm hoặc không), mới thật không uổng phí mình mang Pháp-phục, lại cũng là báo đền được Bốn-ân, khắp cứu giúp Ba-cõi. Đời đời không hề thoái chuyển (chí hướng Bồ-đề), mới có thể kỳ vọng đạt đến Phật quả, đến đi như vị khách trong Ba-cõi, vào ra làm khuôn phép cho người theo vậy. 

17. Pháp môn Thiền học này là một môn học rất huyền diệu thâm thúy. Chỉ thẳng chân tâm, ắt không nương tựa vòng quanh các Pháp mà đạt được.

18. Ví là như các bậc căn tính tầm Trung thì khó có thể liền đạt đến chỗ Siêu-thoát ngay được. Hãy lưu ý lấy giáo Pháp làm cơ sở, nghiên cứu học tập theo Kinh điển, chắt lọc nghĩa lý rõ ràng. Truyền bá rộng khắp Giáo lý Phật-đà tiếp dẫn kẻ đi sau, mới  mong báo đền ân đức  của chư Phật. Thời gian cũng đừng để luống phí, hãy lấy những việc như trên để giúp duy trì việc tu tập của mình. Đi đứng theo phép tắc khuôn mẫu, mới xứng là Bậc Pháp-khí trong hàng Tăng  chúng. Há chẳng giống bằng như cây dây Sắn, nương dựa bò theo cây Tùng mà lên cao ngàn thước, nhờ nhân duyên tốt đẹp này mà có thể được lợi ích vậy. Thành tâm, mau chóng  tu tập Trai-giới, chớ để phải trải qua những lầm lỡ sai sót; vậy mới mong có được nhân quả tốt đẹp ở muôn đời, kiếp sau.

19. Không thể rảnh rang ngồi không qua ngày, lơ mơ để thời gian trôi qua, phải biết tiếc thời gian trôi đi vậy sao không mong cầu sự thăng tiến con đường Đạo? Hao tổn của mười phương Tín-thí, lại cũng trái bỏ; phụ bạc Bốn-ân. Tích chứa lưu chuyển lâu dần, Tâm tính dễ bị trần cảnh che lấp, vụng về làm việc gì cũng trở ngại hư hỏng, khiến người người coi thường.      

20. Người xưa từng nói:  Người-kia là Bậc trượng-phu, ta đây cũng có thể như thế”. Chẳng nên tự khinh bản thân mình mà thoái lui, o ép. Bằng chẳng được  như vậy, là kẻ (mượn danh) Tăng-lữ vô bổ, thấm thoát một đời trôi qua, thật không một chút lợi ích gì.       

21. Thiết tha mong muốn! Mọi người nên quyết định khởi lòng chí hướng; Tâm hoài nhớ khai mở, ý nguyện sơ cơ ban đầu khác xa trần tục. Cất nhắc làm chi cần coi nhìn; học hỏi các bậc Cao-đức, chớ tùy tiện tự ý theo thói thường tình. Đời này liền quyết tâm tu tập đoạn diệt Sinh-tử, không thể trông chờ mong đợi được vào ai khác. Dứt trừ mọi ý niệm điên đảo; phan duyên, chẳng hề cùng với trần cảnh đối đãi (chiều theo). Tâm trí vốn rỗng rang, cảnh duyên tự vắng lặng; chỉ tại do lâu quá bị phiền não che mờ, nên không rõ biết vậy.   

22. Hãy học thuộc kỹ Bài-văn này, và luôn luôn thường cảnh tỉnh sách tấn bản thân, để cố gắng làm chủ chính bản thân mình. Chớ đừng thuận theo cái thói thường tình của thế gian,(để rồi) nghiệp quả nó tự lôi kéo mình đi, thật khó có thể trốn thoát được. Như âm thanh càng to đều thì tiếng vang càng lớn, hình dáng ngay ngắn thì bóng càng thẳng vậy. Nhân quả rõ ràng như thế, há sao không thể lo sợ ư ? cho nên Kinh nói: “ Ví bằng trăm nghìn đời kiếp, (đã) tạo tác nghiệp ( thì) không bao giờ mất, khi gặp đầy đủ Nhân-duyên rồi, quả báo tự về chính mình chịu”. Vậy nên biết rằng Ba-cõi là nơi cực hình, trừng phạt trói buộc, giết hại con người ta phải chịu Luân-hồi  sinh tử vòng quanh. Thế nên phải nỗ lực chuyên cần Tu tập, chớ để cho ngày tháng trôi qua vô ích.           

23. Biết rõ ràng sự tai hại của tội lỗi (quả báo như trên), mới càng cần phải khuyên bảo nhau tu tập, hành trì. Ước nguyện trăm kiếp, nghìn đời ở mọi nơi chỗ nào đều cùng nhau làm bạn trong Phật-pháp (Pháp-lữ) thân thiết vậy.   

24.  Cho nên (Tôi) mới làm bài văn tóm gọn này, để ghi dấu trong lòng và tự nhắc nhở mình như sau:

(Gồm 9 đoạn ):

1.24. Thân huyễn, nhà mộng, cảnh vật hư không

Đời trước mông lung, đời sau chẳng rõ  

2.24. Thoát đây, chìm kia, lên xuống khổ cực

Chưa khỏi Ba-cõi, bao giờ dừng nghỉ ?

3.24. Tham đắm của đời, chứa nuôi thân huyễn

Từ sinh đến (lúc) già, một chút chẳng (mang đi) được

4.24. Do Vô-minh (che) lấp, bởi vậy mê mờ

Ngày tháng (trôi qua) tiếc lối, giờ phút chẳng (đo) lường

5.24. Đời này trôi không, đời sau trở ngại

Từ mê, đến lầm; bởi do (bọn) Lục-tặc

6.24. Sáu đường qua lại, Ba-cõi lê la

Mau hỏi (bậc) Minh-sư, gần gũi (bậc) Cao-đức

7.24. Gột rửa thân tâm, sạch cỏ Phiền-não

Đời vốn tạm bợ, các duyên ràng buộc

8.24. Xét cùng Chân-lý, tỏ ngộ là hơn

Tâm cảnh đều lìa , chẳng nhớ, không quên.

9.24. Sáu căn linh hoạt, đi đứng an tịnh

Một niệm không sinh, muôn pháp dừng nghỉ.

Sưu Tầm

Vì là bản Sưu tầm, nên chúng tôi xin giữ Nguyên Văn của Tác-giả, chỉ giám sửa tạm một vài lỗi Chính-tả. Kính mong Tác-giả Hoan-hỷ, niệm tình thứ lỗi vì lý do không biết rõ nguồn gốc Bản dịch nghĩa Nôm này!

24  Chương-Văn: Cảnh-Sách, Quy-Sơn

Chương 1:

Đời người là Vôthường

Nghiệp mê ràng buộc con người

Có thân có lụy bao đời gỡ ra

Có thi thể mẹ cha truyền thụ

Nhờ nhân duyên đầy đủ hợp thành

Địa phong thủy hỏa hòa sinh

Trong duyên lắm lúc lại thành trái nhau

Nên giây phút già đâu đã đến

Vô thường nào có hẹn trước ai

Sớm nay chẳng biết sớm mai

Phù du so với kiếp người không sai

Ví như thể sương mai móc sớm

Thấm thoát vừa mới nhóm đã tàn

Sớm còn tối mất khó mong lâu bền

Bỗng chốc đã sang liền kiếp khác

Biết đâu mà phó mặc bỏ qua.

Chương 2:

Xuấtgia cầu giải thoát

Ngọt bùi thất hiếu mẹ cha

Họ hàng rời khỏi huống là thế gian

Nói chi việc thế quan tham dự

Chốn gia đình kế tự cũng không

Xóm làng chẳng đoái chẳng trông

Theo thầy thế phát dốc lòng chân tu

Bề trong gắng công phu thiền định

Bề ngoài không tranh cạnh ngã nhân

Mong sao rũ sạch lòng trần

Ra ngoài ba cõi chứng thân diệu thường

Chương 3:

Giải đãi phóng dật đi theo thế tục

Lẽ đâu mới đăng đàn thụ giới

Chưa biết gì đã vội khoe càn

Hàng ngày áo mặc cơm ăn

Của người đàn Việt, của dân, của chùa

Không biết nghĩ của từ đâu lại

Bảo cúng giàng là lẽ tất nhiên

Ăn xong nói chuyện càn xiên

Chân đầu bàn tán liên miên việc người

Chỉ ham thích trò vui trước mắt

Biết đâu là chứa chất khổ đau

Bao đời say đắm túc trần

Mà chưa tỉnh giấc tham sân mê lầm

Thời gian cứ âm thầm trôi thẳng

Ngày tháng năm thỏ nặn ác tà

Của đời tùy sức xa hoa

Không lo tìm cách thoát ra đường hầm

Tài vẫn cứ để tâm tích chữ

Chỉ mưu sâu gìn giữ huyễn thân

Đạo sư nhắc nhở bao lần

Việc ăn mặc ngủ thường phần ít thôi

Nếu say đắm buông trôi mãi  vậy

E không lâu đã thấy bạc đầu.

Chương 4 :

Giữ giới mới biết đạo Pháp

Hậu nhân chưa rõ đường tu

Nên lo học hỏi tìm cầu tiến đi

Người xuất gia tu trì đạo hạnh

Đâu phải là cầu cạnh áo cơm

Căng trì giới luật tinh nghiêm

Nằm ngồi đi đứng giữ gìn uy nghi

Theo quy tắc chỉ trì tác phạm

Để thân tâm khỏi bám bụi trần

Những điều chi tiết dạy răn

Giữ tròn mới khỏi bụi trần xấu xa

Nếu giới luật xét ra chưa tỏ

Nghĩa thường thừa cũng khó quán thông

Một đời giải đãi buông lung

Sau đây có hối cũng không ích gì.

Chương 5 :

Tuổi cao mà đức kém

Giáo lý thì ít khi nghiên cứu

Thì do đâu đạo mộ nhiệm màu

Đến khi nạp tưởng lên cao

Bỗng không mà cứ tự hào sao đang

Không chịu gần lương bằng thiện hữu

Ôm công cao kiêu ngạo vào lòng

Các Điều pháp luật chưa thông

Từ thân nhiếp niệm cũng không chút nào

Hoặc la lối ồn ào không xiết

Hoặc lô bô chẳng biết lệ làng

Thượng Trung Hạ tọa không nhường

Khác gì tà đạo một phường lao nhao

Khua chén bát rào rào trong chúng

Ăn xong rồi tự động đi ngay

Sỗ sàng lui tới đó đây

Đường đường tăng tướng mảy may không còn

Lúc đứng, lúc ngồi bồn chồn lập cập

Động niệm người tu tập xung quanh

Luật nghi chẳng chút giữ mình

Lấy gì răn dạy hậu sinh sau đời

Nếu gặp phải có người khác nhủ

Lại tự xưng hạ lạp niên cao

Không nghe giới luật hành trì

Buông lung theo lối mỹ suy mê lầm.

Chương 6 :

Tuổi già hóa ương gàn

Nhiều tuổi đời sợ tâm giải đãi

Trôi theo dòng tài lợi san tham

Lọc lừa trong cõi nhân gian

Không tu nên hóa ương gàn ngây ngô

Bỗng đâu đã già nua kém sức

Gặp việc gì như bức tường che

Hậu sinh thỉnh giáo điều gì

Không tu học hỏi lấy chi chỉ bầy

Có nói cũng xa rời kinh điển

Mà nêu ai cũng tự tiện khinh thường

Nói ngay chẳng biết kính nhường

Nổi giận quát tháo chẳng thương tiếc gì.

Chương 7:

Ăn năn thì đã muộn

Tránh sao khỏi đến khi bệnh tật

Trên giường nằm chứa chất khổ đau

Bàng hoàng nhìn trước ngó sau

Đường đi mờ mịt biết đâu mà dò

Mới ăn năn không lo từ trước

Đào giếng khi khát nước uổng công

Giật mình lúc trước buông lung

Tuổi cao tội lỗi chất chồng càng cao.

Chương 8 :

Tự gây nghiệp phải chịu báo

Lúc lâm chung khù khòa sợ sệt

Xả thân rồi nghiệp dắt không tha

Ví như mắc nợ người ta

Mạnh ai nấy kéo để mà thoát thân

Nhiều trần lụy tâm thần luống cuống

Tội càng to lôi xuống càng sâu

Vô thường chuyển đến rất mau

Thời gian trôi thẳm biết đâu chờ người

Rồi ba cõi luân hồi như cũ

Kiếp vô biên bể khổ xoay vần.

Chương 9 :

Duyên khởi của Văn-CảnhSách

Cảnh thương đau xót bội phần

Mấy lời cảnh sách dạy răn nhau cùng

Tự hối hận sinh thời tượng pháp

Cách Bản-sư gần mấy nghìn năm

Cõi đời thường lắm pháp âm

Căn cơ thấp kém, thân tâm chây lười

Nên ước lượng bảy tình quán kiến

Giúp đỡ ta tu tiến đôi phần

Nếu không cải quá tự tâm

Luân hồi thoát khổ trầm luân được nào.

Chương 10 :

Mục đích xuất gia

Phàm ai đã xuất gia học đạo

Đường Bồ Đề mạnh bạo bước lên

Sao cho trí vững gan bền

Thân tâm thoát tục xâu xa quán thiền

Noi gương Phật hằng mà truyền đạo

Cứu muôn loài đáp báo tứ ân

Không thì lạm si tăng luân

Luống cùng tín thí ngôn hành dở dang

Nhìn bề ngoài rõ ràng xuất tục

Xét bề trong đích thực tại gia

Một đời hờ hững bỏ qua

Không công, không hạnh biết là nhờ đâu.

Chương 11 :

Không tu phụ mất túc căn

Huống chi cũng tóc râu, đầu cạo

Cũng dương uy tăng bảo đàng hoàng

Thiện căn đời trước đã vương

Đời nay mới được dự hàng xuất gia

Lẽ đâu lại bỏ qua ngày tháng

Việc tu hành chểnh mảng chây lười

Tiếc thay bỏ phí một đời

Hại thay còn phải đền bồi kiếp sau.

Chương 12 :

Chí nguyện xuất gia

Từ cha mẹ cạo đầu xuất tục

Thử hỏi ta nhằm mục đích gì

Sớm chiều cố gắng nghĩ suy

Kéo dài ngày tháng e khi muộn màng

Kỳ cho thành đạo, lương phật pháp

Giúp đỡ ta tu tập noi gương

Công phu như thế là thường

Còn chưa khế hợp Pháp Vương đạo màu

Kinh luật luận dẫu đâu có đó

Lúc nói năng kề cổ miệng kim

Hình dung ghi biểu đoan nghiêm

Tinh thần siêu thoát đạo nên cao nhàn.

Chương 13 :

Gần thiện hữu, xa ác hữu

Lúc đi xa cốt gần thiện hữu

Nhờ chỉ bày đạo tỏ thêm ra

Ở chùa chọn bạn giúp ta

Hàng ngày học hỏi ý xa nghĩa gần

Mẹ cha chỉ sinh thân ngũ vận

Thầy bạn còn dẫn dắt tu thân

Khác nào sương móc mùa xuân

Tuy không ướt áo thấm dần thường xuyên

Gần người ác càng thêm ác hiểm

Nghiệp dữ càng pháp chuyển không thôi

Tam đồ sa đọa một đời

Thân người bỏ mất muôn đời trầm luân.

Chương14 :

Thường xuyên tụng niệm tu tâm

Lời trái tai trung thành nhắc nhở

Khá lại không ghi nhớ trước sau

Rửa lòng tục tu đức màu

Mai danh ẩn tích hằng lâu mới thành

Thường tụng niệm tinh thần trong sạch

Tránh ồn ào xa cách trần duyên.

Chương 15 :

Thượng căn thì tu trực chỉ Thiền

Nếu mong học đạo sam thiền

Vượt các phương tiện chân nguyên hướng về

Thấu nghĩa lý huyền vi tham diệu

Lựa cho ra Phật đạo chính nhân

Muốn cho tỏ ngộ tính chân

Nên thân thiện hữu nên gần thiện chi

Pháp môn ấy muôn bề thấu rõ

Phải hàng ngày gian khổ dụng tâm

Một mai tỏ ngộ tính nhân

Đó là một bậc xuất trần không sai.

Chương 16 :

Thân tính hiện tiền, ứng cúng đầy đủ

Cả ba cõi trông về bản tính

Phép trong ngoài thanh tịnh không sinh

Do tâm hiển hiện bản lai

Căn trần chỉ có giả danh hão huyền

Không để tâm theo duyên Phật pháp

Vật đâu còn vướng vất lòng ai

Mặc cho pháp tính vần xoay

Cần gì đức nối đổi thay cho phiền

Thấy, nghe vẫn thường xuyên là thế

Bỉ thử đều như thế chiêm bao

Phát huy ứng dụng dồi dào

Tùy duyên hóa độ, cơ nào chẳng thông.

Chương 17 :

Lợi sinh thành Phật

Được như vậy mới không luống phụ

Áo Như Lai mặc phủ trên mình

Tứ ân báo đáp hoàn thành

Từ bi cứu độ chúng sinh sáu đường

Đời đời nếu khẩn trương tu tiến

Quả Như Lai thực tiễn có ngày

Hiện thân ba cõi đi về

Tu tâm hành thiện mọi bề nêu gương

Môn học ấy phi thường diệu pháp

Không phụ công ai chịu tu hành.

Chương 18 :

Trung căn cầu Học pháp và Hoằng pháp

Những người căn tính trung bình

Đốn tu chưa được học hành phải chuyên

Ôn kinh điển xét tìm nghĩa lý

Hiểu thân song tùy ý phô bày

Hết lòng dìu dắt hậu lai

Báo ân Phật tổ từ bi cứu đời

Thời gian chẳng buông trôi bỏ phí

Phật pháp thường quyết chí Hoằng dương

Uy nghi đầy đủ mọi đường

Ấy là pháp khí trong hàng chúng tăng

Như vậy sẵn biết lương trung bách

Nhờ Thánh nhân giúp ích được nhiều

Chuyên tu trai giới đủ điều

Thiếu thừa chẳng quản, ít nhiều không so

Nếu biết cách chân tu như thế

Nhân quả hay dành để muôn đời.

Chương 19 :

Không nên tự ty, bỏ dở tu hành

Chớ nên bỏ phí sáu thời

Khi chăm, khi trễ chớ lui không đều

Quả tín thí đã tiêu hư ảo

Lấy gì mà đáp báo tứ ân

Hàng ngày giải đãi tu thân

Tâm chân bế tắc thế gian khinh thường

Bậc cố nhân đã từng nói đúng

Người trượng phu ta cũng trượng phu

Nên chăng chỉ hải hạnh tu

Tư khinh bỏ dở công tu sao đành.

Chương 20 :

Quyết chí tự cường

Nếu không biết tu hành đạo cả

Suốt cuộc đời cũng chẳng ích chi

Mong sao quyết chí tu đi

Mở lòng sáng suốt, thi vi kíp thời

Tác phong cố theo người thượng thiện

Thói tầm thường tùy tiện tránh xa

Ta nên quyết đoán cho ta

Tâm không phân biệt, cảnh mà còn đâu

Tâm cảnh ấy muôn màu không tịnh

Vọng chấp hành bế tắc chưa thông

Văn này nên học thuộc lòng

Hàng ngày cảnh sách để cùng tiến lên!

Chương 21 :

Nhân quả không hề sai chạy

Gắng tự chủ không nên cẩu thả

Có gây nên thì quả phải đền

Hình ngay nên bóng chẳng xiêu

Nói ra có tiếng vọng lên rõ ràng

Lý nhân quả rành rành trước mắt

Há lại không sợ sệt lo âu

Kinh rằng muôn kiếp về sau

Đã gây nên nghiệp lẽ đâu xóa nhòa

Lúc nhân duyên gần xa hội ngộ

Thì mới hay quả báo không ngoa

Như khi gặp phải oan gia

Mình làm mình chịu dễ mà kêu ai.

Chương 22 :

Nguyện đời cùng nhau tu tiến

Ngục ba cõi hại người ghê gớm

Phải gắng công để sớm thoát ra

Tai ương xét biết đâu xa

Nên khuyên tu tập tránh xa luân hồi

Nguyện cùng nhau đời đời xứ xứ

Cùng kết thành pháp lữ tiến tu.

Chương 23 :

Vì vô minh bị trôi lăn ba cõi

Minh rằng ba cõi chiêm bao

Huyễn thân, huyễn cảnh khác nào không hoa

Đã luân hồi hà sa kiếp trước

Phải lo toan tìm trước thoát ly

Nhọc nhằn chìm nổi vần xoay

Kiến bò miệng chén khi nào nghỉ ngơi

Bởi tham luyến cuộc đời tạo tạp

Nên Ấm-duyên kết hợp thành hình

Ngán thay cái kiếp hư sinh

Rõ ràng căn bản vô minh mê lầm

Ngày tháng năm, quang âm thấm thoát

Kiếp vô thường chồng chất hiểm nguy

Đời nay nếu chẳng tu trì,

Đời sau bế tắc biết đi đường nào

Vì lục tặc lao nhao sát hại

Trôi lăn trên ba cõi sáu đường.

Chương 24 :

Học tập tu tiến để trực phân bản tính

Sớm tìm cao đức mà nương

Học minh sư để tìm đường thoát ly

Trừ kinh lúc quyết đi lên nữa

Nơi thân tâm tạo lựa tính thường

Thế gian như bóng trong gương

Trên duyên há tự vấn vương được người

Pháp lý cố dùi mài thấu rõ

Cho đến khi giác ngộ mới thôi

Cảnh tâm phóng xả đồng thời

Vốn không thất pháp còn gì nhớ ghi

Sáu căn đã thoát ly trần cảnh

Hai bốn nghi tịnh tính yên lành

Nhất tâm vắng lặng không sinh

Thì muôn pháp cũng chuyển thành chân như. (Hết)

Chú thích:

Những Câu có gạch nối là cụm từ có nghĩa rộng không nói gọn hết ý được như:

Bốn-đại ( Tứ-đại): gồm Đất, nước, gió và lửa. Bốn đại này khắp cả bao trùm pháp giới.

Vô-thường