Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

LỄ NGHI

Tất cả những quan niệm suy nghĩ,hành động trong đời sống con người đều có mặt ảnh hưởng trực tiếp đến Lễ-nghi. Nên hiểu đúng cụm từ Lễ-nghi cho chính đáng đúng đắn, gần gũi theo mọi phương diện cuộc sống nhân sinh hơn. Hãy xem Lễ-nghi là một món ăn về cả tinh-thần lẫn vật-chất, quý giá không thể thiếu cho chính mình trong mọi lĩnh vực xã hội. Lễ-nghi là cụm từ thuần Hán nhưng cũng đã trở thành thuần Việt từ lâu đời, vì nói đến Lễ-nghi trong cuộc sống không đâu không sử dụng và thường xuyên được diễn ra hoặc nói đến. Dù bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống xã hội, nên nó trở thành quen thuộc quá không mấy ai chú ý, chiêm nghiệm. Đây là phạm trù rộng lớn nhạy cảm của cuộc sống chung quanh chúng ta, đôi khi mình tự phụ không giám nhìn nhận Lễ-nghi một cách khách quan cụ thể. Đôi khi lại cho rằng Lễ-nghi chỉ là phần tâm linh, tinh thần đại khái, có khi còn cho rằng đó là phần hình thức, không thực dụng, hoặc là mê-tín chấp vặt,…    

Ở đây chúng tôi luận bàn khách quan chung trong đời sống hàng ngày, không câu lệ trong phạm trù Lễ-nghi tôn-giáo, hay lễ-nghi dân gian, mà bao gồm tất các mặt trong đời sống thực tại. Tất nhiên là cũng không nằm ngoài hai phạm trù Lễ-nghi chính yếu rộng lớn này, vẫn hiển nhiên tồn tại phát triển trong mọi mặt của văn hoá xã hội từ nhiều đời nay. Vì thực tế Lễ-nghi tôn-giáo rất đa dạng, phong phú nhiều thể loại không thể giới hạn cụ thể nhỏ hẹp trong một bộ phận tín ngưỡng hay tổ chức nào được. Còn Lễ-nghi dân gian cũng lại càng phức tạp và rộng lớn hơn nhiều, tất cả phụ thuộc vào ý thức quan điểm truyền bá, tập quán vùng miền, ý thức dân sinh từng nơi. Từ đó mà hình thành nên sắc thái Lễ-nghi riêng biệt khó có thể thống nhất và áp dụng phổ cập rộng trong đời sống xã hội được. Ví như việc hiếu-lễ hay hỷ-sự của mỗi vùng đã rất khác nhau rồi, còn hàng trăm nghìn lễ-hội nữa cũng lại càng khác nhau. Như ngày lễ-hội xuống đồng ruộng làm nông-nghiệp, mà tên gọi hình thức đã khác nhau rồi như: lễ tịch-điền, lễ hạ-điền, lễ thần-nông,… Các vùng miền khác nhau, các nước khu vực cũng khác nhau, nhưng mục đích ý nghĩa đều chung nhất là Lễ-bái cầu mong, nguyện xin mùa màng, cấy hái thuận buồm xuôi gió, thóc lúa, lương thực được bội thu nhân dân ấm no hạnh phúc bình an, phát triển quê hương đất nước giàu mạnh,… 

Lễ-nghi theo từ ngữ giải nghĩa là Nghi-lễ, giống cụm từ đại-nhân,là người lớn; tiểu-nhân là người nhỏ vậy…Chữ Lễ nghĩa chính là lễ-lạy, lễ-bái, lễ-hội, lễ-chúc-thọ, lễ-thành-hôn, lễ-Tam-bảo, lễ-Phật…Chữ Nghi nghĩa chính là nghi-thức, nghi-quỹ, nghi-phục, nghi-môn, uy nghi,…Ghép chung lại gọi là Lễ-nghi, hay nghi-lễ cũng gần như là một, tương tự như nhau,vì có Lễ-bái thì ắt phải có Nghithức, còn có Nghithức chưa chắc hẳn đã có Lễ-bái. Đôi khi người ta chỉ bày cho có hình thức nghi-tiết, trông có vẻ uy-nghi rực rỡ gọi là nghi-lễ vậy thôi chứ có lễ-bái, lễ-lạy gì đâu, có lúc gọi đại-lễ ( lễ to lớn ), hay quan-lễ, gia-lễ,… Nhưng những điều đó chỉ mới có “ nghi-lễ ” là sắp sửa, bày đặt, chưng dọn ra cho đủ thủ tục thôi, chứ thực chất chưa đủ chuẩn mực của cụm từ Lễ-nghi vậy. Muốn Lễ gì đó thì phải có nghi-thức sắp sửa, chuẩn bị, trang hoàng chu đáo, chọn lựa kỹ càng mới giám tổ chức hành Lễ. Đơn cử như lễ-hội gì cũng phải có Ban tổ chức, thông báo rộng rãi cho mọi người biết ngày giờ, địa điểm, chương trình khai mạc cụ thể để về tham dự lễ-hội đó. Ngay trong buổi lễ-hội sẽ có những phần lễ-nghi quan trọng chi tiết dâng hương cầu nguyện trước và hội hè, các trò vè, bài bản khác nhau sau. Chứ không thể chỉ tổ chức suông gọi là lễ-hội gì đó mà không có phần lễ-nghi mang tính chất linh thiêng cụ thể trước để khai mạc mở đầu cho tất cả mọi lễ-hội. Vì khi tổ chức các lễ-hội thường có rất nhiều người, nhiều thành phần tham dự, có rất nhiều các loại hình văn hoá vùng miền khác nhau cũng xen kẽ pha tạp lẫn lộn ảnh hưởng trong lễ-hội riêng đó. Nên Ban tổ chức hay người đại diện thường phải có những quy định cụ thể riêng đó gọi là nội quy Nghi-lễ, và phần quan trong chính nhất trong tất cả các buổi Lễ ấy là phần Lễ-nghi cầu nguyện. Tất cả đều bảo nhau một lòng chung nhất là lễ-bái, cầu nguyện cho buổi lễ hay dịp lễ hội diễn ra được an lành, hoà thuận tốt đẹp nhân-vật đều bình an khoẻ mạnh, buổi lễ thành công rực rỡ.       

Ảnh tham khảo

Một số lễ-hội dân gian như các lễ-hội của người dân tộc Thái:Lễ hội Cầu mưa hay lễ hội Xến Xó Phốn là một lẽ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. là lễ hội giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản. ”(Wikipedia).

Ngày xưa các vị vua-chúa quân chủ đại diện cho dân chúng tổ chức các buổi lễ-tế trời đất cũng không ngoài ý nghĩa, mục đích cầu mong ấm no, hạnh phúc đến với thần-dân của mình. Trước khi diễn ra buổi lễ các vị vua-chúa cũng rất thành kính tôn trọng thần linh, thiết tha trong việc chuẩn bị nghi-lễ, sửa sang bản thân (tịnh thân) mới giám lên đàn thực hành lễ-nghi cầu nguyện. Giáo sĩ người Pháp là Bénigne Vachet viết “sáng sớm tinh mơ mùng Một Tết năm nọ, các ông hoàng, đức ông, quan võ, quan tư pháp cùng binh lính tới vương phủ phò chúa Nguyễn ra ngoài ruộng đồng. Toàn đoàn giữ im lặng cho đến khi mặt trời mọc. Chúa mặc đồ đen, đầu trần, rời khỏi ngai, bước ra vạt đất trống, quỳ xuống lạy trời chín lạy. Rồi chúa lên ngai. Cả đoàn lần lượt đến chúc tụng, vái tạ, chúc phúc và tung hô vạn tuế chúa. Kết thúc là những loạt súng lệnh đã đặt sẵn quanh dinh phủ nổ vang chào mừng ” (Wikipedia).

Đàn tế Nam-giao

Với việc đại sự nhất trong cuộc đời mỗi con người không mấy ai không trải qua là việc hiếu-lễ, hay hỷ-sự, tức là cưới-hỏi, ma-chay mà dân gian thường có quan niệm “ Ma chê,cưới trách ” hay “ nghĩa tử là nghĩa tận ”. Tất cả trước đó dù có xảy ra tốt đẹp, thuận lợi hoặc xấu xa, bạo ngược thì mọi người đều dễ dàng cảm thông cho sự việc hiện tại diễn ra và bỏ qua hết mọi chuyện cũ. Vì đây là việc đại sự nhất trong cuộc đời con người ta rồi, bởi bất cứ người nào hay địa vị nào thì cũng không tránh được đến kỳ đại sự này. Nên khi đến tham dự các buổi lễ này, đều là những người họ hàng thân thích, bạn bè quen biết, mục đích chung là để chia sẻ niềm vui, hoặc nỗi buồn chung với gia chủ. Vì tất cả mọi người đều đồng cảm chung với gia chủ là việc hỷ sự đã thành công, đã yên bề gia thất, biết trách nhiệm chí thú yên tâm lo lắng làm ăn phát triển kinh tế gia đình vợ-chồng, con cái sau này. Còn việc hiếu-lễ thì tất cả cũng lại chép miệng “ nghĩa tử là nghĩa tận ”, rồi không còn gì mà trách móc, chê bai, đòi hỏi gì nữa, đã chấm hết tất cả rồi. Vậy khi đến tham dự các buổi lễ đó thì cũng cần nên biết, phần lễ-nghi chính hay lễ-kính, bái-lạy là của gia chủ, còn bản thân mỗi người chúng ta nên tự có nghi-lễ trang nghiêm, nghi-thức, nghi-phục (trang phục ) riêng cho phù hợp để hòa nhập trong buổi lễ đó.

Dòng chữ “ Tang chí kỳ ai ” thường được ghi bằng chữ Hán nền trắng chữ đen là một thông điệp được treo dán ngay cửa hoặc bàn hương án của đám ma (hiếu sự ). Đại ý muốn nói tất cả mọi người đến để tham dự đều phải biết chia sẻ đau buồn, mất mát với việc tang tóc của gia chủ, là việc không ai mong muốn, nhưng không thể tránh được. Thế nên tất cả mọi người đều thể hiện sự yên lặng nghiêm trang, kính trọng đó mới được gọi là nghi-lễ của một đám ma, ngoài ban tổ chức,người có trách nhiệm chính và ban nhạc-hiếu phải làm việc ra. Còn phần nội dung lễ-nghi như thế nào, không phải bổn phận của mình thì không cần can dự, nhất là không thuộc phạm vi vùng miền của mình thì mình cũng không so đo tính toán nếu mình lại chỉ là khách. Còn là phần chủ thì cần phải thể hiện sự đau buồn mất mát, giữ mình nghiêm trang, sạch sẽ y phục phù hợp với buổi lễ và luôn tôn trọng mọi người đến tham dự.Tất cả đều nên đồng cảm và tỏ thái độ buồn bã, thương xót, ngậm ngùi vì sự biệt ly, chia cách mãi mãi này, vậy mới được xem là có cả phần lễ và phần nghi. Còn thực chất lễ-nghi vùng miền diễn ra như thế nào thì chúng ta cũng không nên quá coi trọng hình thức, gò bó trong một khuôn khổ bài bản cụ thể nhất định nào. Vì thực tế là trước nay vẫn cứ học đòi theo các phong tục tập quán truyền bá cổ xưa “ có cổ mới có kim ”,vẫn chưa chính thức nhất quán theo bài bản nào rõ ràng được. Với việc ma-chay, cưới-hỏi thì cứ cho là theo tập tục, theo lễ-nghi phổ thông của sách “ Thọ-mai-gia-lễ ”, có cái học được có cái chẳng được, chẳng phù hợp với xã hội hiện tại cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng cũng không vì thế mà không thể không có chút hiểu biết, bài bản gì hay lơ là coi thường xem nhẹ việc lễ-nghi chỉ làm qua loa cho xong việc, không có chút kết quả ảnh hưởng của tâm linh vẫn thường tương tác trong đời sống của chính mình được. Tóm lại không quá coi thường, xem nhẹ và cũng không quá câu lệ trọng thể, mê đắm việc lễ-nghi làm ảnh hưởng hay mất đi giá trị đích thực chính của buổi lễ. Dân gian vẫn thường có câu “ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh ”, thế nên làm sao cho phù hợp thực tế, điều kiện hoàn cảnh của mỗi người khác nhau, miễn có đủ văn hoá, văn minh sạch đẹp, gọn gàng kết quả thành công về mọi mặt là được. Không thể bắt chước quá lố lăng hay lãng phí vô bổ một cách không cần thiết chính đáng, không thể mang của nhà người áp dụng hết vào nhà mình, cũng không thể mang phong cách nhà mình áp đặt cho nhà khác được cụ thể vẫn phải tuỳ thực tế vậy.             

Cũng thế việc (hỷ sự) là đám cưới hay gọi là lễ thành-hôn với bao niềm vui mừng, chúc tụng hạnh phúc ấm êm thì việc lễ-nghi lại càng được trân trọng quý giá hàng đầu trước khi tiến hành nội dung tổ chức. Không phải ngày nay mà ngày xưa cũng thế, người ta rất coi trọng việc xem xét, tìm hiểu gia phong, lễ giáo, học thức, thậm chí từ chuyên môn ngày nay gọi là địa-vị, nghề-nghiệp, kinh-tế của cả hai bên gia đình phải tương đồng. Mục đích xem ở chỗ có xứng đôi vừa lứa không, hay gọi tắt là “ Môn đăng hậu đối ”,cũng vì mong muốn con cháu vợ chồng đôi trẻ bình an, hạnh phúc bền lâu “Trăm năm hạnh phúc, bạc đầu bên nhau ”. Chính vì thế nên mới hình thành những tập tục kiêng-kỵ chọn lựa mai mối xem xét tuổi tác, cung số, ngày giờ cho tốt đẹp thuận lợi về mọi mặt. Tất cả mọi sự kiêng-kỵ ấy, đều có ý nghĩa chung là mong muốn, cầu nguyện tránh lé những xui xẻo, những rủi ro không đáng có mang lại cho các buổi Lễ.

Vậy để nhận định chung nhất thì tất cả mọi lễ-nghi hiếu-sự hay hỷ-sự đều có liên quan mật thiết và gắn bó chặt chẽ vào nhau, gọi là có đủ âm-dương. Theo quan niệm chung là “ Sinh thuận-tử an ”, vì có sự âm-phù về mặt tâm-linh tốt đẹp, cộng thêm sự dương-trợ mới có thể sinh trưởng phát triển thuận lợi tốt lành, an ổn được. Không thể độc lập hay tách rời riêng biệt coi trọng về một mặt cụ thể chính thức nào được, có âm ắt phải có dương, cũng như có sinh ắt phải có tử. Có cái này thì sẽ phải có cái kia, có sự hoà hợp vui vầy, thì tức khắc sẽ có sự chia ly buồn bã. Nên trong khi cưới hỏi vui mừng, phấn khởi (phần dương) nhưng người ta cũng không quên lễ bái (phần  âm) tâm-linh cầu nguyện gia tiên ân nghĩa sinh thành dù khuất mặt cũng về phù hộ, độ trì. Thế nên lễ-nghi phải gồm đầy đủ cả hai mặt là cầu nguyện hay lễ bái cho phần âm và phần dương đều an ổn, thuận lợi, đúng ý nghĩa mục đích mong muốn. Dù là bất cứ lễ-nghi, tổ chức hình thức gì thì cũng không ngoài mục đích chính là cầu-an và cầu-siêu, tức là đã có đủ cả âm-dương trong đời sống con người. Nói rộng ra là mong muốn tốt đẹp đến tất cả mọi người đang tồn tại trong xã hội thực tế, và nguyện cầu những anh linh, vong hồn được siêu thoát an lành đúng ngôi vị không để xảy ra sự xáo trộn âm-dương trong đời sống. Từ ngữ chuyên môn trong Phật-giáo gọi là “ Âm siêu-dương thịnh ”, tức là âm có siêu thoát an lành thì dương mới hưng long thịnh vượng được. Thế nên ý nghĩa mục đích chính của lễ-nghi trong Phật-giáo gọi đủ là “ Độ âm-độ dương ”, hay nói cách khác là “ Độ tử-độ sinh ”, hoặc “Cứu tử-độ sinh ” , có khi là “ Độ dương-bảo âm ”. Tất cả đều có chung ý là cầu mong mọi tốt đẹp nhất đến với tất cả mọi người trong xã hội vậy. Vì phần lễ-nghi trong Phật-giáo rộng lớn, đa dạng nên chúng tôi cũng không đề cập sâu sắc trong phần bài viết này, mong muốn có phần chia sẻ riêng về khía cạnh lễ-nghi Phật-giáo.          

Như vậy có thể nói lễ-nghi là phần hình thức thực hành cụ thể đơn giản gọn gàng, còn nghi-lễ là mặt lý thuyết có phần bài bản sắp sửa rườm rà đa dạng-phong phú hơn nhiều. Người ta dễ nhầm lẫn giữa phần lễ-nghi thực hành thực tế, với phần nghi-lễ lý thuyết còn đang rất đa dạng chưa nhất quán. Người thì đòi hỏi lễ-nghi phải như thế này, thế nọ, phải có cái này, cái kia, nhưng thực tế đó là nhầm sang phần nghi-lễ chuẩn bị không thống nhất giữa vùng miền mà thôi. Ví như lễ-nghi của một đám ma thì chủ đích vẫn là sự trang nghiêm trầm lắng, buồn đau, chia ly. Còn lễ-nghi của một đám cưới thì cũng vẫn trang nghiêm sum họp nhưng cộng thêm phần rộn ràng, sôi nổi, phấn khích hơn. Nhưng dù là buồn đau, mất mát hay vui mừng, phấn khích cũng không nên thể hiện quá mức thô lỗ, lố lăng là đúng đắn hợp lý ấy gọi là nghi-lễ chuẩn mực. Còn thực tế lễ-nghi diễn ra thời gian, bài bản ra sao cũng không cần quá câu lệ, cầu kỳ, miễn là đáp ứng đúng mục đích yêu cầu văn-hoá, văn-minh thời đại trong các buổi lễ chung ấy là được.

Quang Nam 2008