Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Duyên Khởi Tạp Tiếu Chư Khoa

Bản Yên Viên 安圜 được thầy trò sa môn Huệ Tập Thích Huỳnh Huỳnh và Tinh Tiến Thích Sâm Sâm tổ chức tuyển tập san khắc vào niên hiệu Tự Đức Thứ 12 (1858). Mộc bản  lưu  tại chùa Diên Phúc, xã An Viễn, huyện

Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh. Trọn bộ 7 tập với 444 trang. Mỗi trang chia làm 7 h àng có kẻ cột. Mỗi h àng 16 chữ. Chữ  viết trau chuốt. Đầu tập 1 có lời giới thiệu 5 trang.

Sách có hai lời tựa. Tựa thứ nhất Tạp tiếu chư khoa tân tự của sa môn Tinh Tiến dài 3 trang. Tựa thứ hai là lời giới  thiệu của Hòa Thượng Phúc Điền không có tên, dài  2 trang.Theo lời tựa của ngài Tinh Tiến thì Tạp tiếu chư khoa được truyền  sang  nước ta vào khoảng giữa thời nhà Minh.

Nhân duyên từ việc một số anh em công văn, muốn có bản phiên âm Hán Việt chuẩn, mà trước đó đã có các bản phiên âm khác. Song không phù hợp, nên chúng tôi mới góp tay phiên âm lại mong cho bản mới này hoàn thiện hơn. Bởi nhiều chỗ: Ví dụ như chữ 好 生 đọc là Hảo sinh, là không đúng, mà là Hiếu sinh mới phải. Chữ 忉 利  chỗ thì đọc là Nhẫn lợi, phải là Đao Lợi. 小 稱… 長 號 chỗ đọc Tiểu xưng…trường hiệu là không đúng mà phải Tiểu xưng…trưởng hiệu… Ngoài ra còn các lỗi đánh máy ở các bản khoa in khác như: 號 為 mà đánh là 號于( Khoa khai phương.) Thực tế khi các anh em công văn sử dụng cũng có nhiều chỗ sai sót, nhầm lạc, mà vẫn phải dùng. Như danh xưng Viêm Đế 炎 帝 tức Hỏa Đức Vương là vị Vua Cổ đại, thế có chỗ đọc là Đàm Đế là sai. Bởi chứ Viêm炎có thể đọc là Đàm, chữ Vi 為 đọc là Vì, chữ Thìn 辰  đọc là Thần,…tùy thuộc vào câu văn. Và còn nhiều chỗ đọc sai nhầm chữ nặng nề, chữ Tác 作 đánh chữ Tộ 祚 ,chữ Ngộ 遇 đánh chữ Quá 過 là có thật. Chữ Đặc特gần giống chữ Trì持. Chữ Cánh phải đọc là Canhvì đi cùng chữ Lậu漏, gọi là Canh Lậu ( Đồng hồ giọt nước, Khoa tạ mộ). Chữ mà nhầm sang chữ Dực翼…Xuất phát từ lẽ đó, nên chúng tôi mới cố gắng phiên âm lại, mong muốn có bản phiên âm hoàn chỉnh. Điều khó khăn nhất là không có đủ bản khoa Cúng nguyên gốc Hán cổ, đa phần là bản Photo, hoặc bản đánh máy tính mới không được chuẩn. Các bộ khoa tham khảo y cứ như: Bộ Tạp Tiếu thời Vua Tự Đức thứ 12 năm 1858, Bộ Thủy Lục Chư Khoa thời Vua Thành Thái thứ 6 năm 1894, Bộ Hành Trì. Bộ Tam Giáo Chính Độ,…Chắc chắn không sao tránh khỏi sơ thất, kính mong các bậc cao minh chỉ giáo!

Chủ yếu căn cứ cào Bộ Tạp Tiếu Tiếu Chư Khoa do Sa môn Huệ Tập Thích Huỳnh Huỳnh và Tinh Tiến Thích Sâm Sâm tổ chức tuyển tập san khắc vào niên hiệu Tự Đức Thứ 12  năm 1858. Nhưng các Khoa này nằm rải rác ở 7 quyển Tạp Tiếu như: Thỉnh Thánh Kỳ An Khoa nằm ở quyển 3. An Địa Mạch Khoa nằm ở quyển 5. Sám Thổ Công và Sám Táo Quân Khoa nằm ở quyển 4  

Chúng tôi tinh lược cho gọn vào một tập là Tân Gia ( Nhà mới) cho tiện việc sử dụng. Gồm có 5 Khoa là :Thỉnh Thánh Kỳ An Khoa, An Địa Mạch Khoa, Sám Thổ Công Khoa, Sám Táo Quân Khoa. Riêng Khoa Gia Tiên chưa có bản Cổ thư để đối chiếu lại. Thêm Khoa Tạ Mộ nữa là Sáu Khoa.

Bản phiêm âm Hán Việt lưu tại Thôn Thượng, Văn Lý, Lý Nhân, Hà Nam.

Nhật Quang cẩn chí!

Tập Khoa Tân Gia Gồm 4 Khoa

Nghi Phát Hỏa Đối Chiếu

X