Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Gia Đình

Danh từ gia-đình gọi tắt chung nhất là “ Nhà ”, trong đó có nhà cửa,nhà ở,nhà mình,nhà người,nhà nước,…là một địa chỉ cơ sở y cứ về cư-trú, nơi mỗi người được sinh ra và trưởng thành. Theo từ điển Hán-Việt của Thiều Chửu thì chữ “đình” là từ ngữ chuyên môn ngày xưa như Triều-đình, Cung-đình, Pháp-đình (Toà án ngày nay), hay Thiên-đình,Đế đình. Đều chỉ phạm vi chỗ ở có nhà cửa, đất đai rộng rãi, là khu công-sở chuyên dụng cho mọi sinh hoạt của con người hiện thời điểm đó, gọi tắt là nhà. Chữ “gia”  cũng có nghĩa là chỗ ở, nhà ở, nhà cửa, trong đó có Phật-gia, Nho-gia, Đạo-gia, Quốc-gia,…đều hàm chung nghĩa là nơi cư trú; gọi tắt là gia-đình. Danh từ gia đình chỉ chung cho mọi người phân biệt từng địa điểm, từng khu vực chuyên môn trong xã hội, cũng như gia đình truyền thống có nghành nghề gì đó, gia đình văn hoá có nhiều người tài đức, gia đình bác sĩ nhiều người làm nghề y,… Tất cả đều là nơi sinh hoạt, trưởng thành và phát triển của mỗi người chúng ta trong xã hội là một gia đình lớn.

Thiêng liêng hai tiếng gia đình
Nơi mọi người sống hết mình vì ta
Con cháu cha mẹ ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân

Cho ta cuộc sống tinh thần
Cho ta vật chất không cần nghĩ suy
Cha mẹ ta thật diệu kỳ
Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng.

Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành mỗi người có một gia đình riêng khác nhau, nhưng đều có đặc thù phần lớn chung là gồm các thế hệ thân thích (ông-bà,cha-me, anh-chị-em). Dù có xấu số sinh ra là trẻ mồ-côi đi nữa, nhưng cũng phải có người trên nữa là Tổ-tiên, ông-bà ,cha-mẹ mới sinh trưởng ra mình. Sinh ra thân mình là do cha mẹ, lớn khôn học hành thành tài là do thầy bạn, “Sinh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả sư trưởng ”. Chẳng qua duyên phận sinh ra có khác nhau, rồi tự phụ cho là vô gia cư không thân thích, không họ hàng, bởi không thể tự nhiên mà sinh ra thân mình được. Thậm chí truyện tích các nhân vật cũng phải được sinh ra từ cục đá, sinh ra từ quả trứng, bào thai,… như vậy vẫn là có chỗ y cứ về gia đình của mình. Dù nơi đô thị phồn hoa, hay rừng sâu núi thắm, đồng quê sơn dã, biển khơi hải đảo tất cả đều có một gia đình-quê hương riêng mình rõ ràng. Nơi đó được mọi người tự hào mặc định có một gia đình nơi “ chôn rau cắt rốn ” ấy là quê hương tôi, lời bài hát “Trở về dòng sông” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp.

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy…

Quay lại hay nhớ tưởng trở về quê hương chính là về với gia đình mình, khi bản thân ta vì lý do nào đó đã phải xa cách gia đình quê hương. Những nỗi nhớ niềm thương rộng lớn hơn từ gia đình nhỏ đến quê hương của mình, rộng ra là đất nước mình, tất cả đều chứa đựng biết bao kỷ niệm yêu dấu từ tuổi thơ. Trở về quê là từ ngữ phổ thông mọi người hay sử dụng để giao tiếp, thăm hỏi nhau trong đời sống xã hội, về gia đình người thân. Thường thì khi trưởng thành trong cuộc sống, mỗi người đều lựa chọn cho mình một con đường đi khác nhau, có thể ở tại quê hương, có thể đi học hành làm ăn xa ,… Nhưng tất cả đều có xu hướng chung là về với gia đình, nơi có ông-bà, cha-mẹ, anh-em thân thích gần gũi quý mến nhau hơn. Đặc biệt là sau bao lần vấp ngã, đổ vỡ trên con đường thăm thẳm mù khơi của cuộc sống nhân sinh xã hội, từ sinh hoạt học hành, nghề nghiệp làm ăn,…ai cũng mong nhớ về gia đình.

Mẹ cho ta bú ẵm bồng
Cha nuôi ta lớn tính công thế nào
Như là biển rộng trời cao
Cha làm bệ phóng dẫn vào tương lai

Vì con chẳng ngại chông gai
Cha mẹ ta đó cả hai sẵn sàng
Làm hạt cát nhỏ bên đàng
Cho ta bước tới huy hoàng quang vinh.

Nhưng đời người cũng lắm khúc quanh, lúc còn trẻ trung chưa có yên bề gia thất, thì tâm lý thay đổi khác thường, đến khi có vợ-có chồng đã yên bề gia thất, lại khác hẳn hoàn toàn. Vì nhiều mối quan hệ, giao tiếp làm ăn, vì bận bịu lo chuyện gia-đình riêng của bản thân, vì kinh tế cuộc sống tương lai lâu dài. Đành gác lại những gì mơ ước về quê hương, về gia đình xưa của chung mọi anh em thân thích trong gia-đình trước. Nếu gia đình có ít anh chị em hoặc một mình thì khác, có nhiều người mới lại thêm nhiều chuyện liên quan, bao gian nan khôn tỏ khắp muôn nơi.

Như đã nói ở trên gia đình là chỗ ngóng trông về, nhưng đó chỉ là gia đình chung của mọi anh chị em trong nhà. Còn gia đình riêng của bản thân đang hình thành, đang sống thực hàng ngày chỉ có vợ chồng, con cái (con còn nhỏ) với nhau mới được xem là trên hết. Vì lúc còn nhỏ sống chung cùng nhau với anh-chị-em thì không ai nghĩ đến chuyện riêng tư, tất cả chỉ chung về một mối, từ công việc đến chuyện làm ăn. Nhưng trưởng thành gia thất riêng tư “ kiến giả nhất phận ”, mới nhiều điều quan trọng phân chia, trong nhân gian xã hội thật nhiều điều. Không bút mực, không lời lẽ phân-tả nào cho hết được, bao bi thương, bao chuyện có ở trên đời.

Gia đình ông Hải bà Hạnh là một trong những gia đình văn hóa, hạnh phúc êm ấm mà mọi người trong làng thường ao ước học tập. Mọi người trong làng vẫn thường hay so sánh “con nhà người ta” để con cháu gia đình mình học tập, noi gương. Ngày trước hai ông bà làm giáo viên, con cái cũng quây quần đủ cả ba trai, hai gái, cũng gọi là có đủ âm-dương “có nếp có tẻ”. Ông tự hào vui vẻ kể chuyện ngày xưa, bao gian nan vất vả trên đời, sinh nuôi con trai gái như nhau. Cho ăn học đủ đầy theo chúng bạn, bao nhiêu lần muốn bỏ nghiệp giáo-viên, đi kiếm tìm nghề nghiệp thêm kinh tế, nuôi gia đình những lúc khó khăn. Rồi cũng lại tự mình vượt qua hết, ông giữ nghề rồi chỉ phụ làm thêm việc sửa chữa linh tinh đồ gia dụng.

Phàm làm cha mẹ xưa nay

Yêu con còn có ai tày nữa không

Con chơi cha mẹ vui lòng

Con đau cha mẹ hết lòng trông nom

Lại còn lo kế sinh tồn

Xót xa gan ruột, mỏi mòn chân tay

Lo đêm thôi lại lo ngày

Vì con cha mẹ hình gầy như ve

Khi con cái phương trưởng hết tất cả, có một anh ở gần nhà đấy mà thôi, theo nghiệp cha công tác tại địa phương, hai cô gái chồng con đều đủ cả, hai cậu kia lại muốn làm ăn xa. Gia đình riêng đủ hết xong cả rồi cháu nội ngoại, trai gái thành mười đứa, hai ông bà thoả niềm ao ước trông mong con trai-gái trưởng thành. Lúc các cháu còn nhỏ mới ở chung còn trông nom bế ẵm đủ điều, nhà cửa vui vầy vang tiếng trẻ . Được phúc thay con cháu ngoan hiền, không đứa nào có thói hư tật xấu, không gian manh, không tệ nạn trong ngoài xã hội. Nhưng khi các cháu khôn lớn học hành, nhà đứa nào phải về nhà đứa đó, còn lại đây chỉ có hai ông bà, nhà đứa gần nó cũng đi làm suốt. Tuổi chưa già hẳn lắm, nhưng cũng sắp lúc xế chiều, gần bảy chục kém chi người thiên cổ, qua sang năm mừng thọ đến nơi rồi. May ngày trước cũng còn nguyên nghề nghiệp, nên hai ông bà đều có chút đồng lương hưu, hết lo toan buôn tảo với bán tần, giờ này đây chỉ ngồi mong con cháu. Đứa làm ăn hay công tác xa nhà, đến hết tuần trở về quê quán, thăm ông bà thêm êm ấm niềm vui, gia đình vang tiếng khóc cười trẻ thơ,ca hát. Nhưng hết ngày, mai chúng nó lại đi xa vì công tác làm ăn và vì sự nghiệp sống ở đời sao hết nặng nghĩa gia-cư, chuyện vợ chồng, rồi thêm còn con sau lại cháu. Hết đời này nối tiếp qua đời kia, giọt nước trước nhỏ đâu thì giọt nước sau nhỏ nguyên về chỗ đấy, thế trên đời phải khoé ứng xử với nhau. Có lễ nghi phép tắc rõ ràng, trong gia đình hoà thuận như nhau, trên thiết tha một lòng tôn kính, dưới nhẫn nhường chia sẻ giúp đỡ nhau. Trước gia đình có vợ chồng con cái, sau anh em, gia tộc xóm làng, rộng rãi ra còn bao người trong xã hội, vì kiếm tìm đủ mọi thứ bon chen. Không được quên ơn nghĩa sinh thành, đấng Song-thân cho mình nên vóc dáng, dù gái-trai hai đứa cũng như nhau, nếu chỉ mình thì càng cần thêm tôn kính vì cha mẹ chỉ có mỗi con thôi. “ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ như cha ”, câu ca ấy đủ làm ta thổn thức, nơi cõi lòng dù mù mịt xa xăm. Chưa kịp về hay nhớ tưởng quê hương, nơi cha mẹ ta vẫn còn đang trông ngóng, những đứa con sinh trưởng đã nên người. Đồng cảm về những điều trong cuộc sống ấy, nhạc sĩ Ngọc Sơn viết:

Thu xưa nhìn lá rơi hoài.
Thương con mẹ trông con về.
Chờ mong tin con ngày tháng.
Lòng đầy lo âu sầu nhớ.
Bao lá thu rơi mà con chưa về.

Chuyện không phải là ngóng trông, than trách mà tuổi già nên mới càng lắm tình thương, bao lo toan kinh nghiệm cuộc đời giờ nghĩ đến con mà thêm mòn khúc ruột, “ Mẹ già hơn trăm tuổi, vẫn thương con tám mươi ”. Tình thương con chưa tròn, đến cháu cõi thế gian nhân thế vốn như vầy, dù già cả tuổi trời còn biết mấy, nhưng vẫn luôn dành dụm tất cả phần con, “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ; đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con ”. Chuyện gia đình ông Hùng bà Hạnh không phải là không hạnh phúc ấm êm, nhà cửa kinh tế an lành ổn định, dù trai gái phương trưởng tốt đẹp ở đời, nhưng ngặt nỗi thân già chỉ hai bóng. Cháu cùng con đông đủ rất vẹn tròn, trong sâu thắm nơi xa xăm suy nghĩ, biết phân chia ứng xử thế nào, chuyện ngày sau ngôi nhà cũ ngày xưa. Nuôi năm con vuông tròn và khôn lớn, đất mặt đường giá cũng đáng tiền mua, ít hay nhiều đều nên vẫn phải phân chia cho rành mạch các con, cùng các cháu. Còn vợ chồng già thì phải nương nhau nơi cảnh cũ, người nay còn nguyên vẹn, ngôi nhà trước giờ vẫn y nguyên, lúc yếu đau mới ngắn cảnh con nhiều, cháu lắm. Biết đứa nào thừa kế cho đang, anh trai trưởng con giờ đà khôn lớn, cũng cận kề lên chức ông tôi, anh con út thì con còn đang học, chuyện gia đình vẫn phấn đấu công danh. Nghe xung quanh dân xóm khắp nơi nơi, nhà đông con còn đang phân giải, đất cát kia thừa kế thế nào, trai cũng có dự phần trong đó mà gái cũng đòi tranh nhận chút phần hơn. Chuyện nhân gian khắp chốn rất là nhiều, tiền bạc ít khổ đau thì càng ít, tiền bạc nhiều lại lắm cảnh trái ngang, sao bảo sang giàu là sung sướng, nào có ngờ tiền lắm lại mất nhau, “ nhà giàu cũng khóc ”. Người phận nghèo thì càng thêm tủi nhục, người giàu sang đâu dễ được bình an, bao gian nan tranh chấp kế thừa nhiều, chuyện danh lợi càng thêm sầu khổ não, việc tiền tài muôn kiếp vẫn chưa yên.

Bạc ác chi mi lắm hỡi tiền

Mi làm nhân loại hoá ra điên

Mi tô mặt lạ đen ra trắng

Mi vẽ nhân tình thẳng hoá xiêu

Mi xô nhân nghĩa vào một xó

Mi đạp luân thường ngã rồi nghiêng

Những chuyện nhân thế xung quanh càng làm ông Hùng thêm suy nghĩ, mặc dù gia đình mình con cháu vẫn hiền ngoan, nhưng biết đâu cơ sự thế nào. Anh chị em là cùng từ ruột thịt, nhưng cũng có ngày rang nấu, ghét ganh nhau, tính cách chi cho vẹn cả đôi đường, khi sống thế sau ngày kia viên-tịch. Hiện tại thì chưa có chuyện gì sảy ra đâu, trước mắt đây chỉ lủi thủi có hai ông, bà các con cháu đã dần dần thưa thăm viếng. Người ở gần cũng bảo bận làm ăn, đứa xa nọ còn đang thêm vướng mắc chuyện xã giao quan hệ đối tác nhiều, trai cũng thế mà dâu hiền, gái thảo vẫn còn đang bận bịu chuyện làm ăn. Lễ tết gì mà không vào ngày chủ nhật, chỉ có mà hai kẻ tuổi già thôi, mọi công việc gia đình còn bàn định chọn ngày đông tụ tập cháu con về, nên tốt nhất là rơi vào ngày nghỉ. Không phiền lòng, không ảnh hưởng chuyện làm ăn, không lăn tăn suy nghĩ đến đứa về đứa không, đứa góp mặt đứa không tròn trách nhiệm, lại thêm sầu thêm thảm bi thương. Việc trách nhiệm nguyên bầu vào anh trưởng, nhưng chị e kia cũng phải đóng góp phần, nhà nhiều ít do về mặt kinh tế, có tiền hơn nhưng công cán lại không. Người ít tiền thì đành cam chịu,  bỏ công ra chu vén việc lễ nghi tươm tất, sau gọn gàng dọn dẹp xong hết, thế mới yên êm ấm chuyện gia đình. Hết ngày lễ ai về lại nhà ấy, còn trơ ra chỉ có hai ông bà, xem đúng ra là chuyện có thật không đùa, nguyên vẫn thế chỉ hai người vẫn thế.

Vợ chồng già vẫn bên nhau sớm tối
Lại hồn nhiên nên rất đỗi thân thương
Tuy giờ đây môi má đã phai hường
Nhưng hạnh phúc vẫn phi thường lắm đấy.

Lâu ngày dần dần thành ra quen thói luôn ngóng trông con cháu đến viếng thăm, giá bảo ít thì thôi đành cam chịu nguyên cả đàn có những năm đứa con. Giờ đây cha mẹ hao mòn tuổi già sức yếu, ngóng con phương nào, trai hiền dể thảo những ai giờ đang công tác kiếm ăn xa nhà. Trơ ra chỉ có hai già nương nhau ngày tháng, bùi ngùi ngẩn ngơ, tưởng rằng đẻ lắm được nhờ, nào ngờ đẻ lắm đứa hững hờ, đứa làm ngơ. Chỉ vì cha mẹ là chung nên ai giám đứng liệu mà lo toan một mình, riêng tôi còn phận các em, các anh các chị, các bà các cô,…thế nên đã chắc là yên. Đông con nhiều cháu biết là chọn ai, anh trưởng thì nói còn e, còn con còn cái còn nhà riêng kia, cậu em thì nói còn anh, còn chị còn nhà con cơ. Thế nên thủ phận giữ yên lòng mình, chỉ hai ông bà liệu mà nương tựa vào nhau, đến bao giờ sức tàn lực kiệt mới đành lòng cam chịu mà thôi. Chuyện nhà rồi chuyện xung quanh hàng xóm có riêng gì nhà mình đâu, ai cũng phải trải qua cuộc sống sinh tồn là như thế, đấy là mừng vì không phải quá khó khăn bon chen kiếm sống. Nhiều khi cuộc sống khó khăn chật vật còn sức đâu mà lo nghĩ đến ai, công cha nghĩa mẹ sinh thành, lòng tuy biết thế nhưng mà khổ tâm. Biết sao cho trọn kiếp người, hết mình chưa đã lại còn cháu con, giàu nghèo cũng thế mà thôi, chưa yên phận thật trở về tổ tiên, thì còn phải lo toan tính toán cho vẹn tròn mọi bên.

Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau.

Chia sẻ chuyện gia đình ông Hùng mong mọi người chỉ để xem thôi, xem người xong lại xem mình nếu may mắn tốt đẹp được hơn là điều trân quý. Giữ lòng trung hiếu ở đời bổn phận con cháu với ông bà tổ tiên, bổn phận cha mẹ, ông bà với con với cháu cũng là phải noi gương. Sống sao con thảo cháu hiền. kính trên nhường dưới thuận hoà ấm êm, trong nhà ngoài ngõ anh em, họ hàng lối xóm cũng đều nhớ ơn đức dày. Kinh Điềm Lành dạy:

Kẻ nào khiêm tốn với muôn người

Yêu mến nữ nam mọi gái trai

Đứng trước lời bình không đáp lại

Sẽ mang hạnh phúc đến cho đời.

Quang Nam 2008

Ba ngọn nến lung linh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *