釋日光師
Âm Dương-Ngũ Hành-Bát Quái
Nên nghiên cứu qua về thuyết Âm-dương ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Không mê tín, không coi thường, tất cả mọi sự việc; hiệntượng đều có sự tác động tương quan, liên đới với nhau. Cũng như nói “Trùng trùng duyên khởi hay Duyên sinh”, có cái này thì tất có cái kia, có sinh, ắt có diệt. Với cái nhìn bao quát rộng khắp, không vướng mắc hay chấp trước, không bung lung cẩu thả. Tránh xa hai thái cực là “Thái quá hoặc Bất cập”, ấy gọi là Trung-đạo.
八卦形體
乾 三 連 ☰
坎 盅 滿 ☵
艮 覆 廣 ☶
震 仰 盆 ☳
巽 下 段 ☴
離 中 虛 ☲
坤 六 段 ☷
兌 上 闕 ☱
Thiên Can-Địa Chi
Thiên Can gọi đủ là Thập Thiên Can
Thập Thiên Can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
Thiên Can bắt nguồn từ Giáp
Địa Chi gọi đủ là Thập Nhị Địa Chi
Thập Nhị Địa Chi gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Địa Chi bắt nguồn từ Tý
Can-Chi hợp lại tạo thành Năm, Tháng, Ngày và Giờ
Vậy Cụm từ Lục Giáp, Lục Đinh, Lục Nhâm được hiểu gọn như
Quy tắc tính hàng Can 1: Lục Giáp là 6 Lần giáp vòng như : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần
1)Như Lục Giáp: 1-Giáp Tý, 2-Giáp Dần, 3-Giáp Thìn, 4-Giáp Ngọ, 5-Giáp Thân, 6- Giáp Tuất
Năm 1924 là Giáp Tý, thì 10 năm sau 1934 là Giáp Tuất,…
Tạo thành Lục Thập Hoa Giáp là giáp vòng 60 năm.
2)Như: 1-Ất Sửu, 2-Ất Mão, 3- Ất Tỵ, 4-Ất Mùi, 5-Ất Dậu, 6-Ất Hợi,
Năm 1925 là Ất Sửu, thì 10 năm sau 1935 là Ất Hợi,…
+Hay Lục Đinh: 1-Đinh Sửu, 2-Đinh Mão, 3-Đinh Tỵ, 4-Đinh Mùi, 5-Đinh Dậu, 6-Đinh hợi,
+ Lục Nhâm: 1-Nhâm Tý, 2-Nhâm Dần, 3-Nhâm Thìn, 4-Nhâm Ngọ, 5-Nhâm Thân, 6-Nhâm Tuất
Tạo ra Lục Nhâm tướng Pháp, Lục Nhâm Đại Độn,…
Quy tắc tính hàng Can 2: Thập Can tương ứng 10 năm lặp lại 1 lần hàng Can
Canh (0)-Tất cả những năm như: 1900,1910,1920,1930,… đều là Canh, như 1900 là Canh Tý
Tân (1) -Tất cả những năm như: 1901,1911,1921,1931,… đều là Tân, như 1901 là Tân Sửu
Nhâm (2) -Tất cả những năm như: 1902,1912,1922,1932,… đều là Nhâm, như 1902 là Nhân Dần
Quý (3) -Tất cả những năm như: 1903,1913,1923,1933, đều là Quý, như 1903 là Quý Mão
Giáp (4) -Tất cả những năm như: 1904,1914,1924,1934,… đều là Giáp, như 1904 là Giáp Thìn
Ất (5) -Tất cả những năm như: 1905,1915,1925,1935,… đều là Ất, như 1905 là Ất Tỵ
Bính (6) -Tất cả những năm như: 1906,1916,1926,1936,… đều là Bính, như 1906 là Bính Ngọ
Đinh (7) -Tất cả những năm như: 1907,1917,1927,1937,… đều là Đinh, như 1907 là Đinh Mùi
Mậu (8) -Tất cả những năm như: 1908,1918,1928,1938,… đều là Mậu, như 1908 là Mậu Thân
Kỷ (9)-Tất cả những năm như: 1909, 1919,1929,1939,… đều là Kỷ, như 1909 là Kỷ Dậu.
Quy tắc tính hàng Can 3: Được gọi là Lục Thập Giáp là 60 năm lặp lại nguyên cả Can và Chi:
1.Như 1900 là Canh Tý cộng 60 năm sau là 1960 lại là Canh Tý tiếp, tiếp 60 năm nữa là 2020 cũng lại Canh Tý
2. Như 1901 là Tân Sửu cộng 60 năm sau là 1961 lại là Tân Sửu tiếp, tiếp 60 năm nữa là 2021 cũng lại Tân Sửu
3. Như 1902 là Nhân Dần cộng 60 năm sau là 1962 lại là Nhân Dần tiếp, tiếp 60 năm nữa là 2022 cũng lại Nhân Dần
4. Như 1903 là Quý Mão cộng 60 năm sau là 1963 lại là Quý Mão tiếp, tiếp 60 năm nữa là 2023 cũng lại Quý Mão,…
Bảng Tổ Hợp 60 Can Chi
1 – Giáp Tý | 21 – Giáp Thân | 41 – Giáp Thìn |
2 – Ất Sửu | 22 – Ất Dậu | 42 – Ất Tý |
3 – Bính Dần | 23 – Bính Tuất | 43 – Bính Ngọ |
4 – Đinh Mão | 24 – Đinh Hợi | 44 – Đinh Mùi |
5 – Mậu Thìn | 25 – Mậu Tý | 45 – Mậu Thân |
6 – Kỷ Tỵ | 26 – Kỷ Sửu | 46 – Kỷ Dậu |
7 – Canh Ngọ | 27 – Canh Dần | 47 – Canh Tuất |
8 – Tân Mùi | 28 – Tân Mão | 48 – Tân Hợi |
9 – Nhâm Thân | 29 – Nhâm Thìn | 49 – Nhâm Tý |
10 – Quý Dậu | 30 – Quý Tỵ | 50 – Quý Sửu |
11 – Giáp Tuất | 31 – Giáp Ngọ | 51 – Giáp Dần |
12 – Ất Hợi | 32 – Ất Mùi | 52 – Ất Mão |
13 – Bính Tý | 33 – Bính Thân | 53 – Bính Thìn |
14 – Đinh Sửu | 34 – Đinh Dậu | 54 – Đinh Tỵ |
15 – Mậu Dần | 35 – Mậu Tuất | 55 – Mậu Ngọ |
16 – Kỷ Mão | 36 – Kỷ Hợi | 56 – Kỷ Mùi |
17 – Canh Thìn | 37 – Canh Tý | 57 – Canh Thân |
18 – Tân Tỵ | 38 – Tân Sửu | 58 – Tân Dậu |
19 – Nhâm Ngọ | 39 – Nhâm Dần | 59 – Nhâm Tuất |
20 – Quý Mùi | 40 – Quý Mão | 60 – Quý Hợi |
Từ hàng Can-Chi đầu là Giáp-Tý đến cuối Quý-Hợi, là 60 năm tròn.
Tứ thời, Bát tiết-Bốn mùa: Xuân,Hạ, Thu, Đông
Tứ quý thường bao gồm: Mùa Xuân (hoa Mai), mùa Hạ (cây Trúc), mùa Thu (hoa Cúc) và mùa Đông (cây Tùng).
Hoặc Tứ -quý lại gồm: Mùa Xuân (hoa Lan), mùa Hạ (hoa Sen), mùa Thu (hoa Cúc) và mùa Đông (hoa Mơ).
春遊芳草地,
夏賞綠荷池,
秋飲黃菊酒,
冬吟白雪詩.
Tứ Phương Cập Bát Quái Tinh Ngũ Hành
Đông Tây Nam Bắc
Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài
Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ
Đông-Thanh long, Tây-Bạch hổ, Nam-Chu tước, Bắc-Huyền vũ
Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, Cửu tử ( đỏ )
Bốn phương và Tám hướng: Căn cứ vào bốn phương đầu tiên là Đông, Tây, Nam, Bắc mà lập thành tám hướng tính ngược chiều kim đồng hồ gồm: 1.Chính Đông, 2.Đông Bắc, 3.Chính Bắc, 4.Tây Bắc, 5.Chính Tây, 6.Tây Nam, 7.Chính Nam, 8.Đông Nam, mỗi hướng 45 độ.
Tám hướng này lại chia nhỏ thành 24 phương vị, mỗi phương vị 15 độ .
Ngoài ra, trong bản tin Dự báo thời tiết, người ta còn tính thêm Tám hướng phụ nữa: Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Bắc, Tây Tây Nam, Bắc Đông Bắc, Bắc Tây Bắc, Nam Đông Nam, Nam Tây Nam.
Ngoài tám hướng trên còn có thêm hai hướng nữa là Thiên thượng (trên trời) và Thiên hạ (dưới Trời-đất) như cách nói “mười phương chư Phật”.
Năm, tháng, ngày, giờ ( Theo âm lịch )
( 01.Niên, 02.nguyệt, 03.nhật, 04.thời )
01. Niên– Năm gồm Giáp tý, Ất sửu, Bính dần,…
(60 năm sau quay vòng lặp lại năm Giáp tý, nên năm Giáp tý tiếp theo là năm thứ 61…)
02. Nguyệt- 12 Tháng Âm lịch và 12 con Giáp
- Tháng 1 (Tháng Giêng) là tháng Dần
- Tháng 2 là tháng Mão
- Tháng 3 là tháng Thìn
- Tháng 4 là tháng Tỵ
- Tháng 5 là tháng Ngọ
- Tháng 6 là tháng Mùi
- Tháng 7 là tháng Thân
- Tháng 8 là tháng Dậu
- Tháng 9 là tháng Tuất
- Tháng 10 là tháng Hợi
- Tháng 11 là tháng Tý
- Tháp 12 (Tháng Chạp) là tháng Sửu.
03. Nhật- Ngày gồm tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày đối với âm lịch,
Đối với những năm bình thường thì 1 năm sẽ có 365 ngày. Trong đó có 7 tháng là 31 ngày, 4 tháng là 30 ngày và riêng tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày. Tuy nhiên, cứ trung bình 4 năm sẽ lại xuất hiện ngày nhuận và ngày nhuận đó chính là ngày 29/2 dư ra đối với lịch dương, thì năm đó sẽ có 366 ngày.
Một năm Âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm Dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải có thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều
12 trực, mỗi ngày ứng với một trực theo trình tự lần lượt là:
1. Trực Kiến; 2. Trực Trừ; 3: Trực Mãn; 4: Trực Bình; 5: Trực Định; 6: Trực Chấp; 7: Trực Phá; 8: Trực Nguy; 9: Trực Thành; 10: Trực Thâu; 11: Trực Khai; 12: Trực Bế.
Người xưa có câu: “Tháng nào trực nấy”, một năm có 12 tháng sẽ tương ứng như sau:
Tháng 1 (Tháng Dần) thì ngày có Trực Kiến sẽ bắt đầu từ ngày Dần sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 2 (Tháng Mão) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mão sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 3 (Tháng Thìn) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thìn sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 4 (Tháng Tỵ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tị sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 5 (Tháng Ngọ) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Ngọ sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 6 (Tháng Mùi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Mùi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 7 (Tháng Thân) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Thân sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 8 (Tháng Dậu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Dậu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 9 (Tháng Tuất) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tuất sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 10 (Tháng Hợi) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Hợi sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 11 (Tháng Tý) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Tý sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Tháng 12 (Tháng Sửu) thì ngày có Trực Kiên sẽ bắt đầu từ ngày Sửu sau đó sẽ luân chuyển cho đến hết tháng.
Các trực như: Trực Trừ, Trực Định, Trực Nguy, Trực Khai là bốn trực đem lại cát lợi hay còn gọi là Tứ Hộ Thần.
Hai trực là: Trực Chấp, Trực Kiến là bán cát bán hung tức là có cả tốt, cả xấu.
Sáu trực còn lại là: Trực Bế, Trực Mãn, Trực Bình, Trực Phá, Trực Thành, Trực Thu là thần hung mang nhiều điềm xấu.
Kiến, mãn, bình, thu hắc
Trừ, nguy, định, chấp hoàng
Thành, khai giai khả dụng
Phá, bế bất tương đương.
Theo tử vi Lục Diệu, 6 ngày hoàng đạo
01.Minh Đường Hoàng đạo
02.Kim Đường Hoàng đạo
03.Kim quỹ Hoàng đạo
04.Thanh long Hoàng đạo
05.Tư mệnh Hoàng đạo
06.Ngọc đường Hoàng đạo
Ứng với 6 cặp tháng trong năm, sẽ có các ngày hoàng đạo dưới đây, chỉ tính theo Âm lịch
Tháng 1 và tháng 7: Ngày hoàng đạo gồm Tý, Thìn, Tỵ
Tháng 2 và tháng 8: Ngày hoàng đạo gồm Dần, Ngọ, Mùi
Tháng 3 và tháng 9: Ngày hoàng đạo gồm Thìn, Thân, Dậu
Tháng 4 và tháng 10: Ngày hoàng đạo gồm Ngọ, Tuất, Hợi
Tháng 5 và tháng 11: Ngày hoàng đạo gồm Thân, Tý, Sửu
Tháng 6 và tháng 12: Ngày hoàng đạo gồm Tuất, Dần, Mão
Tính ngày hắc đạo
Trong mỗi ngày và mỗi giờ sẽ có sự cai quản luân phiên của các vị thần thiện và ác, do đó ứng với 6 ngày hoàng đạo, sẽ có 6 ngày hắc đạo chính như sau:
Thiên lao hắc đạo
Bạch hổ hắc đạo
Câu trần hắc đạo
Thiên hình hắc đạo
Huyền vũ hắc đạo
Chu tước hắc đạo
Ứng với 6 tháng trong năm sẽ bao gồm các ngày hắc đạo dưới đây, chỉ tính theo Âm lịch:
Tháng 1 và tháng 7: Ngày hắc đạo gồm Ngọ, Mùi, Dần
Tháng 2 và tháng 8: Ngày hắc đạo gồm Dậu, Sửu, Thìn
Tháng 3 và tháng 9: Ngày hắc đạo gồm Tỵ, Mão, Hợi
Tháng 4 và tháng 10: Ngày hắc đạo gồm Dần, Tuất, Dậu
Tháng 5 và tháng 11: Ngày hắc đạo gồm Tý, Mão, Mùi
Tháng 6 và tháng 12: Ngày hắc đạo gồm Sửu, Thân, Tuất
04. Thời- 24 giờ và 12 con Giáp
Giờ Tý từ 23h-01h, Sửu từ 01h-03h, Dần từ 03h-05h, Mão từ 05h-07h, Thìn từ 07h-09h, Tỵ từ 09h-11h, Ngọ từ 11h-13h, Mùi từ 13h-15h, Thân từ 15h-17h, Dậu từ 17h-19h, Tuất từ 19h-21h, Hợi từ 21h-23h
Các giờ chẵn như 02h, 04h, 06h,… là chính giờ
Các giờ lẻ như 01h, 03h, 05h,… là giao thời giữa giờ nọ và giờ kia.
Một đêm chia làm 5 Canh, bắt đầu trời tối là giờ Tuất 19h-21h là canh Một, giờ Hợi từ 21h-23h là canh Hai, giờ Tý từ 23h-01h là nửa đêm canh Ba, giờ Sửu từ 01h-03h là canh Tư, giờ Dần từ 03h-05h là canh Năm tức trời sáng.
Đêm chia làm 5 Canh và Ngày liền tiếp vào thành ra 6 Khắc:
Nếu 5 canh nhân với 2 tiếng (h) bằng 10 tiếng(h) là đêm, thừa 2 tiếng(h)
Và ngày 6 Khắc nhân 2 tiếng (h) bằng 12 tiếng(h) là ngày.
+ Cộng chung 2 tiếng (h) đêm, bằng 120 phút, chia lại 6 Khắc thì mỗi Khắc thêm 20 phút nữa.
Vậy Một ngày có 6 khắc, được tính cụ thể như sau:
- Khắc 1: Được tính từ 5 giờ sáng đến 7 giờ 20 phút
- Khắc 2: Được tính từ 7 giờ 20 phút đến 9 giờ 40 phút
- Khắc 3: Được tính từ 9 giờ 40 phút sáng đến 12 giờ trưa
- Khắc 4: Được tính từ 12 giờ trưa đến 14 giờ 20 phút
- Khắc 5: Được tính từ 14 giờ 20 phút đến 16 giờ 40 phút
- Khắc 6: Được tính từ 16 giờ 40 phút đến 19h tối
Với cách tính này thì ban ngày dài 14 tiếng còn ban đêm dài 10 tiếng (h) đồng hồ.
Trong thơ ca cũng thường đề cập:
“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u”
Hoặc
” Ngày sáu khắc thẩn thờ mong tin nhạn,
Đêm năm canh chờ đợi tháng ngày trôi! “
Người xưa quan niệm:
Nhân sinh ư Dần 人 生 于 寅
(Con người sanh ra ở hội Dần).
Bảo hộ nhân sinh Dần
保 護 人 生 寅
( Giờ Dần bảo hộ-bản mệnh con người)
Nhất niên chi kế tại ư Xuân 一 年 之 計 在 于 春
(Kế hoạch trong 1 năm phải được bắt đầu ở mùa Xuân).
Nhất nhật chi kế tại ư Dần 一日之 計 在 于 寅
(Kế hoạch trong 1 ngày phải được bắt đầu ở giờ Dần).
Hoặc câu:
Xuân-sinh, Hạ-trưởng, Thu-thâu, Đông-tàng.
Hay
Thiên hữu tứ thời Xuân tại thủ
Nhân sinh bách hạnh Hiếu vi tiên
( trời đất bốn mùa, thì mùa xuân trước nhất
Người có muôn hạnh, thì hạnh Hiếu được coi làm đầu)
Phân loại 24 tiết khí trong năm: Chia làm 4 loại như sau:
1. Biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
2.Biểu thị cho nhiệt độ thay đổi có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
3. Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
4. Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
Nguyên văn :
春雨驚春清穀天
夏滿芒夏暑相連
秋處露秋寒霜降
冬雪雪冬小大寒
每月兩節不變更
最多相差一兩天
上半年來六、廿一
下半年是八、廿三
Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên
Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên
Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng
Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn
Mỗi nguyệt lưỡng tiết bất biến canh
Tối đa tương sai nhất lưỡng thiên
Thượng bán niên lai Lục, Chấp nhất
Hạ bán niên thị Bát, Chấp tam.
Nghĩa:
Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ
Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử
Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng
Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn
Mỗi tháng hai tiết không thay đổi
Chênh lệch tối đa một hoặc hai ngày
Trong nửa đầu năm, sáu, hai mươi mốt
Trong nửa cuối năm, tám, hai mươi ba.