Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Đức Phật Và Nhân Sinh

Chia sẻ giáo lý đạo Phật

Nguyên ý nghĩa chữ Gia Phả “家譜”, gồm chữ “Gia” là Nhà, chữ “Phả” hoặc “Phổ” là Sách, sổ ghi chép luật lệ, phép tắc trong gia đình. Gia Phả hay còn gọi là Gia Phổ, là Sổ sách ghi chép của gia đình, cũng giống với Tộc Phả, Sổ sách ghi chép trong dòng Họ; cũng có khi gọi là Ngọc phả, Phả Ký, Phả Truyền,… Nói chung lại là một văn bản ngắn gọn ghi chép lịch sử của gia đình, dòng họ nào đó.

Căn cứ, bắt chước từ các bút tích sử liệu rộng lớn của đất nước, các học sĩ thời xưa đã biên soạn, rút gọn ra một loại sách gọi chung là Gia Phả. Mục đích ghi chép lại nguồn gốc dòng giống, Họ mạc của gia đình, Họ hàng nhà mình để lưu truyền lại cho con cháu đời sau được rõ. Với quan niệm “Thuỷ hữu nguyên, Mộc hữu bản”, nghĩa là Cây có cội, nước có nguồn.

Mẫu Sơ đồ Gia Phả

Để ghi chép lại nguồn gốc, bút tích cho gia đình, dòng họ mình thì tất cả đều mong muốn ghi chép về sự cao quý, tốt đẹp, sáng ngời cho dòng dõi của mình. Từ quan niệm này cho thấy dù hay, dở, dù biết viết hay mượn người chữ nghĩa văn chương viết thì mục đích đều giống nhau. Bởi bản Gia-phả ngày trước đa phần là bằng Hán-nôm, không mấy người rành rọt, am tường. Thế nên trong Gia-phả ghi chép các từ ngữ như Cao Tổ Khảo, Cao Tổ Tỷ, Tằng Tổ Khảo, Tằng Tổ Tỷ,… mọi người cũng không nắm rõ là ai, ông hay bà. Các từ như Quý-công, Nhụ-nhân, Phủ-quân, Chính-thất, Thứ-thất, Tiên-sinh,… cũng không biết ám chỉ, hay dùng gọi ai và có ý nghĩa gì. Nói chung thấy mọi người gọi hay dùng thì bắt chước dùng theo, tên Huý, tên Tự, Thuỵ, Hiệu dùng như thế nào.

Ví như có tên Nguyễn quý công huý Minh tự Phúc Thiện, hiệu Chính Cần phủ quân chân linh, đại khái là ông Nguyễn Minh thế thôi, tên Tự là Phúc Thiện, có hiệu là Chính Cần còn họ Nguyễn gì thì cũng chưa rõ. Bởi có họ Nguyễn Đình, hay Nguyễn Bá, Nguyễn Văn,…thế nên ngày trước ghi dài dòng như vậy để ca tụng xưng dương đức hạnh, công trạng của ông, cha mình cho người khác biết. Như ngày nay có ghi vậy cũng chẳng ai quan tâm, chức tước phẩm vị nó chỉ là cái Danh mà thôi, tuỳ thời thế xã hội, quan điểm chứ cũng chỉ là hư Danh thì có đâu mà bắt chước. Chúng tôi chỉ mắc cười khi con, cháu bây giờ không hiểu lại cho rằng tên cụ nhà mình là vậy ví như Đỗ quý công, xong đến cụ bà cũng bảo là Đỗ Thị quý công,… còn thực tế tên gì cũng chẳng biết. Tự cho rằng cụ tên như vậy, hay như cụ nhà mình là cụ Binh Vượng thì bảo là Đỗ Binh Vượng. Thực tế chữ “Binh” là lính tráng, ý nói cụ đó đi lính tráng cho Quan lại mà thôi chứ hay ho gì.

Thế có chỗ ghi là Chính Thất Phu Nhân tên gì đó… con cháu không hiểu cũng tự hào là Phu nhân,… không biết rằng đã có Chính-thất ( Vợ cả) ắt phải có Thứ-thất ( Vợ hai), Trắc thất ( Vợ ba). Tuỳ từng gia đình nhưng cũng thuộc dòng gia thế “Trâm anh” , khổ nỗi chữ nghĩa Hán-nôm con cháu không rành nên mơ hồ. Cộng thêm phần đất nước chiến tranh loạn lạc, đế chế triều đại đổi thay, có khi phải “mai danh ẩn tích”, thay tên đổi họ. Đơn cử như thời nhà Trần truy sát con cháu nhà Lý, thời nhà Mạc khi mãn Triều cũng bị truy sát, con cháu dòng giống loạn lạc phải thay tên, đổi họ, có chỗ ghi là họ Mạc đổi ra tới 40 họ khác nữa. Trong đó có họ Lưu, họ Lều chúng tôi được biết ngày nay là con cháu nhà Mạc xưa. Nhà Mạc chấm dứt từ khoảng năm 1677, như vậy về Gia-phả lâu xa nhiều đời cũng khó mà xác thực.

Căn cứ từ lịch sử thực tế của đất nước, trải qua thời kỳ chiến tranh loạn lạc, đói kém con cháu phải tha phương khắp nơi. Tận năm 1975 đất nước mới được thống nhất tạm ổn định, nhân dân bắt đầu công cuộc xây dựng kiến thiết gia đình, đất nước. Người còn, người mất, kinh tế khó khăn, việc thờ cúng, mồ mả Tổ tiên cũng bị ảnh hưởng theo. Những gia đình, dòng họ nào còn giữ được cuốn sách Gia-phả gốc chữ Hán-nôm cũng rất là ít. Đa phần những cuốn sách Gia-phả ngày nay là bằng chữ Việt, đã được sao chép, thêm bớt, không còn nguyên bản gốc, theo kiểu “ Tam sao thất bản”. Ý nói ba lần sao chép là mất gốc. Tận khoảng những năm 2000 trở về đây kinh tế phát triển, việc xây dựng nhà thờ Họ, mồ mả tổ tiên, thờ cúng mới được khởi sắc. Các dòng họ thi nhau phân chia dòng dõi, bề bậc, vai vế, Nội-ngoại gia tộc để thờ cúng, từ đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề. Việc tìm về nguồn cội, ghi nhớ nguồn gốc công ơn Tổ-tiên là việc làm cao quý tốt đẹp đó là lẽ đương nhiên cần ca tụng. Nhưng cũng không quá nặng nề vì dòng dõi hay vai vế mà đánh mất giá trị thực tế cuộc sống hiện tại. Bởi cái lẽ câu nói “ Xanh đầu con ông Bác, bạc đầu con ông Chú” cũng vì đó mà ảnh hưởng đến cuộc sống văn hoá của gia đình, làng xóm. Người già, hay người trẻ ở trong phạm vi của một làng xã không họ Nội-tộc thì ắt cũng có liên quan đến họ Ngoại-tộc. Thế nên trong cuộc sống giao tiếp, không sao tránh khỏi những câu chào hỏi xưng hô vai vế bị khập khiễng trong văn hoá Việt. Có thể ít tuổi đời nhưng vị trí vào bậc cha, chú; người nhiều tuổi, tóc bạc mà vẫn thuộc hệ con cháu, vì là Họ-hàng là phải thế. Vậy nên xưng hô và giao tiếp sao cho hoà nhã, hợp tình hợp lý trong từng hoàn cảnh công việc thực tế, tránh những va chạm không đáng có về vai vế, tuổi tác. Không vì việc xưng hô, vai vế quá nặng nề mà ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình.

Trên đây là chúng tôi đưa ra một số khái niệm về ý nghĩa của một văn bản Gia-phả, theo Sơ đồ hiện đại như ngày nay. Còn Bộ sách Gia-phả theo lối cổ văn ngày trước thì phải dùng chữ Hán-nôm, viết dọc từ trên xuống dưới từ tay Phải qua tay Trái. Theo lối văn bản Sớ-sách cổ xưa, ngày nay ít người viết và sử dụng được văn bản Hán-nôm. Trong bộ sách Gia-phả cổ xưa ghi chép chi tiết Họ tên, thuỵ hiệu, chức tước năm sinh và năm mất chi tiết của từng người trong gia đình. Nên bộ sách Gia-phả cổ xưa rất kỳ công trang nhã, có giá trị về mọi mặt từ thẩm mỹ đến vấn đề tâm linh. Ngày nay không mấy ai làm được theo lối cổ, chính vì vậy mà các bộ Gia-phả chữ Việt thi nhau ra đời theo kiểu mô hình Sơ-đồ như trên trình bày. Chúng tôi có nhân duyên khi lược dịch giúp bộ Gia-phả của họ Lưu-Lều từ gốc họ Mạc hiện tại vẫn còn Bản-gốc tại thôn Tả Hà xã Văn Lý, Lý Nhân, Hà Nam như ảnh dưới đây:

Họ Mạc ở Ngô Khê, Hà Nam

Sách ghi rõ: ” Mạc Thị Liệt Chi Gia Phả Chí. Ngô Khê. Hữu Phái Ất Chi, Mạc Đình Tư Phụng Đính”

Nghĩa là : Sách Gia-phả ghi chép, liệt kê các Chi của dòng họ Mạc.

Ngô Khê ( địa danh tên Làng).

Phái Hữu ( phái cả, phái 1), thuộc chi thứ 2, ông Mạc Đình Tư là người vâng mệnh ghi chép, sửa chữa thành sách Gia-phả. Nhưng ở vùng này họ Mạc đã chuyển sang họ Lều rồi, Đời 1 của Ngô Khê, Hữu Phái là ông Lều Phúc Hoà.

Họ Mạc-Lều ở Ngô Khê thuộc Hữu Phái- Phái 1

Bởi trong bộ Gia-phả này có Tả-hà-phái, đối lại với Hữu-phái của Ngô Khê, nên đặt tên là Tả Hà (Bên trái con Sông Châu-giang). Trong sách này còn ghi: ” Hải Dương Mạc Thị Liệt Vị Tiên Linh”, tức là liệt kê các vị Tiên tổ của họ Mạc ở tỉnh Hải Dương. Trong đó cũng ghi ” Đĩnh Chi chi trưởng tử”, là nói ông Mạc Đĩnh Chi là con trưởng của đời thứ 2 ở Hải Dương. Ông là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên thời nhà Trần năm Giáp Thìn khoa, tên huý là Mạc Đĩnh Chi, tự hiệu là Tiết Phu.

Họ Mạc ở Hải Dương
Họ Mạc từ Trung Quốc

Từ đây cho thấy họ Mạc bắt nguồn từ Trung Quốc, bởi sách ghi: “Quảng Đông tỉnh, Đông Quản huyện, Tiêu Lợi thôn. Mạc Thị Hiển Tổ Liệt Tiên LInh”. Đại ý nói Cha ông, tổ tiên của họ Mạc bắt nguồn từ Thôn Tiêu Lợi, huyện Đông Quản, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc xưa. Đời Tổ thứ nhất là Trạng Nguyên tiên triết là ông Tuyên Khanh. Đời thứ 2 là ông Mạc Tấn. Truyền đến đời thứ 16 là Mạc Ái Quang, vợ là họ Tạ, ( Theo quyển Gia-phả cổ này, các bà vợ không có ghi rõ tên chỉ ghi mỗi Họ ), bà họ Tạ thì ghi là Tạ thị.

   Theo các dữ liệu có được, chúng tôi đã phiên dịch các mốc lịch sử từ quả Chuông chùa và  Danh tính ( họ tên) các gia chủ cúng tiến trong làng, được ghi trên quả Chuông. Nhưng khi hỏi các cụ bô lão từ 70 đến 80 tuổi về Họ tên các gia chủ (người cúng) ghi trên quả Chuông đó, tất cả đều không biết. Mà thực tế các gia chủ đó đều là các Cụ, tổ tiên của họ ở trong làng mà thôi. Mới có gần 200 năm mà đã không ai hay biết rồi vậy thử hỏi lấy đâu ra các cụ 10 đời, hoặc nhiều đời. Mỗi đời người trung bình ước tính khoảng 25 năm, từ Ông, Cha, Con, Cháu coi như đã khoảng 100 năm, mới được bốn hoặc năm đời. ( Tham khảo về  mốc lịch sử đúc quả Chuông chùa)

明 命 貳 拾 年拾月貳拾吉 日 本 社造鑄洪鐘

Minh Mạng, Nhị thập niên, Thập nguyệt, Nhị thập cát nhật, Bản xã tạo chú hồng chung.

Thời vua Minh Mạng, năm thứ 20 ( tức năm 1839 ), Tháng 10, ngày 20 tốt lành, đúc quả Chuông tại làng ( xã xưa), tính đến Năm 2023 là 184 năm

.紹治元年歲次辛丑玖月拾貳日造禱洪鐘

Thiệu Trị nguyên niên, tuế thứ Tân sửu, Cửu nguyệt, Thập nhị nhật tạo chú hồng chung.

Vua Thiệu Trị năm đầu Tân Sửu 1841,Ngày 12 tháng 9, đúc quả Chuông. Đến năm 2023 là 182 năm.

Tham Khảo Về Cách Xưng Hô Trong Việc Thờ Cúng Gia Tiên

Bản thân Mình ( Người Phụng-sự thờ cúng Gia-tiên), ít nhất có tuổi đời từ 25 đến 30 tuổi trở lên. Có gia đình Vợ-con đủ cả Nam và Nữ ( là tốt nhất) để duy trì dòng giống, Họ-hàng đó là lẽ đương nhiên. Theo quan điểm “ Tam thập nhi lập”,( Không phải quan điểm phong kiến trọng Nam khinh Nữ).Cách xưng hô này dành cho những người đã Mất ( chết), bản thân Mình là người Phụng-thờ. Khác với người còn sống, ví như Cha (Bố) còn sống Mình gọi là Thân-phụ, khi mất Mình gọi là Hiển-khảo. Mẹ còn sống Mình gọi là Thân-mẫu, hoặc Mẫu-thân, nhưng khi mất Mình gọi là Hiển-tỷ. Cách gọi Hiển-khảo và Hiển-tỷ đại ý nói công ơn Cha-mẹ to lớn lắm, dù đã Mất (qua đời ) rồi nhưng cũng như còn sống, không có gì sánh, ví bằng.

Đời 1: Đối với cụ Ông, ( Mình 身) gọi là: Cao Tổ Khảo 高祖考. Cụ bà gọi là:  Cao Tổ Tỉ 高祖妣 ( Kị nội  đã mất)

Đời 2: Đối với cụ Ông, ( Mình ) gọi là: Tằng Tổ Khảo 曾祖考. Cụ bà gọi là: Tằng Tổ Tỉ 曾祖 妣. ( Cụ nội  đã mất)

Đời 3: Đối với cụ Ông, ( Mình ) gọi là:  Tổ Khảo 祖考. Cụ bà gọi là: Tổ Tỉ 祖妣. ( Ông-bà nội  đã mất)

 Đời 4: Đối với cụ Ông, ( Mình ) gọi là: Hiển Khảo 顯 考. Cụ bà gọi là:  Hiển  Tỉ 顯 妣. ( Bố-mẹ đã mất)

Đời 5: Là Mình ( Người) đang sống Phụng-thờ các Đời trên, cứ thế dịch chuyển đến đời con cháu Mình. Trên cao xa hơn các Đời 1 nữa là liên quan đến Họ-tộc, lại thuộc phạm vi dòng họ gồm các Chi-nghành, Trưởng-thứ phân chia. Theo quan niệm Họ-tộc nếu mình không phải Trưởng-họ thì không được giữ (Thờ) ở nhà Thờ-họ, (tức là không được thờ). Mình không phải Trưởng-họ có thờ cũng không ai theo, còn 4 Đời liệt kê trên nếu là con Trai thì ai cũng nên Thờ ở tại gia đình của riêng mình.

Thực tế cuộc sống thường tình, thì Mình là người thờ cúng chí ít nhất cũng thường tầm 60 đến 70 tuổi đã có cháu nội rồi. Con người ta mới nghĩ đến việc Thờ-cúng Gia-tiên xa xôi, lâu dài về sau. Bởi đa phần lúc Trẻ-khoẻ đang no công việc làm ăn, sự nghiệp, gia đình, không có thời gian chăm no việc Thờ-cúng. Đến lúc tuổi sắp xế chiều, suy nghĩ xa xăm mới tính chuyện lâu dài… 

Tên gọi của các Cụ đã mất ngày xưa, ( đa phần là nhứng người có Chữ-nghĩa, học thức, phẩm vị)

Huý: tức là tên Khai sinh

Thuỵ: tức là tên được Vua, Quan ban tặng, hoặc do các Thầy đặt cho ( đa phần là các cụ Ông)

Hiệu: tức là tên tự đặt hoặc do các Thầy đặt cho ( đa phần là các cụ Bà)

Tự: tức là tên gọi khác hay biệt danh, hoặc vùng miền, hoặc do các Thầy đặt cho

Ví dụ: Nguyễn quý công huý Đình Minh tự Phúc Thiện, hiệu Chính Cần phủ quân chân linh

Về Hình Ảnh ĐThờ Cúng Các Cụ :

Nên chọn ảnh Trắng-đen là phù hợp nhất, đặc biệt những bức hình ảnh, chân dung Truyền-thần Trắng-đen ngày trước. Ngày nay công nghệ kỹ thuật số ảnh Trắng-đen càng đẹp và sắc nét hơn. Bởi những tấm ảnh Màu thường dùng cho người còn sống, ảnh Cưới, còn các cụ Gia-tiên là những Người được gọi là “Thiên cổ” phải dùng ảnh Trắng-đen. Vì mặc dù người vừa mất xong liền tức khắc được gọi là “Cố” vong linh, tức ý chỉ vong linh này là ra đi mãi mãi, xôi xôi, xưa lắm rồi, không còn có mặt ở trần gian nữa.